Giấy phép quảng cáo thực phẩm được hiểu như thế nào? Giấy phép quảng cáo thực phẩm hồ sơ xin thế nào? Giấy phép quảng cáo thực phẩm thủ tục xin thế nào? Điều kiện quảng cáo thực phẩm?
Hiện nay, để tiếp cận với người tiêu dùng, các đơn vị, đối tác kinh doanh thực phẩm thì việc thực hiện quảng cáo thực phẩm trên nhiều nền tảng khác nhau như website, facebook, tiktok,… Ngày nay các sản phẩm được quảng cáo tràn lan trên mạng với nội dung, hình ảnh quảng cáo chưa thực sự phù hợp với loại thực phẩm cần quảng cáo. Vậy, quảng cáo thực phẩm được hiểu như thế nào? Giấy phép quảng cáo thực phẩm: Hồ sơ và thủ tục xin thế nào?
Cơ sở pháp lý:
–
– Nghị định 70/2021 Sửa đổi, bổ sung một số điều của
– Thông tư 09/2015/TT-BYT Quy định về xác nhận nội dung quảng cáo đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Y tế.
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến miễn phí: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Giấy phép quảng cáo thực phẩm được hiểu như thế nào?
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 2 Luật Quảng cáo năm 2012, Quảng cáo thực phẩm được hiểu là hình thức sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân.
Sản phẩm quảng cáo thực phẩm phải bao gồm các nội dung và hình thức quảng cáo được thể hiện bằng hình ảnh, âm thanh, tiếng nói, chữ viết, biểu tượng, màu sắc, ánh sáng,…
Hiện nay, việc truyền tải quảng cáo thực phẩm có thể thông qua người chuyển tài sản phẩm quảng cáo là người trực tiếp đưa các sản phẩm quảng cáo đến công chúng hoặc thể hiện sản phẩm quảng cáo trên người thông qua hình thức mặc, treo, gắn, dán, vẽ hoặc các hình thức tương tự.
Giấy phép quảng cáo thực phẩm được hiểu là giấy tờ xác nhận các nội dung quảng cáo thực phẩm do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho doanh nghiệp, tổ chức
2. Giấy phép quảng cáo thực phẩm hồ sơ xin thế nào?
Căn cứ theo Thông tư 09/2015/TT-BYT quy định Giấy phép quảng cáo thực phẩm hồ sơ xin bao gồm các loại giấy tờ sau:
(1) Văn bản đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo (theo mẫu tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư 09/2015/TT-BYT Quy định về xác nhận nội dung quảng cáo đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Y tế)
(2) Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (đối với những sản phẩm chưa có quy chuẩn kỹ thuật) hoặc giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp (Bản sao có dấu của tổ chức, cá nhân đăng ký nội dung quảng cáo);
(3) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp, hay giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài (Lưu ý: Phải là bản sao có dấu của tổ chức, cá nhân đăng ký nội dung quảng cáo đó);
(4) Bản thông tin chi tiết về sản phẩm đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận (Bản sao có dấu của tổ chức, cá nhân đăng ký nội dung quảng cáo);
(5) Sản phẩm quảng cáo thực phẩm bao gồm:
(i) 01 bản ghi nội dung quảng cáo dự kiến trong đĩa hình, đĩa âm thanh, đĩa mềm kèm theo 02 bản kịch bản (được đóng dấu của tổ chức, cá nhân đăng ký nội dung quảng cáo) đối với quảng cáo trên truyền hình, điện ảnh, phát thanh.
(ii) 02 bản ma-ket nội dung dự kiến quảng cáo (được đóng dấu của tổ chức, cá nhân đăng ký nội dung quảng cáo) và kèm theo file mềm ghi nội dung đăng ký quảng cáo đối với quảng cáo trên báo viết, tờ rơi, pốt-x-tơ (poster), áp phích hoặc in ấn trên vật dụng khác, quảng cáo trên báo điện tử, cổng thông tin điện tử của doanh nghiệp, cổng thông tin điện tử của đơn vị làm dịch vụ quảng cáo, internet.
(6) Mẫu nhãn sản phẩm đã được cơ quan y tế có thẩm quyền chấp thuận (Bản sao có dấu của tổ chức, cá nhân đăng ký nội dung quảng cáo).
(7) Tài liệu tham khảo, tài liệu khoa học chứng minh cho thông tin quảng cáo trong trường hợp nội dung quảng cáo không có trong Bản thông tin chi tiết về sản phẩm đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận. Trong trường hợp tài liệu chứng minh được viết bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt.
3. Giấy phép quảng cáo thực phẩm thủ tục xin thế nào?
Giấy phép quảng cáo thực phẩm thủ tục sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Doanh nghiệp, tổ chức chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ như đã nêu tại Mục (2) trên.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Doanh nghiệp, tổ chức tiến hành nộp hồ sơ đến Cục An toàn thực phẩm tổ chức việc cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo đối với các loại thực phẩm chức năng; thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng.
Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tổ chức việc cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm thuộc quản lý của ngành y tế như sau: nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên; phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm,…
Thẩm quyền cấp phép quảng cáo thực phẩm còn được phân cho 1 số cơ quan khác nhau như Sở công thương, sở nông nghiệp phát triển nông thôn,…
Bước 3: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ
– Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ theo quy định thì cấp Phiếu tiếp nhận hồ sơ.
– Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ thì hướng dẫn tổ chức bổ sung và hoàn thiện hồ sơ. Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ theo Phiếu tiếp nhận hồ sơ, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm thông báo bằng văn bản cho cơ sở nêu rõ nội dung cần điều chỉnh, bổ sung.
Tối đa là 90 ngày kể từ ngày nhận được văn bản thông báo sửa đổi, bổ sung của cơ quan tiếp nhận hồ sơ là thời gian để đơn vị đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo sửa đổi, bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu, nếu quá thời hạn này thì hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo hết giá trị.
Bước 4: Nhận kết quả
Trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo cho tổ chức, cá nhân. Trường hợp không cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo, Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do không cấp.
Lưu ý: Đối với quảng cáo thông qua hình thức hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện:
– Trước khi tiến hành việc quảng cáo ít nhất 02 ngày làm việc, tổ chức, cá nhân có sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Y tế đã được cơ quan có thẩm quyền của Bộ Y tế cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo đối với hình thức hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện phải có văn bản thông báo về hình thức, thời gian và địa điểm quảng cáo kèm theo bản sao giấy xác nhận nội dung quảng cáo, mẫu quảng cáo hoặc kịch bản quảng cáo đã được duyệt cho Sở Y tế nơi tổ chức quảng cáo để thanh tra, kiểm tra trong trường hợp cần thiết.
– Phải thông báo tới Sở Y tế địa phương nơi tổ chức khi tiến hành việc quảng cáo ít nhất 02 ngày làm việc trong trường hợp thay đổi về địa điểm, thời gian tổ chức hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện so với nội dung ghi trên giấy xác nhận nội dung quảng cáo, tổ chức, cá nhân có sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ quảng cáo;
Các tổ chức và cá nhân đến nhận kết quả giải quyết thủ tục cấp Giấy xác nhận tại Bộ phận tiếp nhận và trả lời hồ sơ – Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm căn cứ vào ngày hẹn trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ.
4. Điều kiện quảng cáo thực phẩm:
Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 09/2015/TT-BYT quy định các điều kiện xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm như sau:
– Sản phẩm thực phẩm, phụ gia thực phẩm đã có giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (đối với sản phẩm chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia) hoặc giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
– Nội dung quảng cáo phải theo đúng quy định tại Điều 5 Nghị định số 181/2013/NĐ-CP và các nội dung sau đây:
+ Đối với quảng cáo trên bảng, biển, pano, tác dụng, bảo quản nhưng phải bảo đảm phù hợp với nội dung đã công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm, kệ giá kê hàng, chạy chữ dưới chân các chương trình truyền hình, trên các vật dụng khác, vật thể trên không, dưới nước, vật thể di động không bắt buộc phải chứa đầy đủ các nội dung thông tin về cách dùng;
+ Đối với các nội dung ngoài nội dung đã công bố thì phải có tài liệu hợp pháp, kịch bản quảng cáo; đối với sản phẩm có cách sử dụng, cách bảo quản đặc biệt phải được nêu cụ thể trong quảng cáo; tài liệu khoa học chứng minh và trích dẫn rõ nguồn tài liệu tham khảo trong market;
+ Không được quảng cáo thực phẩm dưới hình thức bài viết của dược sỹ, bác sỹ, nhân viên y tế, có nội dung mô tả thực phẩm có tác dụng điều trị bệnh;
+ Không được sử dụng hình ảnh, tên, thư tín của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế, thư cảm ơn của người bệnh để quảng cáo thực phẩm; trang phục;
– Có đủ hồ sơ nêu tại Mục (2) nêu trên.
– Đơn vị đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo là đơn vị đứng tên trên giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (đối với sản phẩm chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia) hoặc đơn vị có tư cách pháp nhân được đơn vị đứng tên trên giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm ủy quyền bằng văn bản.