Giấy tờ chứng minh nguồn gốc hàng hóa đối với hải sản của hộ dân trực tiếp nuôi. Xử phạt hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc.
Giấy tờ chứng minh nguồn gốc hàng hóa đối với hải sản của hộ dân trực tiếp nuôi. Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc.
Tóm tắt câu hỏi:
Gia đình tôi cùng các hộ dân khác nuôi con ngao tại Thái Bình, khi thu hoạch tôi chuyển ra Quảng ninh để anh trai bán giùm. Nhưng quản lý thị trường cho là hàng không rõ nguồn gốc, vậy tôi phải làm gì và cần làm giấy gì để chứng minh. Xin chân thành cảm ơn!?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
* Cơ sở pháp luật:
– Quyết định 11/2012/QĐ-UBND ban hành quy chế quản lý Vùng và cơ sở nuôi ngao tại Thái Bình.
– Thông tư 06/2010/TT-BNNPTNT quy định quy trình trình tự, thủ tục kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản.
* Nội dung:
Căn cứ Quyết định 11/2012/QĐ-UBND ban hành quy chế quản lý Vùng và cơ sở nuôi ngao tại Thái Bình.
Tại Điều 9 quy định về quản lý hồ sơ như sau:
Cơ sở nuôi ngao phải ghi nhật ký và lưu giữ hồ sơ về hoạt động sản xuất nuôi ngao gồm những thông tin sau:
– Theo dõi, kiểm tra môi trường nuôi: như nhiệt độ, độ mặn, pH, kiểm tra chất đáy và diễn biến thời tiết hàng ngày.
– Ghi chép các thông tin sau:
+ Về ngao giống: số lượng, kích cỡ, chất lượng, tình trạng sức khoẻ, tên và địa chỉ cơ sở cung ứng con giống;
+ Về lịch mùa vụ, mật độ giống thả;
+ Thuốc, chế phẩm sinh học, sản phẩm xử lý và cải tạo môi trường đã sử dụng, lượng sử dụng, lý do sử dụng, phương pháp sử dụng, ngày sử dụng và diễn biến sức khỏe của ngao sau khi sử dụng;
+ Tốc độ sinh trưởng của ngao: hàng tháng kiểm tra tốc độ sinh trưởng;
+ Thu hoạch: thời gian nuôi, cỡ ngao, năng suất, sản lượng, phương thức thu hoạch và thị trường tiêu thụ;
+ Các thông tin cần thiết khác ….
Tại Điều 13 quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan đến nuôi ngao như sau:
1. Các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh dịch vụ liên quan (giống, vật tư, thuốc thú y, vận chuyển sản phẩm đi bán..) chỉ được phép lưu hành, cung ứng các mặt hàng đã được Nhà nước kiểm định, kiểm dịch và cho phép lưu hành.
2. Các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh dịch vụ nêu ở khoản 1 Điều này phải chịu trách nhiệm trước pháp luật các hậu quả do mình gây ra.
Như vậy, căn cứ vào những quy định trên thì trong quá trình nuôi ngao gia đình bạn phải ghi nhật ký và lưu giữ hồ sơ về hoạt động sản xuất nuôi ngao, bên cạnh đó gia đình bạn chỉ được phép lưu hành khi đã được kiểm định, kiểm dịch và cho phép lưu hành. Do vậy, để được vận chuyển ngao ra Quảng Ninh bán thì các hộ gia đình phải tiến hành đăng ký kiểm định, kiểm định. Nếu đủ điều kiện sẽ được cấp giấy chứng nhận kiểm định, kiểm dịch theo quy định pháp luật.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.6568
Theo quy định tại Điều 9 Thông tư 06/2010/TT-BNNPTNT quy định khai báo kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản vận chuyển trong nước như sau:
1. Chủ hàng phải khai báo kiểm dịch với Trạm Thú y khi vận chuyển trong phạm vi tỉnh hoặc Chi cục Thú y khi vận chuyển ra khỏi tỉnh. Thời gian khai báo kiểm dịch được quy định như sau:
a) Đối với thủy sản giống phải khai báo ít nhất 03 ngày trước khi xuất hàng;
b) Đối với thủy sản thương phẩm, sản phẩm thủy sản phải khai báo ít nhất 02 ngày trước khi xuất hàng.
2. Hồ sơ khai báo kiểm dịch gồm:
a) Giấy khai báo kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản vận chuyển trong nước (mẫu 1);
b) Bản sao giấy chứng nhận vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh nơi xuất phát của thủy sản (nếu có);
c) Bản sao phiếu kết quả xét nghiệm bệnh thủy sản (nếu có);
d) Giấy phép của cơ quan Kiểm lâm đối với thủy sản, sản phẩm thủy sản thuộc những loài có trong Danh mục động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc quy định tại các Phụ lục của Công ước CITES.
3. Xác nhận khai báo kiểm dịch:
a) Ngay sau khi nhận được hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này, cơ quan kiểm dịch động vật kiểm tra nội dung khai báo và các giấy tờ có liên quan; nếu hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ thì hướng dẫn chủ hàng hoàn chỉnh hồ sơ theo đúng quy định;
b) Trong thời gian 01 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, căn cứ tình hình dịch bệnh thủy sản tại nơi xuất phát, cơ quan kiểm dịch động vật xác nhận khai báo kiểm dịch, thông báo địa điểm, thời gian tiến hành kiểm dịch và chuẩn bị các điều kiện để kiểm dịch.
Bạn có thể dựa vào những giấy tờ chứng minh nguồn gốc sản phẩm ngao của bên gia đình nêu trên trong quá trình vận chuyển khi bên Quản lý thị trường kiểm tra.