Trong quá trình thành lập doanh nghiệp, xin giấy phép đăng ký kinh doanh là một trong những thủ tục bắt buộc cần phải thực hiện. Vậy giấy phép đăng ký kinh doanh có thời hạn hay không?
Mục lục bài viết
1. Giấy phép đăng ký kinh doanh có thời hạn hay không?
Theo quy định của pháp luật hiện nay, giấy phép đăng ký kinh doanh là loại giấy tờ và văn bản cho phép các cá nhân, tổ chức hoạt động kinh doanh khi các chủ thể đó đáp ứng được đầy đủ các điều kiện đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Về mặt pháp lý, khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Sở kế hoạch và đầu tư cấp giấy phép đăng ký kinh doanh thì các tổ chức, cá nhân sẽ đáp ứng đầy đủ điều kiện để tiến hành hoạt động kinh doanh trên thực tế. Giấy phép đăng ký kinh doanh đóng vai trò vô cùng quan trọng, khi tiến hành hoạt động kinh doanh thì các tổ chức, cá nhân bắt buộc phải hoàn thành thủ tục hành chính đó là đăng ký giấy phép kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Về mặt bản chất, giấy phép đăng ký kinh doanh thể hiện quyền kinh doanh của công dân, phù hợp với quy định của pháp luật, phản ánh sự cho phép hoạt động kinh doanh của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Hiện nay nhiều người đặt ra câu hỏi: Giấy phép đăng ký kinh doanh có thời hạn hay không?
Về cơ bản thì có thể thấy, giấy phép đăng ký kinh doanh là giấy chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quyền sở hữu tên của mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên theo quy định của pháp luật hiện nay, vẫn chưa có điều luật chính thức nào quy định cụ thể về thời hạn của giấy phép đăng ký kinh doanh. Vì vậy đối với câu hỏi, giấy phép đăng ký kinh doanh có thời hạn hay không, thì câu trả lời là không. Giấy phép đăng ký kinh doanh sẽ có giá trị vô thời hạn, việc thu hồi giấy phép đăng ký kinh doanh sẽ tùy thuộc vào thời gian hoạt động của doanh nghiệp đó trên thực tế.
2. Các trường hợp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh:
Trong một số trường hợp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể ra quyết định thu hồi đối với giấy phép đăng ký kinh doanh. Mặc dù hiện nay, giấy phép đăng ký kinh doanh là không có thời hạn theo như phân tích nêu trên, vẫn chưa có bất cứ điều luật cụ thể nào quy định cụ thể về thời hạn của giấy phép đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên các doanh nghiệp vẫn có thể có nguy cơ bị thu hồi giấy phép đăng ký kinh doanh trong một số trường hợp nhất định. Có thể kể đến một số trường hợp sẽ bị thu hồi giấy phép đăng ký kinh doanh như sau:
– Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền là giả mạo, không đúng sự thật. Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký kinh doanh sẽ bao gồm tên doanh nghiệp, địa chỉ doanh nghiệp, bốn điều lệ của doanh nghiệp, thông tin người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đó … Trong quá trình thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, yêu cầu đặt ra là tất cả các thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh đều đúng sự thật, đảm bảo tính vô tư và khách quan. Việc giả mạo nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký kinh doanh có thể xảy ra hai trường hợp, đó là giả mạo nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký và giả mạo nội dung trong hồ sơ đăng ký thay đổi;
– Ngừng hoạt động trong khoảng thời gian trên 06 tháng tuy nhiên không thực hiện thủ tục thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đối với những doanh nghiệp có thời gian tạm ngưng hoạt động trong khoảng thời hạn 06 tháng liên tục trở lên, tuy nhiên không thực hiện thủ tục khai báo với cơ quan đăng ký kinh doanh thì sẽ bị thông báo vi phạm. Đây được coi là hành vi vi phạm quy định của pháp luật, các chủ doanh nghiệp cần phải gửi văn bản giải trình cụ thể về vấn đề này. Sau khoảng thời gian 10 ngày, sau khi gửi văn bản giải trình đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền, vấn đề giải trình đó không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận, thì cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ ra quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp đó;
– Kinh doanh các ngành nghề bị pháp luật cấm, trái quy định của pháp luật. Trong trường hợp các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh các ngành nghề bị pháp luật cấm và bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện thì đây sẽ bị coi là hành vi vi phạm quy định của pháp luật. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện sẽ ra thông báo về hành vi vi phạm pháp luật của các doanh nghiệp đó, sau đó ra quyết định thu hồi đối với giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp đó;
– Doanh nghiệp đã thực hiện hoạt động đăng ký kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tuy nhiên có đối tượng thuộc đối tượng bị cấm. Đối với các loại hình doanh nghiệp như công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, doanh nghiệp tư nhân có cá nhân thuộc diện đối tượng bị cấm làm chủ sở hữu. Phòng đăng ký kinh doanh là cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ ra thông báo vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định của pháp luật, yêu cầu thay đổi thành viên và cổ đông trong doanh nghiệp. Trong khoảng thời gian 30 ngày được tính kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan có thẩm quyền, nếu doanh nghiệp không thực hiện hoạt động đăng ký thay đổi thành viên, cổ đông trong doanh nghiệp thì cơ quan có thẩm quyền sẽ ra quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp đó.
3. Thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hiện nay:
Căn cứ theo Điều 15 của Nghị định 01/2021/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp, có quy định như sau:
– Phòng đăng ký kinh doanh trực tiếp tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của các doanh nghiệp, phòng đăng ký kinh doanh sẽ chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Đây cũng là cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc từ chối cấp đăng ký doanh nghiệp;
– Có trách nhiệm hướng dẫn doanh nghiệp và hướng dẫn người thành lập doanh nghiệp về vấn đề soạn hồ sơ, trình tự và thủ tục đăng ký doanh nghiệp, hướng dẫn các cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện về hồ sơ, trình tự và thủ tục đăng ký hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật;
– Phối hợp xây dựng, quản lý và vận hành hệ thống thông tin quốc gia về vấn đề đăng ký doanh nghiệp, thực hiện hoạt động chuẩn hóa dữ liệu, cập nhật dữ liệu về vấn đề đăng ký doanh nghiệp tại địa phương và cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo quy định;
– Cung cấp thông tin về đăng ký doanh nghiệp, lưu giữ thông tin tại cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong phạm vi quản lý của mình;
– Yêu cầu doanh nghiệp báo cáo đầy đủ về vấn đề tuân thủ quy định của pháp luật, đặc biệt là pháp
– Kiểm tra và giám sát cơ quan đăng ký kinh doanh cấp quận, huyện trong vấn đề thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình;
– Yêu cầu doanh nghiệp tạm ngưng kinh doanh các ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, các ngành và tiếp cận thị trường có điều kiện đối với các nhà đầu tư nước ngoài căn cứ theo quy định tại Điều 67 của Nghị định 01/2021/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp;
– Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh hoặc văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật, đăng ký kinh doanh cho các tổ chức và cá nhân khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy có thể nói, việc thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sẽ thuộc thẩm quyền của Phòng đăng ký kinh doanh.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH 2022
– Nghị định 01/2021/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp.