Giấy đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa là gì? Giấy đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa để làm gì? Giấy đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa? Hướng dẫn sử dụng giấy đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa? Quy định của pháp luật về đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép thành lập Sở giao dịch hàng hoá?
Sở giao dịch hàng hóa là doanh nghiệp và vì thế khi Sở giao dịch hàng hoá thành lập và đi vào hoạt động thì cần phải đáp ứng đầy đủ những điều kiện về thành lập và phải đăng ký giấy phép thành lập Sở giao dịch hàng hóa theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trong một số trường hợp vì một số lý do nào đó như bị mất, rách, hỏng.. thì Sở giao dịch hàng hóa sẽ tiến hành thủ tục đề nghị sửa đổi, bồ sung Giấy phép thành lập Sở giao dịch hàng hóa. Vậy mẫu giấy đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép thành lập Sở giao dịch hàng hóa bao gồm những nội dung gì? Bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ cung cấp cho bạn đọc mẫu giấy đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép thành lập Sở giao dịch hàng hóa.
Luật sư
– Cơ sở pháp lý: Nghị định 51/2018/NĐ-CP sửa đổi
1. Giấy đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa là gì?
Giấy đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép thành lập Sở giao dịch hàng hoá là mẫu giấy đề nghị do Sở giao dịch hàng hoá lập ra khi Giấy phép thành lập Sở giao dịch của họ bị mất, hoặc hỏng, hoặc rách, hoặc bị thất lạc… Giấy đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy phép thành lập Sở giao dịch hàng hoá nêu rõ thông tin về tến ở giao dịch hàng hoá, địa chỉ trụ sở chính, số điện thoại, email/fax, họ tên của người đại diện theo pháp luật của Sở giao dịch hàng hoá, ngày, tháng, năm sinh, số chứng minh nhân dân/ căn cước công dân, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, chỗ ở hiện tại, nôi dung đề nghị sửa đổi bổ sung giấy phép thành lập Sở giao dịch, lý do sửa đổi, bổ sung…
2. Giấy đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hoá để làm gì?
Giấy đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hoá được dùng để đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép thành lập Sở giao dịch hàng hoá của Sở giao dịch hàng hoá. Giấy đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hoá là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, xem xét và sửa đổi, bổ sung Giấy phép thành lập Sở giao dịch hàng hoá. Giấy đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép thành lập Sở giao dịch hàng hoá được gửi đến Bộ Công Thương.
3. Giấy đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hoá.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————————–
(Địa danh), ngày… tháng… năm…
GIẤY ĐỀ NGHỊ
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG GIẤY PHÉP THÀNH LẬP SỞ GIAO DỊCH HÀNG HÓA
Kính gửi: Bộ Công Thương.
1. Tên Sở Giao dịch hàng hóa (ghi bằng chữ in hoa, tên trên Giấy phép thành lập):(1)
Giấy phép thành lập số:…….… do Bộ Công Thương cấp ngày:………/………/.(2) .
Địa chỉ trụ sở chính: ……..(3)
Điện thoại:……. Fax: ……..(4) .
Email:…… Website: …(5)
2. Họ tên người đại diện theo pháp luật của Sở Giao dịch hàng hóa (ghi bằng chữ in hoa): ….. Nam/nữ: (6)
Sinh ngày: ………/……../……… Dân tộc:…. Quốc tịch: ……(7)
Số thẻ căn cước/Chứng minh nhân dân số: ……….(8)
Ngày cấp: ………/……../……… Cơ quan cấp: ……(9)
Giấy tờ chứng thực cá nhân khác (nếu không có CMND): ……….
Số giấy chứng thực cá nhân: ………..
Ngày cấp: ………/……../……… Cơ quan cấp: ……
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: …………(10)
Chỗ ở hiện tại: ……………(11)
Đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa với các nội dung cụ thể như sau:
Nội dung sửa đổi, bổ sung: ……………(12)
Lý do sửa đổi, bổ sung: …..(13)
Sở Giao dịch cam kết chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác, trung thực của nội dung Giấy đề nghị và tài liệu kèm theo.
Tài liệu gửi kèm: Bản gốc Giấy phép thành lập Sở Giao dịch đã được cấp.
ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA SỞ GIAO DỊCH HÀNG HÓA
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
4. Hướng dẫn sử dụng giấy đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa
(1): Điền tên của Sở Giao dịch hàng hóa (ghi bằng chữ in hoa, tên trên Giấy phép thành lập)
(2): Điền Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hoá
(3): Điền địa chỉ trụ sở chính
(4): Điền số điện thoại/ fax
(5): Điền email/website
(6): Điền họ tên người đại diện theo pháp luật của Sở Giao dịch hàng hóa.
(7): Điền ngày sinh, dân tộc, quốc tịch của người đại diện
(8) (9): Điền số thẻ căn cước/Chứng minh nhân dân số, ngày cấp
(10): Điền nơi đăng ký hộ khẩu thường trú
(11): Điền chỗ ở hiện tại
(12): Điền nội dung sửa đổi, bổ sung
(13): Điền lý do sửa đổi, bổ sung
5. Quy định của pháp luật về đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa
Về bản chất, Sở giao dịch hàng hoá là doanh nghiệp và việc thành lập, hoạt động, đăng ký thành lập Sở giao dịch hàng hoá theo quy định của pháp
+ Thứ nhất, điều kiện về vốn: Sở giao dịch hàng hoá phải có vốn điều lệ từ một trăm năm mươi (150) tỷ đồng trở lên.
+ Thứ hai, điều kiện về hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng các yêu cầu về giải pháp công nghệ và kỹ thuật trong hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa: Sở giao dịch hàng hoá phải có hệ thống công nghệ thông tin và phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về giải pháp công nghệ và kỹ thuật trong hoạt động mua bán hàng hoá. Theo đó, hệ thông công nghệ thông tin phải đáp ứng là có hệ thống máy chủ hoạt động ổn định và có tối thiểu một máy chủ dự phòng luôn ở trạng thái sẵn sàng trong trường hợp hệ thống chính xảy ra sự cố và hệ thống máy chủ đảm bảo sao lưu dữ liệu của các ứng dụng nghiệp vụ, dữ liệu giao dịch, đảm bảo khôi phục thông tin dữ liệu trong trường hợp phát sinh sự cố. Bên cạnh đó, hệ thống phần mềm trong hệ thống công nghệ thông tin phải có chức năng nhật ký thao tác để lưu vết mọi giao dịch hàng hóa, thanh toán, giao nhận trong quy trình nghiệp vụ tối thiểu trong thời gian 05 năm, và hệ thống công nghệ thông tin phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật về an toàn thông tin mạng( nếu có) và phải thực hiện các yêu cầu về quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật.
– Theo đó, điều lệ hoạt động của Sở giao dịch hàng hoá do Sở giao dịch hàng hoá tự lập ra tuy nhiên điều lệ đó không được trái với những quy định của pháp luật. Khi thành lập Sở giao dịch hàng hoá thì Sở giao dịch hàng hoá đó phải lập hồ sơ và gửi đến cơ quan có thẩm quyền, tại Điều 9 Nghị định 51/2018/NĐ-CP sửa đổi
(1): Văn bản đề nghị thành lập Sở giao dịch hàng hoá theo quy định của pháp luật
(2): Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
(3): Bản dự thảo Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa với các nội dung theo quy định của pháp luật. Bản dự thảo Điều lệ hoạt động do người đại diện theo pháp luật của Sở Giao dịch hàng hóa ký.
(4): Giải trình kinh tế kỹ thuật với các nội dung về mục tiêu, trụ sở hoạt động, cơ sở vật chất, hệ thống công nghệ thông tin kèm các tài liệu chứng minh.
Trong giấy phép thành lập Sở giao dịch hàng hoá thì phải bảo đảm đầy đủ những nội dung như: tên, địa chỉ trụ sở chính; họ tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số thẻ căn cước, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo pháp luật của Sở Giao dịch hàng hóa, hàng hoá giao dịch, số đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp thành lập Sở Giao dịch hàng hóa, vốn điều lệ của Sở Giao dịch hàng hóa…
Tuy nhiên, trong một số trường hợp vì lý do giấy phép thành lập Sở giao dịch hàng hoá bị mất, rách, nát, hư hỏng, thất lạc… thì Sở giao dịch hàng hoá đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép thành lập Sở giao dịch hàng hoá theo quy định của pháp luật. Theo đó, hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy phép thành lập Sở giao dịch hàng hoá bao gồm những giấy tờ, tài liệu như sau: (1) Văn bản đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa theo quy định của pháp luật, (2) Bản sao Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa, (3) Các tài liệu chứng minh yêu cầu sửa đổi, bổ sung.
– Thời hạn giải quyết: mười ngày kể từ nhận được hồ sơ hợp lệ thì Bộ Công Thương phải quyết định việc sửa đổi, bổ sung Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa. Trong trường hợp không sửa đổi, bổ sung Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa, Bộ Công Thương phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
– Hình thức nộp hồ sơ: Gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc qua mạng điện tử của Bộ Công Thương.
– Cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Bộ Công Thương.
Cũng tương tự như đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy phép thành lập Sở giao dịch hàng hoá thì Sở giao dịch hàng hoá cũng có thể đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập Sở giao dịch hàng hoá, theo đó, trình tự, thủ tục, hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập Sở giao dịch phải được thực hiện theo quy định của pháp luật về đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập Sở giao dịch hàng hoá.