Giấy khám sức khoẻ người làm việc tại Việt Nam là thủ tục bắt buộc để hoàn chỉnh bộ hồ sơ xin cấp giấy phép lao động. Vậy khám sức khoẻ cho người nước ngoài tại Việt Nam được quy định như thế nào? Mời các bạn cùng theo dõi ngay bài viết dưới đây nhé!
Mục lục bài viết
- 1 1. Quy định khám sức khỏe cho người nước ngoài tại Việt Nam:
- 2 2. Ý nghĩa của giấy khám sức khỏe cho người nước ngoài:
- 3 3. Hồ sơ khám sức khỏe của người lao động nước ngoài:
- 4 4. Thủ tục khám sức khỏe cho người nước ngoài:
- 5 5. Lưu ý khi khám sức khỏe tại Việt Nam:
- 6 6. Mẫu giấy khám sức khỏe cho người nước ngoài:
1. Quy định khám sức khỏe cho người nước ngoài tại Việt Nam:
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, trường hợp người lao động muốn làm việc hợp pháp cần phải thực hiện các thủ tục xin cấp giấy phép lao động chứng minh bản thân đủ sức khỏe để có thể được đảm nhận công việc tại Việt Nam. Trường hợp, người lao động xin cấp lại giấy phép lao động thì việc khám sức khỏe cũng là một thủ tục bắt buộc người lao động phải thực hiện.
2. Ý nghĩa của giấy khám sức khỏe cho người nước ngoài:
Trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động dành cho người nước ngoài tại Việt Nam thì giấy khám sức khỏe cho người nước ngoài là một trong các thủ tục bắt buộc. Bên cạnh đó, giấy khám sức khỏe còn có ý nghĩa quan trọng đối với người lao động và người sử dụng lao động.
– Đối với người lao động
+ Trước hết, giấy khám sức khỏe dành cho người nước ngoài sẽ giúp cho người lao động có thể xác định được tình trạng sức khỏe hiện tại của bản thân mình như thế nào, sức khoẻ đó có đáp ứng được với các yêu cầu về công việc hay là không.
+ Trong trường hợp người lao động có tín hiệu xấu, giấy khám sức khỏe sẽ giúp người bệnh sớm phát hiện ra bệnh của mình và điều trị kịp thời để tăng tỷ lệ điều trị bệnh thành công, đồng thời giúp cho người bệnh giảm thiểu chi phí điều trị một cách tối đa cũng như tránh lây lan truyền bệnh cho mọi người xung quanh.
+ Có thể thấy rằng, giấy khám sức khỏe trước hết sẽ có lợi cho bản thân người lao động, sau đó mới có lợi đến người sử dụng lao động.
– Đối với người sử dụng lao động
+ Dựa vào kết quả trên giấy khám sức khỏe người sử dụng lao động căn cứ để đánh giá tuyển chọn những người lao động có thể đáp ứng được các yêu cầu về sức khỏe vào làm việc.
+ Bên cạnh đó, giấy khám sức khỏe dành cho người nước ngoài giúp các doanh nghiệp có thể giảm thiểu được các chi phí y tế hay các chi phí bồi thường cho những người lao động bị mắc bệnh, giúp cho người sử dụng lao động bảo vệ và phát triển nguồn nhân lực lao động, năng suất lao động gia tăng, giảm thiểu các vấn đề có thể xảy ra như về tai nạn lao động hay bệnh nghề nghiệp.
3. Hồ sơ khám sức khỏe của người lao động nước ngoài:
Theo Điều 4
– Hồ sơ khám sức khỏe của người từ đủ 18 tuổi trở lên là Giấy khám sức khỏe theo mẫu đã được quy định tại Phụ lục 1 ban hành có kèm theo
– Hồ sơ khám sức khỏe của người chưa đủ 18 tuổi là Giấy khám sức khỏe theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 đã ban hành có kèm theo Thông tư 14/2013/TT-BYT, có dán ảnh chân dung kích cỡ là 04cm x 06cm và ảnh được chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ khám sức khỏe.
– Trường hợp người bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc người không có năng lực hành vi dân sự hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự đề nghị khám sức khỏe nhưng không thuộc vào trường hợp khám sức khỏe định kỳ thì hồ sơ khám sức khỏe bao gồm: Giấy khám sức khỏe theo quy định tại Khoản 1 hoặc Khoản 2 Điều 4 Thông tư này và có văn bản đồng ý của cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp.
– Đối với người được khám sức khỏe định kỳ, hồ sơ khám sức khỏe bao gồm:
+ Sổ khám sức khỏe định kỳ theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này;
+
Theo đó, hồ sơ khám sức khỏe của người từ đủ 18 tuổi trở lên là Giấy giấy khám sức khỏe theo mẫu được quy định tại Phụ lục 1 ban hành có kèm theo Thông tư 14/2013/TT-BYT có dán ảnh chân dung kích cỡ 04cm x 06cm và ảnh được chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 tháng tính đến ngày hồ sơ khám sức khỏe được nộp.
4. Thủ tục khám sức khỏe cho người nước ngoài:
Chính vì việc Giấy khám sức khỏe dành cho người nước ngoài là thủ tục bắt buộc để được xin cấp Giấy phép lao động, do đó người lao động cần phải thực hiện các thủ tục khám sức khỏe dành cho người nước ngoài. Quy trình khám sức khỏe dành cho người nước ngoài sẽ được tiến hành cụ thể theo các bước như sau:
– Bước 1: Người lao động nước ngoài cần chuẩn bị hồ sơ khám sức khỏe nộp tại cơ sở y tế có đủ điều kiện theo quy định của Bộ Y tế;
– Bước 2: Cơ sở y tế tiến hành thực hiện việc đối chiếu ảnh chân dung ở trong hồ sơ khám sức khỏe với người nước ngoài đến khám sức khỏe;
– Bước 3: Sau khi cơ sở y tế đã thực hiện việc đối chiếu, cơ sở y tế đóng dấu giáp lai vào ảnh chân dung trong hồ sơ khám sức khỏe;
– Bước 4: Đối chiếu với giấy CMND/CCCD hoặc hộ chiếu của người giám hộ với người nước ngoài khám sức khỏe;
– Bước 5: Người nước ngoài đến khám sức khỏe và người giám hộ được hướng dẫn các quy trình về khám sức khỏe;
– Bước 6: Cơ ở y tế tiến hành khám sức khỏe cho người nước ngoài theo quy trình Bộ Y tế đã ban hành.
* Lưu ý: Người nước ngoài khi khám sức khỏe tại các cơ sở y tế đủ tiêu chuẩn sẽ được thực hiện:
– Khám lâm sàng theo các chuyên khoa;
– Khám cận lâm sàng, trong đó gồm có:
+ Xét nghiệm máu: lấy công thức máu, nhóm máu ABO, nhóm máu Rh, tỷ lệ về huyết sắc tố, urê máu;
+ Xét nghiệm viêm gan: A B, C, E;
+ Xét nghiệm về huyết thanh giang mai;
+ Xét nghiệm về tình trạng nhiễm HIV;
+ Xét nghiệm ma túy;
+ Xét nghiệm tìm ký sinh trùng sốt rét trong máu;
+ Thử phản ứng Mantoux;
+ Điện tâm đồ;
+ Điện não đồ;
+ Siêu âm;
+ Thử thai;
+ Xét nghiệm chuẩn đoán bệnh phong.
5. Lưu ý khi khám sức khỏe tại Việt Nam:
a, Về thẩm quyền của bệnh viện khám sức khoẻ dành cho người nước ngoài
Bệnh viện khám sức khoẻ dành cho người nước ngoài phải có đầy đủ các điều kiện khám sức khỏe cho người nước ngoài theo công văn số 143/KCB – PHCN & GĐ ngày 05 tháng 02 năm 2015 của Cục Khám chữa bệnh do BYT ban hành danh sách các cơ sở có đủ các điều kiện về khám sức khỏe có yếu tố nước ngoài theo Thông tư 14/2013/BYT-TT của Bộ Y Tế.
b, Về thẩm quyền của người khám bệnh cho người nước ngoài
Khi khám sức khỏe tại Việt Nam, ngoài việc phải khám sức khỏe tại các cơ sở đã được cấp phép theo quy định, thì người khám sức khỏe cần phải lưu ý rằng bác sĩ tiến hành việc khám lâm sàng và người kết luận phải là Bác sĩ chuyên khoa cấp 1 hoặc Bác sĩ chuyên khoa cấp 2, hoặc Thạc sĩ y khoa trở lên được quy định tại điểm a khoản 3 điều 9 Thông tư 14/2013/BYT-TT của Bộ Y Tế quy định, cụ thể như sau:
– Đối với cơ sở khám sức khỏe cho người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người Việt Nam đi lao động theo hợp đồng ở nước ngoài, học tập ở nước ngoài (gọi tắt là cơ sở khám sức khỏe có yếu tố nước ngoài), ngoài việc phải đáp ứng các điều kiện được quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 9 Thông tư 14/2013/BYT-TT của Bộ Y Tế, phải đáp ứng thêm một số điều kiện sau: Người thực hiện việc khám lâm sàng hay người kết luận phải là BSCK cấp I hoặc Thạc sĩ y khoa trở lên.
c, Thời hạn giấy khám sức khoẻ cho người nước ngoài
Giấy khám sức khỏe cho người nước ngoài để được xin cấp Giấy phép lao động phải còn thời hạn 12 tháng kể từ ngày người lao động nộp hồ sơ xin cấp giấy phép lao động.
6. Mẫu giấy khám sức khỏe cho người nước ngoài:
[ Tên cơ quan chủ quản của cơ sở khám sức khỏe] [ Tên của cơ sở khám sức khỏe] | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
Số: /GKSK-[ Chữ viết tắt tên cơ sở khám sức khỏe] |
GIẤY KHÁM SỨC KHỎE
Ảnh (4 x 6cm) | Họ và tên (chữ in hoa): ……. Giới: Nam □ Nữ □ Tuổi:……. Số CMND hoặc Hộ chiếu: ….. cấp ngày …./…./….. tại……. Chỗ ở hiện tại:….. Lý do khám sức khỏe:…… |
TIỀN SỬ BỆNH CỦA ĐỐI TƯỢNG KHÁM SỨC KHỎE
1. Tiền sử gia đình:
Có ai trong gia đình ông (bà) mắc một trong các bệnh: truyền nhiễm, tim mạch, đái tháo đường, lao, hen phế quản, ung thư, động kinh, rối loạn tâm thần, bệnh khác:
a) Không □;
b) Có □;
Nếu “có”, đề nghị ghi cụ thể tên bệnh:………
2. Tiền sử bản thân: Ông (bà) đã/đang mắc bệnh, tình trạng bệnh nào sau đây không: Bệnh truyền nhiễm, bệnh tim mạch, đái tháo đường, lao, hen phế quản, ung thư, động kinh, rối loạn tâm thần, bệnh khác:
a) Không □;
b) Có □
Nếu “có”, đề nghị ghi cụ thể tên bệnh: …….
3. Câu hỏi khác (nếu có):
a) Ông (bà) có đang điều trị bệnh gì không? Nếu có, xin hãy liệt kê các thuốc đang dùng và liều lượng: …..
b) Tiền sử thai sản (Đối với phụ nữ): …….
Tôi xin cam đoan những điều khai trên đây hoàn toàn đúng với sự thật theo sự hiểu biết của tôi.
……., ngày ….. tháng …. .năm …….
Người đề nghị khám sức khỏe
(Ký và ghi rõ họ, tên)
I. KHÁM THỂ LỰC
Chiều cao: ……cm; Cân nặng: …… kg; Chỉ số BMI: …..
Mạch: …… lần/phút; Huyết áp:…….. /……. mmHg
Phân loại thể lực:…….
II. KHÁM LÂM SÀNG
Nội dung khám | Họ tên, chữ ký của Bác sỹ |
1. Nội khoa a) Tuần hoàn: ……… Phân loại ……… b) Hô hấp:……… Phân loại ………. c) Tiêu hóa: …….. Phân loại ………… d) Thận-Tiết niệu: …….. Phân loại ………. đ) Cơ-xương-khớp: ……… Phân loại …….. Phân loại …….. g) Tâm thần: …….. Phân loại …….. 2. Ngoại khoa: ……. Phân loại …….. 3. Sản phụ khoa: …….. Phân loại ………. 4. Mắt: – Kết quả khám thị lực: Không kính: Mắt phải:…….. Mắt trái: ……. Có kính: Mắt phải: ….. Mắt trái: …… – Các bệnh về mắt (nếu có): …… – Phân loại: ……… 5. Tai-Mũi-Họng – Kết quả khám thính lực: Tai trái: Nói thường: …………. m; Nói thầm: ……..m Tai phải: Nói thường:………. m; Nói thầm: ……….m – Các bệnh về tai mũi họng (nếu có):…… – Phân loại: ……….. 6. Răng-Hàm-Mặt – Kết quả khám: + Hàm trên:………. + Hàm dưới: ……… – Các bệnh về Răng-Hàm-Mặt (nếu có)……. – Phân loại:……. 7. Da liễu: …… Phân loại:…….. |
III. KHÁM CẬN LÂM SÀNG
Nội dung khám | Họ tên, chữ ký của Bác sỹ |
1. Xét nghiệm máu: a) Công thức máu: Số lượng HC: ……… Số lượng Bạch cầu: ……. Số lượng Tiểu cầu:………. b) Sinh hóa máu: Đường máu: …….. Urê:…….. Creatinin:……….. ASAT (GOT): ………. ALAT (GPT): ……… c) Khác (nếu có):…….. 2. Xét nghiệm nước tiểu: a) Đường: ……. b) Prôtêin: ……. c) Khác (nếu có): …… 3. Chẩn đoán hình ảnh: …. |
IV. KẾT LUẬN
1. Phân loại sức khỏe: ……. [Phân loại sức khỏe theo quy định tại Quyết định số 1613/BYT-QĐ hoặc phân loại sức khỏe theo quy định của bộ tiêu chuẩn sức khỏe chuyên ngành đối với trường hợp khám sức khỏe chuyên ngành] ………..
2. Các bệnh, tật (nếu có): …………..[Ghi rõ các bệnh, tật, phương án điều trị, phục hồi chức năng hoặc giới thiệu khám chuyên khoa để khám bệnh, chữa bệnh]…….
……., ngày ….. tháng …. .năm …….
NGƯỜI KẾT LUẬN
(Ký, ghi rõ họ, tên và đóng dấu)