Giết người là một trong các hành vi vi phạm pháp luật và cũng là một hành vi vi phạm đạo đức con người. Vậy giết người trong trạng thái sử dụng ma túy có bị truy cứu?
Mục lục bài viết
1. Giết người trong trạng thái sử dụng ma túy có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Khoản 1 Điều 2 Luật Phòng, chống ma túy 2021 có giải thích rõ chất ma túy là một chất gây nghiện, chất hướng thần mà được quy định trong danh mục chất ma túy do Chính phủ ban hành. Như vậy, chất ma túy là một trong những loại chất gây nghiện, chất hướng thần được, việc sử dụng ma túy có thể gây nghiện và có rất nhiều tác hại cho sức khỏe. Ma túy có khả năng gây tổn hại cho hệ thần kinh, gây ra về tình trạng suy giảm sức kháng, và có thể dẫn đến tình trạng quá liên tục, viêm nhiễm, hoặc có thể dẫn đến tử vong. Ngoài tác động tiêu cực lên sức khỏe của con người, ma túy cũng có tiềm năng gây hại cho xã hội bằng cách gây ra tội phạm, đẩy những người dùng vào tình trạng bất ổn xã hội, và gây ra các vấn đề về an ninh và an toàn.
Điều 13 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bổ sung 2017 có quy định về phạm tội do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác, Điều này quy định người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do có dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự. Dưới góc độ y học thì có thể nhận thấy ma túy và những chất ma túy gồm nhiều loại khác nhau, nhưng nói chung chúng được xếp vào 2 nhóm là ức chế và kích thích thần kinh trung ương (não bộ). Heroin thuộc trong nhóm ức chế thần kinh trong khi hầu hết những ma túy còn lại thuộc nhóm kích thích (như đá, lắc, cỏ Mỹ, tem giấy, cocain…). Và thực tế đa số những người nghiện heroin khi lên cơn thường dùng rượu để khỏa lấp đi sự khó chịu này bằng cách uống thật say. Như vậy, nguyên nhân dẫn đến “Ảo giác” sau khi sử dụng ma túy hoàn toàn không phải là được hình thành một cách tự nhiên mà là nhờ sự tác động của một chất bị Nhà nước cấm nhưng người phạm tội vẫn sử dụng nên đó là hành vi cố ý, vì vậy, xác định việc sử dụng ma túy gây ra ảo giác, ảnh hưởng hệ thần kinh không phải thuộc trường hợp miễn trách nhiệm hình sự.
Như vậy, người đang trong trạng thái sử dụng ma túy mà có hành vi giết người thì vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người. Ngoài truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người (khi trong trạng thái sử dụng ma túy) thì người trong trạng thái sử dụng ma túy còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội sau:
– Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy;
– Tội tàng trữ trái phép chất ma túy;
– Tội vận chuyển trái phép chất ma túy;
– Tội mua bán trái phép chất ma túy.
2. Những hình phạt phải đối mặt đối với người có hành vi giết người trong trạng thái sử dụng ma túy:
Hình phạt có thể phải đối mặt đối với người có hành vi giết người trong trạng thái sử dụng ma túy cụ thể như sau:
2.1. Tội giết người:
– Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình, nếu thuộc một trong những trường hợp sau:
+ Giết từ 02 người trở lên;
+ Giết người mà dưới 16 tuổi;
+ Giết phụ nữ mà biết là đang có thai;
+ Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì các lý do công vụ của nạn nhân;
+ Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của chính mình;
+ Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
+ Để thực hiện hoặc để che giấu tội phạm khác;
+ Để lấy đi bộ phận cơ thể của nạn nhân;
+ Thực hiện tội phạm một cách man rợ;
+ Bằng cách lợi dụng về nghề nghiệp;
+ Bằng phương pháp mà có khả năng làm chết nhiều người;
+ Thuê giết người hoặc là giết người thuê;
+ Mang tính chất côn đồ;
+ Có tổ chức;
+ Cótái phạm nguy hiểm;
+ Vì động cơ đê hèn.
– Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm, nếu không thuộc các trường hợp vừa nêu trên.
2.2. Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy:
– Bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm, nếu tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào.
– Bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm, nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Phạm tội từ 02 lần trở lên;
+ Đối với từ 02 người trở lên;
+ Đối với người từ đủ 13 tuổi cho đến dưới 18 tuổi;
+ Đối với phụ nữ mà biết là đang có thai;
+ Đối với người mà đang cai nghiện;
+ Gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
+ Gây bệnh nguy hiểm cho những người khác;
+ Có tái phạm nguy hiểm.
-Phạt tù từ 15 năm đến 20 năm, nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên hoặc gây chết người;
+ Gây tổn hại cho sức khoẻ cho 02 người trở lên mà có tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
+ Gây bệnh nguy hiểm cho từ 02 người trở lên;
+ Đối với người mà dưới 13 tuổi.
– Phạt tù 20 năm hoặc tù chung thân, nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Gây tổn hại cho sức khoẻ của 02 người trở lên mà có tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
+ Làm chết từ 02 người trở lên.
2.3. Tội mua bán trái phép chất ma túy:
– Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm, nếu mua bán trái phép chất ma túy.
– Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm, nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Có tổ chức;
+ Phạm tội từ 02 lần trở lên;
+ Đối với từ 02 người trở lên;
+ Lợi dụng về chức vụ, quyền hạn;
+ Lợi dụng danh nghĩa của cơ quan, tổ chức;
+ Sử dụng người mà dưới 16 tuổi vào việc phạm tội hoặc bán ma túy cho người dưới 16 tuổi;
+ Qua biên giới;
+ Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca mà có khối lượng từ 500 gam đến dưới 01 kilôgam;
+ Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 mà có khối lượng từ 05 gam đến dưới 30 gam;
+ Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc những bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định mà có khối lượng từ 10 kilôgam đến dưới 25 kilôgam;
+ Quả thuốc phiện khô mà có khối lượng từ 50 kilôgam đến dưới 200 kilôgam;
+ Quả thuốc phiện tươi mà có khối lượng từ 10 kilôgam đến dưới 50 kilôgam;
+ Các chất ma túy khác ở thể rắn mà có khối lượng từ 20 gam đến dưới 100 gam;
+ Các chất ma túy khác ở thể lỏng mà có thể tích từ 100 mililít đến dưới 250 mililít;
+ Có tái phạm nguy hiểm.
– Phạt tù từ 15 năm đến 20 năm, nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca mà có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 05 kilôgam;
+ Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 mà có khối lượng từ 30 gam đến dưới 100 gam;
+ Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc những bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định mà có khối lượng từ 25 kilôgam đến dưới 75 kilôgam;
+ Quả thuốc phiện khô mà có khối lượng từ 200 kilôgam đến dưới 600 kilôgam;
+ Quả thuốc phiện tươi mà có khối lượng từ 50 kilôgam đến dưới 150 kilôgam;
+ Các chất ma túy khác ở thể rắn mà có khối lượng từ 100 gam đến dưới 300 gam;
+ Các chất ma túy khác ở thể lỏng mà có thể tích từ 250 mililít đến dưới 750 mililít.
– Phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình, nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca mà có khối lượng 05 kilôgam trở lên;
+ Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 mà có khối lượng 100 gam trở lên;
+ Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc những bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định mà có khối lượng 75 kilôgam trở lên;
+ Quả thuốc phiện khô mà có khối lượng 600 kilôgam trở lên;
+ Quả thuốc phiện tươi mà có khối lượng 150 kilôgam trở lên;
+ Các chất ma túy khác ở thể rắn mà có khối lượng 300 gam trở lên;
+ Các chất ma túy khác ở thể lỏng mà có thể tích 750 mililít trở lên.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bổ sung 2017.