Giấy hẹn cấp bằng, biên lai tạm giữ bằng lái xe có thay được Giấy phép lái xe? Cầm biên lai xử phạt vi phạm giao thông có bị xử phạt thêm lần nữa không?
Hiện nay, theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định khá nhiều trường hợp vi phạm pháp luật giao thông đường bộ bị xử lý, bên cạnh hình phạt tiền thì còn có hình phạt bổ sung là tạm giữ giấy phép lái xe trong một thời gian nhất định. Vậy trong thời gian tạm giữ thì chủ xe/ người bị tạm giữ có được tiếp tục sử dụng xe không? Biên lai tạm giữ bằng lái xe có thay được Giấy phép lái xe trong thời gian này không?
Mục lục bài viết
1, Giấy phép lái xe là gì?
Giấy phép lái xe hay còn gọi là Bằng lái xe là một loại giấy phép, chứng chỉ do cơ quan nhà nước hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp cho một cá nhân cụ thể cho phép người đó được phép vận hành, lưu thông, tham gia giao thông bằng xe cơ giới các loại như xe máy, xe mô tô phân khối lớn, xe ô tô, xe tải, xe buýt, xe khách, xe container hoặc các loại hình xe khác trên các con đường công cộng.
Quy định về giấy phép lái xe ở các quốc gia tuy có khác nhau tùy vào đặc thù của mỗi nước nhưng nhìn chung để nhận được GPLX, người xin cấp giấy phép lái xe cần trải qua nhiều thủ tục pháp lý như nộp đơn xin cấp, phải trải qua một bài kiểm tra lái xe hoặc những kỳ thi sát hạch về lái xe nghiêm ngặt (tùy yêu cầu của từng loại phương tiện) và các thủ tục khác. Sau khi được cấp GPLX, người đó mới có quyền (về mặt pháp lý) để tham gia giao thông bằng phương tiện xe.
Giấy phép lái xe thông thường được cấp căn cứ vào độ tuổi nhất định. Khi một người vi phạm Luật giao thông, cảnh sát giao thông có thể yêu cầu xuất trình giấy phép lái xe để kiểm tra. Một số quy định pháp luật ở các nước có hình thức xử phạt tịch thu giấy phép lái xe hoặc tước GPLX có thời hạn hay không có thời hạn (giam bằng lái).
2, Biên lai tạm giữ bằng lái xe có thay thế được giấy phép lái xe không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính giao thông đường bộ, đường sắt.
“Điều 82. Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm
2. Để bảo đảm thi hành
Theo quy định trên thì người có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ giấy tờ liên quan đến người điều khiển phương tiện để đảm bảo thi hành quyết định xử phạt. Do đó, trường hợp bạn vi phạm lỗi không mang Giấy phép lái xe thì bạn sẽ bị tạm giữ đăng ký xe để đảm bảo việc nộp phạt vi phạm giao thông.
3, Phân biệt tạm giữ Giấy phép lái xe với tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe?
Tiêu chí | Tước Giấy phép lái xe | Tạm giữ Giấy phép lái xe |
Bản chất(Khái niệm) | Căn cứ theo Điều 21 của | Tạm giữ GPLX Là biện pháp ngăn chặn để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt |
Trường hợp áp dụng | Điều 25 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định, hình thức xử phạt Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe có thời hạn được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng các quy định về an toàn giao thông | Trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự:♦ Giấy phép lái xe; ♦ Hoặc giấy phép lưu hành phương tiện; ♦ Hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện. |
Thời hạn áp dụng | Thời hạn tước quyền sử dụng GPLX dao động từ 1 – 24 tháng tính từ ngày Quyết định xử phạt có hiệu lực tuỳ vào mức độ vi phạm của tài xế;Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm giữ GPLX trong thời hạn tước quyền sử dụng của người vi phạm. | Thời hạn tạm giữ giấy phép lái xe là 07 ngày, có thể kéo dài tối đa không quá 30 ngày kể từ ngày tạm giữ đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh.Tuy nhiên, thời hạn tạm giữ giấy phép lái xe sẽ có hiệu lực cho đến khi cá nhân, tổ chức vi phạm chấp hành xong quyết định xử phạt theo thời hạn được ghi tại biên bản xử phạt.
|
Hậu quả | Cá nhân, tổ chức bị xử phạt sẽ không được lái xe tham gia giao thông trong thời gian tước quyền sử dụng GPLX | Việc tạm giữ GPLX không làm ảnh hưởng đến quyền sử dụng giấy phép. Do đó, cá nhân, tổ chức vẫn được phép điều khiển phương tiện tham gia giao thông trong thời hạn bị tạm giữ GPLX.Nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản mà người vi phạm vẫn chưa đến giải quyết nhưng vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện tham lưu thông trên đường sẽ bị xử phạt với hành vi lái xe không có GPLX. |
4, Bị thu giữ giấy phép lái xe có được phép lái xe?
Căn cứ tại khoản 6 Điều 125
“Điều 125: Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính
6. Trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự: giấy phép lái xe hoặc giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt. Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không có giấy tờ nói trên, thì người có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 10 Điều này.”
Tóm lại, khi bạn vi phạm luật giao thông và bị phạt tiền, không bị tước giấy phép lái xe thì cảnh sát giao thông có quyền thu giữ giấy phép lái xe của bạn để đảm bảo việc chấp hành quyết định xử phạt. Khi hoàn tất việc đóng phạt, bạn sẽ được trả lại giấy phép lái xe.
Đồng thời, trong thời gian bị tạm giữ giấy phép lái xe, bạn vẫn được phép điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Khi bị cảnh sát kiểm tra, bạn có thể xuất trình biên bản xử phạt giao thông. Biên bản này có giá trị thay thế cho giấy tờ xe bị thu giữ.
Tuy nhiên, nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết trong biên bản xử phạt mà bạn vẫn chưa đến cơ quan công an để tiến hành xử phạt mà vẫn tiếp tục lái xe máy sẽ bị áp dụng xử phạt hành vi lái xe mà không có giấy phép lái xe.
5, Bị tịch thu giấy phép lái xe có thi lại được không?
Khoản 4 Điều 126 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 chính có quy định:
‘4. Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính quá thời hạn tạm giữ nếu người vi phạm không đến nhận mà không có lý do chính đáng hoặc trường hợp không xác định được người vi phạm thì người ra quyết định tạm giữ phải thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ; trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo, niêm yết công khai, nếu người vi phạm không đến nhận thì người có thẩm quyền phải ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính để xử lý theo quy định tại Điều 82 của Luật này.’
Tóm lại, khi bị tịch thu bằng lái xe, nếu bạn chưa thực hiện việc nộp phạt thì theo quy định tại Điều 78 Luật xử lý vi phạm hành chính, bạn có thể phải nộp thêm tiền do chậm thực hiện quyết định. Cụ thể:
‘Điều 78. Thủ tục nộp tiền phạt
1. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt, trừ trường hợp đã nộp tiền phạt quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. Nếu quá thời hạn nêu trên, thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp.’
Vì vậy, trường hợp người vi phạm không thực hiện quyết định xử phạt mà trốn tránh và khai báo mất giấy phép lái xe để thi lại thì bạn có thể bị xử phạt theo quy định tại Khoản 3 Điều 37
‘3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:…
g) Cá nhân khai báo không đúng sự thật hoặc sử dụng giấy tờ, tài liệu giả để được học, kiểm tra, sát hạch cấp mới, cấp lại Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ…
8. Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức thực hiện vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
đ) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm g Khoản 3 Điều này bị tịch thu các giấy tờ, tài liệu giả mạo.’
Do vậy, khi bị tịch thu bằng lái xe, trường hợp bạn đã nộp phạt rồi thì bạn chỉ cần cầm biên lai nộp phạt rồi đến cơ quan công an nơi lưu giữ giấy tờ của bạn để lấy lại. Còn nếu bạn chưa nộp phạt thì phải chấp hành quyết định xử phạt vi phạm và nộp thêm lãi suất do chậm nộp tiền phạt.
Đồng thời điều quan trọng nhất đó là khi bạn vi phạm và bạn chấp hành quyết định xử phạt sẽ giúp tránh trường hợp sau này bạn bị truy cứu trách nhiệm về hành vi sử dụng tài liệu giả để lừa dối cơ quan tổ chức và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức theo quy định tại Điều 341 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017.