Giấy đề nghị vay vốn hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng sản xuất là gì? Mẫu Giấy đề nghị vay vốn hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng sản xuất? Hoạt động cho vay vốn hỗ trợ việc làm, duy trì và mở rộng sản xuất?
Để xóa đói, giảm nghèo của người dân, thì Nhà nước đã thực hiện nhiều chính sách, hỗ trợ khác nhau, nhưng để giảm nghèo bền vững, có hiệu quả nhất, thì đó chính là tạo ra việc làm cho người dân. Trong các chính sách hỗ trợ cho người dân đó, thì việc cho vay vốn chính là một biện pháp hiệu quả để giúp người dân thoát nghèo. Khi người dân có nhu cầu vay vốn, thì cần có giấy đề nghị vay vốn hỗ trợ tạo việc làm duy trì và mở rộng việc làm.
Mục lục bài viết
- 1 1. Giấy đề nghị vay vốn hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng sản xuất là gì?
- 2 2. Mẫu Giấy đề nghị vay vốn hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng sản xuất
- 3 3. Hướng dẫn viết giấy đề nghị vay vốn hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng sản xuất:
- 4 4. Hoạt động cho vay vốn hỗ trợ việc làm, duy trì và mở rộng sản xuất:
1. Giấy đề nghị vay vốn hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng sản xuất là gì?
Vay vốn hỗ trợ tạo việc làm duy trì và mở rộng sản xuất là một trong các chính sách của Nhà nước hướng tới các chủ thể là người lao động. Người đi vay chính là người lao động, với nguồn vay là từ Quỹ quốc gia về việc làm, chủ thể tiến hành hoạt động cho vay chính là Ngân hàng Chính sách xã hội. Mục đích của người vay vốn chính là nhằm cho hỗ trợ cho người lao động tạo việc làm hoặc để duy trì, mở rộng sản xuất, tạo thu nhập cho người lao động.
Như vậy, có thể hiểu Giấy đề nghị vay vốn hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng sản xuất chính là văn bản do người lao động có nhu cầu vay vốn lập, gửi lên cơ quan, ngân hàng cùng các giấy tờ theo quy định để đề nghị ngân hàng cho họ vay số tiền nhất định, số tiền này sẽ được dùng cho việc hỗ trợ tạo việc làm cho người lao động hoặc để người lao động duy trì và mở rộng sản xuất của họ.
Giấy đề nghị vay vốn hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng sản xuất được dùng để thể hiện đề nghị của người lao động về mong muốn được ngân hàng cho vay vốn với mục đích để hỗ trợ cho họ tạo việc làm mới hoặc để duy trì và mở rộng sản xuất. Giấy đề nghị còn để các cá nhân kê khai các thông tin về cá nhân, gia đình họ cũng như chính là một trong những căn cứ để Ngân hàng xem xét, quyết định cho họ vay vốn.
Hiện nay, Giấy đề nghị vay vốn hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng sản xuất được chia thành hai dạng đó chính là Giấy đề nghị vay vốn hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng sản xuất dùng để cho vay trực tiếp người lao động và Giấy đề nghị vay vốn hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng sản xuất cho vay người lao động thông qua hộ gia đình.
2. Mẫu Giấy đề nghị vay vốn hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng sản xuất
Giấy đề nghị vay vốn hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng sản xuất được quy định trong Phụ lục của Nghị định số 74/2019/NĐ-CP ngày 23 tháng 9 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm bao gồm hai mẫu đó chính là Giấy đề nghị vay vốn hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng sản xuất dùng để cho vay trực tiếp người lao động mẫu số 1a và Giấy đề nghị vay vốn hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng sản xuất cho vay người lao động thông qua hộ gia đình mẫu số 1b. Các mẫu giấy đề nghị như sau:
Mẫu số 1a
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
GIẤY ĐỀ NGHỊ VAY VỐN
HỖ TRỢ TẠO VIỆC LÀM, DUY TRÌ VÀ MỞ RỘNG VIỆC LÀM
(Cho vay trực tiếp người lao động)
Kính gửi: Ngân hàng Chính sách xã hội …..
Họ và tên: ……….. Ngày, tháng, năm sinh: ……./……../……… (1)
Dân tộc: ………….Giới tính: ………..
Chứng minh nhân dân/Hộ chiếu/Thẻ căn cước công dân số: …………Ngày cấp: ……….Nơi cấp: ………….. (2)
Nơi cư trú: ………….. (3)
Điện thoại: .…………
Thuộc đối tượng ưu tiên (nếu có):
– Người khuyết tật □
– Người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn □
Tôi có nhu cầu vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm để thực hiện dự án:
………… (4)
Nơi thực hiện dự án:………. (5)
Số người lao động được tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm: …. người, trong đó:
– Lao động nữ (nếu có): …………. người
– Lao động là người khuyết tật (nếu có): ……….. người
– Lao động là người dân tộc thiểu số (nếu có): ………….. người
Vốn thực hiện dự án: ………… đồng, trong đó:
– Vốn tự có: ………….. đồng (6)
Đề nghị Ngân hàng cho vay số tiền: ……….. đồng (7)
(Bằng chữ:………… )
để dùng vào việc:……….(8) , cụ thể như sau:
STT | MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG VỐN VAY | SỐ LƯỢNG | THÀNH TIỀN |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Thời hạn vay: ………..tháng Trả gốc: ………..Trả lãi: ……….. (9)
Tôi cam kết sử dụng vốn vay đúng mục đích, trả nợ gốc và lãi đúng thời hạn, nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật./.
…, ngày… tháng… năm …
NGƯỜI ĐỀ NGHỊ VAY VỐN
(Ký và ghi rõ họ tên)
XÁC NHẬN CỦA UBND XÃ, PHƯỜNG,
THỊ TRẤN ……………..
Ông/bà: …………
Hiện đang cư trú hợp pháp tại địa phương.
Thuộc đối tượng ưu tiên (nếu có)……
……(1)
…, ngày… tháng… năm …
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)
Ghi chú:
(1) Ủy ban nhân dân cấp xã ghi rõ đối tượng ưu tiên (nếu có):
– Người dân tộc thiểu số sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn
– Người khuyết tật
Mẫu số 1b
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
GIẤY ĐỀ NGHỊ VAY VỐN
HỖ TRỢ TẠO VIỆC LÀM, DUY TRÌ VÀ MỞ RỘNG VIỆC LÀM
(Cho vay người lao động thông qua hộ gia đình)
Kính gửi: Ngân hàng Chính sách xã hội ………
Họ và tên: ………. Ngày, tháng, năm sinh: …../…./………. (1)
Dân tộc: ……….. Giới tính: ………
Chứng minh nhân dân/Hộ chiếu/Thẻ căn cước công dân số: ………. (2)
Ngày cấp: ……….Nơi cấp: ………..
Điện thoại: ………..
Là người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền đại diện cho hộ gia đình cư trú tại:……… (3)
Tôi đề nghị vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm cho Ông/bà:……… là thành viên của hộ gia đình.
Ngày, tháng, năm sinh: ……./……../……… Dân tộc:…………. Giới tính:…………
Chứng minh nhân dân/Hộ chiếu/Thẻ căn cước công dân số: …………
Ngày cấp: ………Nơi cấp: ………….
Quan hệ với người đại diện hộ gia đình: …………
Thuộc đối tượng ưu tiên (nếu có):
– Người khuyết tật □
– Người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn □
Để thực hiện dự án: …………… (4)
Nơi thực hiện dự án: ………….. (5)
Số người lao động được tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm: …. người, trong đó:
– Lao động nữ (nếu có): …………. người
– Lao động là người khuyết tật (nếu có): ………… người
– Lao động là người dân tộc thiểu số (nếu có): …………. người
Vốn thực hiện dự án: …………. đồng, trong đó:
– Vốn tự có: ………….. đồng (6)
Đề nghị Ngân hàng cho vay số tiền: ………… đồng (7)
(Bằng chữ: ………… )
để dùng vào việc: ………(8) cụ thể như sau:
STT | MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG VỐN VAY | SỐ LƯỢNG | THÀNH TIỀN |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Thời hạn vay: ………. tháng Trả gốc: ………… Trả lãi: ………. (9)
Tôi cam kết sử dụng vốn vay đúng mục đích, trả nợ gốc và lãi đúng thời hạn, nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật./.
ngày … tháng … năm …
NGƯỜI ĐỀ NGHỊ VAY VỐN
(Ký và ghi rõ họ tên)
XÁC NHẬN CỦA UBND XÃ, PHƯỜNG,
THỊ TRẤN…………
Các ông/bà: …………Thuộc hộ gia đình đang cư trú hợp pháp tại địa phương.
Đối tượng vay vốn thuộc đối tượng ưu tiên (nếu có)
…………….(1)./.
…, ngày … tháng … năm …
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)
Ghi chú:
(1) Ủy ban nhân dân cấp xã ghi rõ đối tượng vay vốn thuộc đối tượng ưu tiên (nếu có):
– Người dân tộc thiểu số sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn
– Người khuyết tật
3. Hướng dẫn viết giấy đề nghị vay vốn hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng sản xuất:
(1) Ghi tên của người đề nghị theo Giấy khai sinh/ Chứng minh nhân dân
(2) Ghi theo chứng minh nhân dân
(3) Ghi nơi cư trú của người đề nghị, ghi rõ thôn/xóm, xã/phường/thị trấn, quận/huyện, tỉnh/thành phố
(4) Ghi tên dự án của người đề nghị vay vốn sử dụng vay vốn có mục đích sử dụng vào
(5) Ghi nơi thực hiện dự án
(6) Ghi số vốn người đề nghị đang có
(7) Ghi số vốn đề nghị vay
(8) Ghi mục đích của việc sử dụng vốn vay
(9) Ghi thời hạn dự định trả vốn vay của người đề nghị
4. Hoạt động cho vay vốn hỗ trợ việc làm, duy trì và mở rộng sản xuất:
Đối tượng được cho vay vốn hỗ trợ việc làm, duy trì và mở rộng sản xuất đó chính là người lao động. Đối với người lao động là người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn hoặc người lao động là người khuyết tật thì sẽ được vay vốn với mức lãi suất thấp hơn so người người lao động còn lại. Chủ thể trực tiếp thực hiện hoạt động cho vay vốn đó chính là Ngân hàng chính sách xã hội.
Mức vay tối đa đối với người lao động đó chính là 100 triệu đồng, tuy nhiên, mức vay cụ thể đối với từng trường hợp còn khác nhau, tùy thuộc vào nguồn vốn cũng như chu kỳ sản xuất, kinh doanh, khả năng trả nợ người lao động vay vốn để Ngân hàng thỏa thuận, quyết định hạn mức cho vay.
Thời hạn vay vốn tối đa đó chính là 120 tháng, đây là hạn mức được quy định chung cho cả trường hợp người lao động vay vốn và cơ sở sản xuất, kinh doanh tiến hành vay vốn. Và cũng tương tự như hạn mức vay, Ngân hàng cũng căn cứ vào nguồn vốn cũng như chu kỳ sản xuất, kinh doanh, khả năng trả nợ người lao động vay vốn để Ngân hàng thỏa thuận, quyết định về thời hạn vay vốn.
Khi có nhu cầu vay vốn, người lao động cần có hồ sơ vay vốn gửi đến chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội hoặc phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội. Hồ sơ đề nghị vay vốn đó chính là có Giấy đề nghị vay vốn có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc cư trú hợp pháp hoặc xác nhận thuộc đối tượng ưu tiên theo quy định.