Theo quy định pháp luật, chế độ ốm đau là một trong những chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc, không chỉ người lao động được hưởng do sức khỏe của mình bị ảnh hưởng mà người lao động còn được hưởng chế độ này khi con của họ bị ốm đau. Vậy giấy ra viện của con không có tên mẹ có được thanh toán chế độ này không?
Mục lục bài viết
1. Điều kiện để người lao động hưởng chế độ ốm đau?
Người lao động khi tham gia làm việc sẽ phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và được hưởng các chế độ mà bảo hiểm xã hội chi trả, trong đó phải kể đến chế độ con ốm của người lao động. Tại Điều 25
– Người lao động trong thời gian giao kết
Đối với trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo danh mục do Chính phủ quy định thì không được bảo hiểm xã hội chi trả hưởng chế độ ốm đau;
– Ngoài ra, còn phải kể đến vấn đề là phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền;
Nếu thuộc một trong hai trường hợp nêu trên thì người lao động sẽ được hưởng chế độ ốm đau. Tùy thuộc vào từng trường hợp khám, điều trị cụ thể mà hồ sơ hưởng chế độ ốm đau sẽ là khác nhau. Căn cứ Điểm 2.1 khoản 2 Điều 4 Quyết định 166/QĐ-BHXH, để hưởng chế độ ốm đau, người lao động có con dưới 07 tuổi bị ốm cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau:
– Xét đến trường hợp con điều trị nội trú:
+ Cần chuẩn bị bản sao giấy ra viện của con dưới 07 tuổi;
Trường hợp người bệnh tử vong tại cơ sở khám, chữa bệnh thì tiến hành thay bằng bản sao giấy báo tử. Nếu giấy báo tử không thể hiện thời gian vào viện thì bổ sung giấy tờ khác của cơ sở khám, chữa bệnh có thể hiện thời gian vào viện;
+ Đồng thời, cũng có thể cung cấp bản sao giấy chuyển tuyến hoặc giấy chuyển viện nếu chuyển tuyến khám, chữa bệnh trong quá trình điều trị nội trú.
– Đối với trường hợp điều trị ngoại trú:
Người lao động có thể sử dụng bản chính giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH); Nếu cả cha và mẹ vì con ốm mà đều nghỉ việc chăm con thì cần có bản sao giấy chứng nhận nghỉ việc của một trong hai người; hoặc giấy ra viện có chỉ định của y, bác sỹ điều trị cho nghỉ thêm sau thời gian điều trị nội trú;
– Với bệnh tình của con người lao động mà tiến hànhkhám, chữa bệnh ở nước ngoài: phải có được bản sao của bản dịch tiếng Việt giấy khám, chữa bệnh do cơ sở khám, chữa bệnh ở nước ngoài cấp;
Như vậy, con của người lao động ốm là một trong những trường hợp được hưởng chế độ bảo hiểm, tuy nhiên cũng cần đảm bảo đầy đủ những giấy tờ để chứng minh quyền của người lao động là đúng quy định, nên cần được hoàn thiện hồ sơ và gửi cho cơ quan BHXH để giải quyết chế độ.
2. Giấy ra viện của con không có tên mẹ có được thanh toán?
Như đã biết, giấy ra viện có vai trò quan trọng trong thực hiện thủ tục hưởng chế độ ốm đau của người lao động, giấy tờ này cần đảm bảo về mặt hình thức và nội dung thì mới được chấp thuận chi trả chế độ từ cơ quan bảo hiểm. Theo quy định tại Điều 21 Thông tư 56/2017/TT-BYT, hình thức cấp và cách ghi nội dung giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH được quy định như sau:
– Đối với trường hợp người lao động hoặc con dưới 07 tuổi của người lao động đã điều trị nội trú: để hưởng chế độ BHXH khi con ốm đau, người lao động cần có Giấy ra viện theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 kèm theo Thông tư này. Theo đó, mục III của Phụ lục 3 đã hướng dẫn cụ thể cách ghi phần chú thích trên giấy ra viện thì trong trường hợp người mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc trẻ em dưới 16 tuổi phải ghi đầy đủ họ, tên của cha, mẹ hoặc người giám hộ của người bệnh;
Với quy định trên, giấy ra viện của con dưới 07 tuổi cần phải ghi đầy đủ họ tên của cha, mẹ thì mới được coi là giấy tờ hợp lệ để giải quyết hưởng chế độ ốm đau cho người lao động.
– Hướng giải quyết khi giấy ra viện không có tên mẹ:
Chính vì quyền lợi cơ bản của người lao động nên để khắc phục được vấn đề này thì pháp luật có quy định về trách nhiệm của cơ sở khám, chữa bệnh. Một trong những trách nhiệm cần phải thực hiện của cơ sở khám, chữa bệnh nơi đã cấp giấy ra viện được nêu tại điểm b khoản 5 Điều 26 Thông tư 56/2017/TT-BYT như sau:
+ Cơ sở khám, chữa bệnh sẽ tiến hành bổ sung, sửa đổi nội dung trên giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH trong trường hợp có sai sót về thông tin được ghi trên giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH;
+ Để hoàn tất việc bổ sung, sửa đổi nội dung thì cần phải đóng dấu treo của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (dấu đã đăng ký với cơ quan BHXH) tại phần nội dung bổ sung, sửa đổi;
Chính vì vậy, nếu nhận thấy thông tin của người mẹ chưa được thể hiện, hoặc người này chưa ký vào giấy ra viện của con dưới 07 tuổi thì người lao động có thể đến cơ sở khám, chữa bệnh nơi đã cấp giấy ra viện để yêu cầu bổ sung thông tin. Cơ sở khám, chữa bệnh này không có quyền từ chối đề nghị này nên phải có trách nhiệm bổ sung thông tin về họ tên đầy đủ của cha, mẹ trên giấy ra viện và phải đóng dấu treo (dấu đã đăng ký với cơ quan BHXH), từ đó làm căn cứ để cơ quan BHXH giải quyết chế độ ốm đau cho người lao động.
3. Mức hưởng chế độ ốm đau được quy định như thế nào trong pháp luật Việt Nam?
Tại Điều 28
– Cá nhân tham gia vào lao động sẽ được hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 26, Điều 27 của Luật này thì mức hưởng tính theo tháng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc;
Xét đến trường hợp người lao động mới bắt đầu làm việc hoặc người lao động trước đó đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội, sau khoảng thời gian này bị gián đoạn thời gian làm việc mà phải nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau ngay trong tháng đầu tiên trở lại làm việc thì mức hưởng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng đó;
– Người lao động hưởng tiếp chế độ ốm đau mà hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau quy định tại điểm a khoản 2 Điều 26 mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội thì mức hưởng được quy định như sau:
+ Cá nhân sẽ chỉ được hưởng 65% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên;
+ Mức hưởng là 55% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi người lao động đã nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;
+ Trong trường hợp đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm thì mức hưởng đó là bằng 50% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc;
– Mức hưởng 100% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc sẽ chi trả cho người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 3 Điều 26 của Luật này;
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Văn bản hợp nhất số 19/VBHN-VPQH 2019 Luật Bảo hiểm xã hội;
– Thông tư số 18/2022/TT-BYT của Bộ Y tế: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết thi hành Luật bảo hiểm xã hội và Luật an toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế.
THAM KHẢO THÊM: