Chống trả lại cướp gây chết người chịu trách nhiệm thế nào? Phòng vệ chính đáng có phải chịu trách nhiệm hình sự không?
Tóm tắt câu hỏi:
Trên đường đi học về, học sinh Quang (15 tuổi) bị 2 thanh niên cầm giao chặn lại để cướp tài sản. Giả sử trong lúc giằng co, Quang con giao với tên cướp, Quang đã đâm chết hoặc làm bị thương 1 tên cướp thì sẽ phải chịu trách nhiệm như thế nào?
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất, việc làm chết hoặc bị thương người tấn công căn cứ vào tất cả tình tiết của vụ án mà xác định được hành vi của học sinh đó là phòng vệ chính đáng hay không, nếu là phòng vệ chính đáng thì học sinh đó không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Điều 15. Phòng vệ chính đáng
1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.
2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.
Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự.
Để xác định hành vi đó có phải phòng vệ chính đáng hay không thì phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Việc thực hiện hành vi phòng vệ phải ngay tại thời điểm đang có hành vi tấn công hoặc người tấn công thực hiện hành vi đi liền trước (ví dụ: đang vung dao lên).
- Việc thực hiện hành vi phòng vệ nhằm vào người tấn công hoặc công cụ phương tiện của họ.
- Hành vi phòng vệ phải tương xứng với tính chất và mức độ hành vi tấn công xét trong các mặt: quan hệ xã hội bị xâm hại, đe dọa xâm hại; mức độ mãnh liệt của hành vi tấn công; tương quan lực lượng giữa bên tấn công và bên bị tấn công, hoàn cảnh cụ thể khác…
Luật sư
Thứ hai, nếu không đáp ứng đủ các điều kiện của chế định phòng vệ chính đáng thì hành vi của học sinh đó là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng và hành vi của học sinh đó có thể cấu thành Tội giết người do vựơt quá giới hạn phòng vệ chính đáng quy định tại Điều 93 hoặc Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng quy định tại Điều 106 “Bộ luật hình sự năm 2015” (sửa đổi, bổ sung năm 2009). Tuy nhiên, người 15 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội rất nghiêm trọng do cố ý và tội đặc biệt nghiêm trọng mà hai tội trên là tội ít nghiêm trọng và tội nghiêm trọng. Do vậy, học sinh Quang (15 tuổi) trong trường hợp này sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Mục lục bài viết
1. Đánh nhầm gây chết người thì bị xử lý như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư, em muốn hỏi vấn đề sau mong luật sư giải đáp giúp em. Em có mâu thuẫn với một người tên Hải do nghi ngờ anh ta có quan hệ bất chính với vợ em. Một hôm em theo dõi thấy vợ em đi ra ngoài và có một người đàn ông chờ lai đi. Em đoán là Hải nên đã nhặt 2 viên gạch đỏ đuổi theo đập liên tục vào đầu người đàn ông đó, sau đó em bỏ đi nhưng về sau em phát hiện ra đó không phải là Hải mà là người khác, tên Minh. Anh Minh được giám định là chấn thương sọ não dẫn đến tử vong, em muốn hỏi hành vi của em bị phạm vào tội gì? Hình phạt tù là bao nhiêu năm? Em xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Hành vi phạm tội của bạn cấu thành: Tội giết người (Điều 93 Bộ luật hình sự)
Tội giết người trực tiếp xâm phạm quyền sống của con người. Giết người là hành vi trái pháp luật của người có năng lực trách nhiệm hình sự cố ý tước bỏ quyền sống của người khác. Hành vi tước đoạt tính mạng người khác được hiểu là hành vi có khả năng gây ra cái chết cho con người, chấm dứt sự sống của họ. Mặt khách quan của tội giết người được thể hiện ở hành vi tước bỏ quyền sống người khác một cách trái pháp luật bằng những thủ đoạn và phương tiện khác nhau gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội.
Qua nghiên cứu tình huống trên xét thấy hành vi của bạn thỏa mãn đủ điều kiện cấu thành Tội giết người (Điều 93 Bộ luật hình sự).
- Khách thể của tội phạm: bạn đã xâm phạm quyền sống của anh Minh cụ thể ở đây là tước đoạt tính mạng của Minh. Trong tình huống trên, bạn đã dùng gạch đập liên tục vào đầu của anh Minh- người mà bạn tưởng là Hải. Hậu quả: nạn nhân chết do bị đánh vỡ đầu.
- Mặt khách quan của tội phạm:
Hành vi: đã thực hiện hành vi tước đoạt trái pháp luật tính mạng của Minh bằng hành động: dùng gạch đập liên tục vào đầu nạn nhân.
Hậu quả: anh Minh chết. Giám định pháp y kết luận: Anh Minh chết do bị đánh vỡ đầu.
Mối quan hệ nhân quả: Giữa hành vi của bạn và cái chết của Minh có mối quan hệ nhân quả với nhau, hành vi đã của bạn đã trực tiếp dẫn đến hậu quả là Anh Minh chết.
- Chủ thể của tội phạm: Chủ thể của tội phạm trong trường hợp này là bạn đã đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự
Như vậy, bạn đã phạm tội giết người theo Điều 93 Bộ luật Hình sự Việt Nam.
2. Trách nhiệm khi phơi thóc lòng đường vô ý làm chết người
Tóm tắt câu hỏi:
Em trai tôi có đèo vợ 2 đứa con trên một chiếc xe máy bị ngã, hậu quả là vợ chết. Nguyên nhân bị ngã do có một gia đình chiếm lòng đường phơi thóc, để lại mép đường khoản 30cm; khi đó tránh xe đi ngược chiều nên tránh sang bạt phơi thóc thì bánh trước xe chạm vào khúc gỗ tròn kê ở dưới bạt to bằng cổ chân làm xe nhấc bổng lên bị ngã. Xin hỏi, em trai tôi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì làm chết vợ hay không? Người đã lấn chiếm đường phơi thóc có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không và có phải bồi thường thiệt hại cho gia đình em trai tôi không ?
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất, em trai bạn là do gặp chướng ngại vật trên đường nên bị ngã xe, dẫn đến hậu quản là người đi cùng chết. Trong trường hợp này em trai bạn không có bât cứ hành vi vi phạm nào nên không phải chịu trách nhiệm về cái chết của vợ.
Thứ hai, vì lòng đường là nơi để phương tiện đi lại tuy nhiên do có một gia đình chiếm lòng đường phơi thóc, khúc gỗ tròn kê ở dưới bạt to gây cản trở giao thông dẫn hậu quả xảy ra va chạm giao thông và thiệt hại về tính mạng cho người vợ đó. Đây là hành vi phạm tội được quy định tại điểm b khỏan 1 Điều 203 “Bộ luật hình sự năm 2015” (sửa đổi, bổ sung năm 2009).
Điều 203. Tội cản trở giao thông đường bộ
1. Người nào có một trong các hành vi sau đây cản trở giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:
a) Đào, khoan, xẻ trái phép các công trình giao thông đường bộ;
b) Đặt trái phép chướng ngại vật gây cản trở giao thông đường bộ;
c) Tháo dỡ, di chuyển trái phép, làm sai lệch, che khuất hoặc phá huỷ biển báo hiệu, các thiết bị an toàn giao thông đường bộ;
d) Mở đường giao cắt trái phép qua đường bộ, đường có giải phân cách;
đ) Lấn chiếm, chiếm dụng vỉa hè, lòng đường;
e ) Lấn chiếm hành lang bảo vệ đường bộ;
g) Vi phạm quy định về bảo đảm an toàn giao thông khi thi công trên đường bộ;
h) Hành vi khác gây cản trở giao thông đường bộ.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Tại các đèo, dốc và đoạn đường nguy hiểm;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.
4. Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến hai mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.
3. Bẫy chuột bằng dây điện gây chết người xử lý như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Người dân bẫy chuột bằng dây điện, ông hàng xóm bên cạnh nhà đi nhậu về say bị giật điện chết quy vào lỗi gì? Hành vi nào của ông đó bị cấu thành tội phạm? Có gì khác nếu ông đó dùng dây điện để chống trộm chứ không phải chống chuột?
Luật sư tư vấn:
– Căn cứ Điều 59 Luật điện lực năm 2004 quy định về sử dụng điện làm phương tiện bảo vệ trực tiếp như sau:
“Điều 59. Sử dụng điện làm phương tiện bảo vệ trực tiếp
1. Sử dụng điện làm phương tiện bảo vệ trực tiếp là dùng nguồn điện có mức điện áp thích hợp đấu nối trực tiếp vào hàng rào, vật cản, vật che chắn của khu vực được bảo vệ (sau đây gọi chung là hàng rào điện) để ngăn cản việc xâm phạm khu vực được bảo vệ và phát tín hiệu báo động cho người bảo vệ khu vực đó biết.
2. Sử dụng điện làm phương tiện bảo vệ trực tiếp chỉ được thực hiện khi sử dụng các biện pháp bảo vệ khác không hiệu quả và phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
3. Hàng rào điện phải được thiết kế, lắp đặt tránh được mọi tiếp xúc ngẫu nhiên đối với người và gia súc, có biển báo nguy hiểm, không gây ảnh hưởng tới hoạt động của hệ thống điện, không gây nguy hiểm cho khu vực lân cận và môi trường sống. Người quản lý, sử dụng hàng rào điện phải được đào tạo, huấn luyện chuyên môn, nghiệp vụ về điện.
4. Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình quy định khu vực được phép sử dụng hàng rào điện.
5. Bộ trưởng Bộ Công nghiệp quy định tiêu chuẩn và điều kiện sử dụng điện làm phương tiện bảo vệ trực tiếp.”
– Căn cứ Khoản 7 Điều 7 Luật điện lực năm 2004 quy định về các hành vi bị cấm trong hoạt động điện lực và sử dụng điện như sau:
“7. Sử dụng điện để bẫy, bắt động vật hoặc làm phương tiện bảo vệ, trừ trường hợp được quy định tại Điều 59 của Luật này.”
Như vậy, hành vi sử dụng điện để bẫy, bắt động vật hoặc làm phương tiện bảo vệ mà không được phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì đều là hành vi bị nghiêm cấm.
Trong trường hợp sử dụng điện để bẫy chuột nhưng lại gây thiệt hại về tính mạng cho người khác thì ngưởi sử dụng điện phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; phải chịu hình thức xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng điện vào mục đích bẫy, bắt động vật trái quy định của pháp luật; ngoài ra còn cấu thành tội phạm hình sự theo quy định.
Thứ nhất, trách nhiệm dân sự:
– Căn cứ Điều 601 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra như sau:
“Điều 601. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.
Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải vận hành, sử dụng, bảo quản, trông giữ, vận chuyển nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật.
2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
3. Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ trường hợp sau đây:
a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;
b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
4. Trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại.
Khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.”
Thứ hai, trách nhiệm về hành chính:
– Căn cứ Điểm đ Khoản 4 Điều 15 Nghị định 134/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực an toàn điện như sau:
“4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
đ) Sử dụng điện để bẫy, bắt động vật hoặc làm phương tiện bảo vệ trực tiếp trái quy định của pháp luật;”
Như vậy, đối với hành vi sử dụng điện để bẫy, bắt động vật hoặc làm phương tiện bảo vệ trực tiếp trái quy định của pháp luật thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
Thứ ba, trách nhiệm hình sự:
– Căn cứ Điều 93 Điều 98 “Bộ luật hình sự năm 2015” quy định về tội vô ý làm chết người như sau:
“Điều 98. Tội vô ý làm chết người
1. Người nào vô ý làm chết người thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội làm chết nhiều người thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.”
“Điều 93. Tội giết người
1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Giết nhiều người;
b) Giết phụ nữ mà biết là có thai;
c) Giết trẻ em;
d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng;
g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;
k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;
l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;
m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;
n) Có tính chất côn đồ;
o) Có tổ chức;
p) Tái phạm nguy hiểm;
q) Vì động cơ đê hèn.
2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.”
Trong trường hợp sử dụng nguồn điện nguy hiểm để chống trộm thì chứng tỏ người sử dụng nguồn điện đã nhận thức rõ nguồn điện này có thể gây thiệt hại cho tính mạng của người khác nhưng hậu quả chết người nằm ngoài mong muốn của người răng dây. Do đó, hành vi này có thể cấu thành tội phạm về vô ý làm chết người theo quy định tại Điều 98 “Bộ luật hình sự năm 2015” nêu trên.
Tuy nhiên, đối với tội phạm hình sự thì việc kết luận chính xác tội danh phụ thuộc vào kết luận điều tra của cơ quan điều tra trong từng trường hợp cụ thể.
4. Mắc dây điện 220V để chống trộm gây chết người
Tóm tắt câu hỏi:
Trong khoảng 1 tháng, nhà ông Lý Văn Bình (45 tuổi) bị kẻ trộm 4 lần vào nhà bắt trộm gà. Để chống trộm, ông Bình đã giăng dây thép xung quanh vườn nhà rồi nối dây thép với dây điện. Tối đến, trước khi đi ngủ ông Bình cắm dây điện này vào nguồn điện 220 V. Việc ông Bình sử dụng điện để chống trộm đã được Trưởng thôn Lê Văn Tám nhắc nhở nhưng ông Bình không chấm dứt mà còn tuyên bố “Ai mà vào ăn trộm, điện sẽ giật chết”. Sáng ngày 8/8/2014, ông Bình ngủ dậy phát hiện một thanh niên bị điện giật chết. Qua điều tra xác minh, nạn nhân là Lý Văn Tâm người cùng xã, là đối tượng cờ bạc, nghiện hút thuốc phiện, đã từng bị xử phạt hành chính về hành vi trộm cắp tài sản. Các tình tiết trên là đúng và qua điều tra xác minh Bình phạm tội. Hãy xác định và phân tích các yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định của luật Hình sự?
Luật sư tư vấn:
Ông Bình phạm tội giết người theo quy định tại khoản 2 Điều 93 Bộ luật Hình sự
Theo Điều 93 Bộ luật hình sự 1999 quy định về tội giết người như sau:
“Điều 93. Tội giết người
1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Giết nhiều người;
b) Giết phụ nữ mà biết là có thai;
c) Giết trẻ em;
d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng;
g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;
k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;
l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;
m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;
n) Có tính chất côn đồ;
o) Có tổ chức;
p) Tái phạm nguy hiểm;
q) Vì động cơ đê hèn.
2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.”
Mặt chủ quan: Lỗi của ông Bình là lỗi cố ý trực trực tiếp. Cụ thể là ông bình đã được Trưởng thôn Lê Văn Tám nhắc nhở nhưng ông Bình không chấm dứt mà còn tuyên bố “Ai mà vào ăn trộm, điện sẽ giật chết.” Điều này chứng tỏ, ông Bình đã thấy trước hậu quả chết người có thể xảy ra và mong muốn hậu quả đó xảy ra nên đã thực hiện hành vi phạm tội.
Mặt khách quan: Hành vi khách quan trong trường hợp này là giăng dây thép xung quanh vườn nhà rồi nối dây thép với dây điện, tối đến, trước khi đi ngủ ông Bình cắm dây điện này vào nguồn điện 220V.
Chủ thể: Chủ thể của tội giết người là chủ thể thường. Theo quy định tại Điều 12 “Bộ luật hình sự 2015”, người từ đủ 14 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự về tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng; từ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. Trong trường hợp này ông Bình đã 45 tuổi nên ông bình phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
Khách thể: khách thể của tội giết người là quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng của con người. Trong trường hợp này, hành vi của ông Bình đã xâm phạm đến tính mạng của anh Lý Văn Tâm.
5. Trách nhiệm khi mắc dây điện không cố ý gây chết người
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư. Tôi có câu hỏi sau xin luật sư giải đáp. Mẹ tôi đi làm ruộng và bị điện giật tử vong. Dây điện này do một hộ gia đình tự ý kéo từ một hộ khác để sử dụng và kéo qua ruộng rẫy nhà chúng tôi mà không được sự cho phép từ gia đình. Vậy kính mong luật sư giải đáp.
Luật sư tư vấn:
Theo thông tin bạn cung cấp thì mẹ bạn đi làm ruộng và bị điện giật tử vong. Dây điện này do một hộ gia đình tự ý kéo từ một hộ khác để sử dụng và kéo qua ruộng nhà bạn mà không được phép từ phía gia đình. Qua thông tin, bạn không nói rõ, hộ gia đình kia kéo dây từ một hộ khác để nhằm mục đích gì, chống trộm hay để đặt bẫy diệt chuột, diệt côn trùng phá hoại. Tuy nhiên, việc hộ gia đình này tự ý sử dụng, kéo đường dây điện từ một hộ gia đình khác, kéo qua ruộng nhà bạn mà gia đình bạn không biết và không đồng ý, đồng thời không có các biện pháp đảm bảo an toàn.
Trong trường hợp này, hộ gia đình kéo dây điện đã có hành vi vi phạm trong hoạt động điện lực theo quy định tại Điều 7 Luật Điện lực năm 2004 thể hiện ở hành vi vi phạm các quy định về an toàn trong phát điện, truyền tải điện, phân phối điện và sử dụng điện; hành vi sử dụng điện để bẫy, bắt động vật hoặc làm phương tiện bảo vệ, trừ trường hợp được quy định tại Điều 59 của Luật điện lực năm 2004, vi phạm các quy định về bảo vệ anh lang lưới điện, khoảng cách an toàn của đường dây (theo quy định tại khoản 4, khoản 7, khoản 8 Điều 7 Luật Điện lực năm 2004).
Hành vi vi phạm của họ là hành vi không được pháp luật cho phép, và trên thực tế, hành vi của họ đã gây ra hậu quả nghiêm trọng là làm chết mẹ bạn. Trong trường hợp này, họ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi gây hậu quả làm chết người, cụ thể có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người
Việc làm của họ đã gây ra hậu quả chết người. Trong trường hợp này, họ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người, hoặc tội vô ý làm chết người theo quy định của “
Tuy nhiên căn cứ theo quy định tại Mục 12 Phần I
“12. Đề nghị hướng dẫn đối với các trường hợp sử dụng điện trái phép làm chết người thì xét xử về tội gì?
Để xét xử đúng tội cần phải xem xét từng trường hợp cụ thể. Về nguyên tắc chung, Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn như sau:
a. Đối với trường hợp sử dụng điện trái phép để chống trộm cắp mà làm chết người thì người phạm tội phải bị xét xử về tội giết người.
b. Đối với trường hợp sử dụng điện trái phép để diệt chuột, chống súc vật phá hoại mùa màng thì cần phân biệt như sau:
+ Nếu người sử dụng điện mắc điện ở nơi có nhiều người qua lại (cho dù có làm biển báo hiệu), biết việc mắc điện trong trường hợp này là nguy hiểm đến tính mạng con người, nhưng cứ mắc hoặc có thái độ bỏ mặc cho hậu quả xẩy ra và thực tế là có người bị điện giật chết, thì người phạm tội bị xét xử về tội giết người.
+ Nếu người sử dụng điện mắc điện ở nơi họ tin rằng không có người qua lại, có sự canh gác cẩn thận, có biển báo nguy hiểm và tin rằng hậu quả chết người không thể xảy ra…, nhưng hậu quả có người bị điện giật chết, thì người phạm tội bị xét xử về tội vô ý làm chết người.”
Trong trường hợp cụ thể của bạn, trong thông tin bạn không nói rõ, hộ gia đình kia kéo điện qua ruộng nhà bạn để sử dụng vào mục đích gì, chống trộm cắp hay để diệt chuột, chống súc vật phá hoại mùa màng, có làm biển báo hiệu hay không, khu vực đó có nhiều người qua lại hay không. Tuy nhiên, dù trong trường hợp nào, thì hộ gia đình kia cũng có hành vi sử dụng điện trái pháp luật và gây ra hậu quả chết người, họ sẽ phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Như đã phân tích, họ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người hoặc tội vô ý làm chết người tùy theo từng trường hợp theo hướng dẫn tại
Trong đó: về tội giết người theo quy định tại Điều 93 “
Còn đối với tội vô ý làm chết người thì theo quy định tại Điều 98 “Bộ luật hình sự năm 2015” người nào vô ý làm chết người thì sẽ bị phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm. Trong trường hợp vô ý làm chết nhiều người thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.
Ngoài ra, vì hành vi của họ đã dẫn đến việc gây nên hậu quả là mẹ của bạn bị điện giật chết. Trong trường hợp này, bên cạnh việc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì hộ gia đình kéo dây điện qua phần ruộng của gia đình bạn còn phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho thân nhân của mẹ bạn, do hành vi của họ đã gây ra thiệt hại cho tính mạng của mẹ bạn.
Bởi theo quy định tại Điều 584
Luật sư
Trong trường hợp của bạn, hộ gia đình kia đã có hành vi kéo dây điện qua ruộng, dù là lỗi vô ý, hay cố ý thì hộ gia đình này vẫn có lỗi trong việc gây ra cái chết của mẹ bạn, do vậy họ phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại vì đã có hành vi xâm phạm tính mạng của mẹ bạn.
Về việc bồi thường thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm: Căn cứ theo quy định tại Điều 591 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì hộ gia đình kéo dây điện qua ruộng khiến mẹ bạn bị giật chết sẽ phải bồi thường cho gia đình, thân nhân của mẹ bạn các thiệt hại gồm:
– Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm gồm các khoản tiền chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe cho mẹ bạn; thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của mẹ bạn trong thời gian mẹ bạn điều trị trước khi mất; chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc mẹ bạn trong thời gian điều trị trước khi chết.
– Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
– Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng.
– Một khoản tiền khác để bù đắp về tinh thần cho những người thân tích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của mẹ bạn. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do hai bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá 100 lần mức lương cơ sở.