Giấy xác nhận dân sự là loại văn bản, giấy tờ được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, có giá trị chứng minh nhân thân của cá nhân, được sử dụng trong nhiều mục đích khác nhau, đặc biệt là hoạt động xuất khẩu lao động. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay, giấy xác nhận dân sự có thời hạn bao nhiêu lâu?
Mục lục bài viết
1. Giấy xác nhận dân sự có thời hạn bao nhiêu lâu?
Trước hết, xác nhận dân sự là một trong những hoạt động cơ bản của cá nhân, xác nhận nhân thân tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Xác nhận dân sự là hoạt động cá nhân thông qua cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xác nhận rằng cá nhân đó có tham gia hoặc không tham gia một sự việc, hành vi đã xảy ra trên thực tế trong khoảng thời gian cá nhân sinh sống, lưu trú tại một địa phương nhất định, hoạt động xác nhận dân sự nhằm mục đích chứng minh nhân thân của cá nhân trong sự việc và hành vi đó là đúng quy định của pháp luật hay vi phạm quy định của pháp luật, chứng minh hoạt động tham gia một sự kiện là tuân thủ quy định của pháp luật hay không tuân thủ quy định của pháp luật, xác nhận lý lịch, xác nhận thông tin cá nhân cho người có yêu cầu. Hiện nay, giấy xác nhận dân sự là một trong những văn bản cần thiết trong thành phần hồ sơ, giấy tờ khi thực hiện nhiều thủ tục nhất định, trong đó có thủ tục xuất khẩu lao động.
Tuy nhiên, chưa có bất cứ văn bản quy phạm pháp luật nào đưa ra khái niệm cụ thể về giấy xác nhận dân sự. Giấy xác nhận dân sự được xem là loại giấy tờ quan trọng được sử dụng nhiều trong cuộc sống hằng ngày. Giấy xác nhận dân sự là văn bản, giấy tờ sử dụng để chứng minh và xác nhận việc một công dân không vi phạm chủ trương của đảng, tuân thủ đầy đủ pháp luật của nhà nước, không vi phạm pháp luật, không có tiền án và tiền sự. Giấy xác nhận dân sự được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Để có thể được cấp giấy xác nhận dân sự, cần phải thực hiện thủ tục hành chính xin giấy xác nhận dân sự.
Nhiều người hiện nay đặt ra thắc mắc về thời hạn của giấy xác nhận dân sự. Thời hạn của giấy xác nhận dân sự sẽ được ghi nhận cụ thể trong phần nội dung, pháp luật hiện nay không quy định về vấn đề này. Thông thường, giấy xác nhận dân sự sẽ có thời gian tối đa là 06 tháng được tính kể từ ngày xác nhận. Thời hạn cụ thể của giấy xác nhận dân sự thông thường sẽ được quy vào cuối văn bản xác nhận.
2. Trình tự, thủ tục xin giấy xác nhận dân sự:
Để có thể xin giấy xác nhận dân sự, cần phải thực hiện quy trình như sau:
Bước 1: Cá nhân có nhu cầu xin giấy xác nhận dân sự sẽ chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ để nộp tới cơ quan có thẩm quyền. Thành phần hồ sơ đề nghị xin giấy xác nhận dân sự sẽ bao gồm các loại giấy tờ và tài liệu cơ bản sau:
– Đơn đề nghị xác nhận dân sự theo mẫu do pháp luật quy định;
– Ảnh 4cm x 6cm, chụp trong khoảng thời gian 06 tháng được tính đến ngày nộp hồ sơ;
– Các loại giấy tờ tùy thân của cá nhân như chứng minh thư nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu còn thời hạn, hoặc các loại giấy tờ khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp có giá trị thay thế;
– Các loại giấy tờ khác khi được cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;
– Ngoài ra, một số địa phương hiện nay còn có thể yêu cầu thêm giấy xác nhận cư trú để thay thế cho hộ khẩu, thay thế cho sổ tạm trú khi các loại giấy tờ này đã bị bãi bỏ.
Bước 2: Sau khi chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ phải nộp hồ sơ tới cơ quan có thẩm quyền để xin giấy xác nhận dân sự. Có thể nộp hồ sơ trực tiếp hoặc nộp thông qua dịch vụ bưu chính. Theo quy định của pháp luật hiện nay, hồ sơ và thủ tục xin xác nhận dân sự vẫn chưa được quy định cụ thể và chính xác trong bất kỳ văn bản quy phạm pháp luật nào. Tuy nhiên trên thực tế, người có nhu cầu thực hiện thủ tục xin giấy xác nhận dân sự có thể nộp hồ sơ tại công an cấp xã, phường, thị trấn. Bên cạnh đó, người có nhu cầu xin giấy xác nhận dân sự cũng có thể nộp hồ sơ tới Ủy ban nhân dân cấp xã nơi họ đang cư trú để thực hiện thủ tục hành chính này. Khi đã chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, người có nhu cầu xin giấy xác nhận dân sự sẽ mang hồ sơ tới công an cấp xã hoặc tới Ủy ban nhân dân cấp xã nơi công dân đó cư trú để yêu cầu thực hiện thủ tục hành chính. Cán bộ sẽ tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ theo quy định của pháp luật. Các cán bộ tiếp nhận hồ sơ sẽ kiểm tra thông tin trên giấy tờ và trên hệ thống thông tin quốc gia để xem các thông tin đó đã trùng khớp với nhau hay chưa. Sau khi nhận thấy hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ, cán bộ sẽ ghi nhận thông tin, xác nhận thông tin trên giấy xác nhận, sau đó ký và đóng dấu. Người yêu cầu cũng cần phải ký và xác nhận thông tin cá nhân của mình.
Bước 3: Nhận kết quả. Tuy nhiên cần phải lưu ý, giấy xác nhận dân sự không phải là một trong những loại giấy tờ được quy định cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật, giấy xác nhận dân sự chỉ là yêu cầu của một số ngành nghề và một số lĩnh vực nhất định, vì vậy pháp luật không quy định cụ thể về mức phí hoặc lệ phí khi xin giấy xác nhận dân sự. Mất phí hoặc lệ phí trong quá trình xin giấy xác nhận dân sự hoàn toàn có thể thay đổi theo từng địa phương khác nhau và theo từng đơn vị cung cấp dịch vụ khác nhau. Vì vậy, người làm thủ tục xin giấy xác nhận dân sự cần phải kiểm tra đầy đủ các thông tin về mức phí tại địa phương của mình khi có nhu cầu thực hiện thủ tục hành chính này. Cũng có một số địa phương cung cấp giấy xác nhận dân sự cho công dân mà không đặt ra bất kỳ một chi phí nào, vì pháp luật không có quy định bắt buộc.
3. Khi nào công dân cần phải xin giấy xác nhận dân sự?
Giấy xác nhận dân sự là một trong những loại giấy tờ quan trọng. Giấy xác nhận dân sự sẽ được sử dụng trong một số mục đích cơ bản sau:
– Làm hồ sơ xin việc, xác nhận lý lịch của cá nhân;
– Làm hồ sơ xuất khẩu lao động, đây được xem là trường hợp phổ biến nhất;
– Làm hồ sơ kết nạp đảng;
– Làm hồ sơ tốt nghiệp.
Đồng thời, pháp luật còn quy định cụ thể về căn cứ xác lập quyền dân sự. Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về căn cứ xác lập quyền dân sự. Theo đó, quyền dân sự của cá nhân sẽ được xác lập dựa trên các căn cứ cơ bản sau:
– Hợp đồng được giao kết giữa các bên;
– Hành vi pháp lý đơn phương;
– Quyết định có hiệu lực của tòa án hoặc quyết định có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật;
– Kết quả của hoạt động lao động sản xuất kinh doanh, kết quả của hoạt động sáng tạo ra đối tượng về quyền sở hữu trí tuệ;
– Chiếm hữu tài sản, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật;
– Bị thiệt hại do hành vi vi phạm quy định của pháp luật gây ra;
– Thực hiện công việc không có ủy quyền hoặc các căn cứ khác do pháp luật quy định.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự 2015;
– Thông tư 43/2023/TT-BTC của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư có quy định liên quan đến việc nộp, xuất trình và khai thông tin về đăng ký sổ hộ khẩu, sổ tạm trú hoặc giấy tờ có yêu cầu xác nhận của địa phương nơi cư trú khi thực hiện các chính sách hoặc thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Tài chính.
THAM KHẢO THÊM: