Giấy đăng ký hoạt động chi nhánh của trung tâm trọng tài là gì? Giấy đăng ký hoạt động chi nhánh của trung tâm trọng tài để làm gì? Giấy đăng ký hoạt động chi nhánh của trung tâm trọng tài 2021? Hướng dẫn làm Giấy đăng ký hoạt động chi nhánh của trung tâm trọng tài? Thủ tục đăng ký hoạt động chi nhánh của trung tâm trọng tài? Tên của Trung tâm trọng tài, Chi nhánh, Văn phòng đại diện của Trung tâm trọng tài được quy định như thế nào?
Như chúng ta đã biết thì các hoạt động tranh chấp trong hoạt động thương mại thì không thể không nhắc tới vai trò hòa giải của trọng tài thương mại. Hoạt động của trung tâm trọng tài thương mại thành lập dựa trên quy định của pháp luật. và theo các trình tự thủ tục nhất định. Một trong số thủ tục đó không thể thiếu chính là Giấy đăng ký hoạt động của trung tâm trọng tài. Vậy trong trường hợp thành lập chi nhánh của trung tâm trọng tài được quy định như thế nào? Giấy đăng ký hoạt động chi nhánh của trung tâm trọng tài có nội dung và hình thức ra sao? Dưới đây là thông tin chi tiết về vấn đề này.
Cơ sở pháp lý:
Luật sư
1. Giấy đăng ký hoạt động chi nhánh của trung tâm trọng tài là gì?
Căn cứ vào Điều 9 Nghị định 63/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật Trọng tài thương mại do Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định khái niệm như sau:
– Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của Trung tâm trọng tài, hoạt động phù hợp với lĩnh vực hoạt động ghi trong Giấy phép thành lập của Trung tâm trọng tài.
– Trung tâm trọng tài phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của Chi nhánh. Trung tâm trọng tài cử một Trọng tài viên làm Trưởng Chi nhánh.
Giấy đăng ký hoạt động chi nhánh của trung tâm trọng tài là mẫu văn bản với các nội dung và thông tin của trung tâm trọng tài có nh cầu muốn thành lập chi nhánh hoạt động về lĩnh vực trọng tài và tiến hành theo đúng các thủ tục thành lập và hoạt động hợp pháp, do đó yêu cầu phải có giấy Giấy đăng ký hoạt động chi nhánh của trung tâm trọng tài để được sự bảo vệ của pháp luật
2. Giấy đăng ký hoạt động chi nhánh của trung tâm trọng tài để làm gì?
Giấy đăng ký hoạt động chi nhánh của trung tâm trọng tài được lập ra với mục đích đăng ký với cơ quan có thẩm quyền về việc hoạt động chi nhánh của trung tâm trọng tài từ đó là cơ sở xem xét, thẩm định và chấp thuận hồ sơ, cho phép chi nhánh ủa trung tâm trọng tài hoạt động hợp pháp. Nội dung đơn là thông tin của trong tâm trọng tài cùng thông tin, nội dung chi nhánh của trung tâm trọng tài mong muốn đăng ký hoat động
3. Giấy đăng ký hoạt động chi nhánh của trung tâm trọng tài
Mẫu số 07/TP-TTTM
(Ban hành kèm theo
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Tỉnh (thành phố), ngày ….. tháng ….. năm …
GIẤY ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG
CHI NHÁNH CỦA TRUNG TÂM TRỌNG TÀI
Số:………………/TP/ĐKHĐ-CNTT
UBND, TỈNH, TP ……………
SỞ TƯ PHÁP
——-
Số: …………../TP/ĐKHĐ-CNTT
GIẤY ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG
CHI NHÁNH CỦA TRUNG TÂM TRỌNG TÀI
1. Tên Chi nhánh của Trung tâm trọng tài:
……
Tên viết tắt: (nếu có) ………Tên giao dịch bằng tiếng Anh (nếu có):…… Số điện thoại:……………. Fax:……………….. Email:………………………… Website (nếu có) …………
2. Địa điểm đặt trụ sở Chi nhánh: (ghi rõ số nhà, đường/phố, phường/xã, quận/huyện, tỉnh/thành phố):………
3. Lĩnh vực hoạt động của Chi nhánh:……
4. Trưởng Chi nhánh:
Họ và tên:……. Giới tính:……
Quốc tịch:……
Số hộ chiếu/Chứng minh nhân dân:………
Do:…….. cấp ngày ……. tháng …….. năm ………. tại………
5. Thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Chi nhánh:
STT | Ngày, tháng, năm | Nội dung thay đổi | Xác nhận nội dung thay đổi (Ký tên, đóng dấu) |
4. Hướng dẫn làm Giấy đăng ký hoạt động chi nhánh của trung tâm trọng tài
Soạn thảo các nội dung đầy đủ trong Mẫu số 07/TP-TTTM: Giấy đăng ký hoạt động chi nhánh của trung tâm trọng tài
Xác nhận nội dung thay đổi (Ký tên, đóng dấu).
5. Thủ tục đăng ký hoạt động chi nhánh của trung tâm trọng tài
5.1. Hoạt động của chi nhánh trung tâm trọng tài cần những điều kiện nào?
Điều kiện đầu tiên để hoạt động chi nhánh trung tâm trọng tài đó là phải được thành lập khi có ít nhất năm sáng lập viên là công dân Việt Nam và công dân đó phải có đủ điều kiện để làm Trọng tài viên quy định của pháp luật đề nghị thành lập và được Bộ trưởng Bộ Tư pháp cấp Giấy phép thành lập.
Trong khoảng thời gian 30 ngày, thời gian kể từ ngày nhận được Giấy phép thành lập, Trung tâm trọng tài phải đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi Trung tâm trọng tài đặt trụ sở. Khi hết thời hạn này nếu Trung tâm trọng tài không đăng ký thì giấy phép không còn giá trị
Lưu ý, trong thời hạn 30 ngày, thời gian kể từ ngày được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cho phép thành lập Chi nhánh, Văn phòng đại diện của Trung tâm trọng tài ở nước ngoài hoặc kể từ ngày chấm dứt hoạt động của Chi nhánh, Văn phòng đại diện ở nước ngoài theo quy định của pháp luật thì trung tâm trọng tài phải thông báo bằng văn bản gửi tới Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp nơi Trung tâm đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật
5.2. Thực hiện đăng ký hoạt động chi nhánh của trung tâm trọng tài
– Tổ chức có yêu cầu nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp theo quy định.
– Trong các trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì cán bộ tiếp nhận hướng dẫn kê khai hồ sơ theo quy định. Trong trường hợp hồ sơ hợp lệ theo yêu cầu thì tiếp nhận, vào sổ theo dõi và viết phiếu tiếp nhận hồ sơ
– Thực hiện nộp lệ phí và nhận kết quả tại bộ phận “một cửa” của Sở Tư pháp quy định
5.3. Thành phần, số lượng hồ sơ đăng ký hoạt động chi nhánh của trung tâm trọng tài
– Theo quy định, thành phần hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ sau đây::
+ Đơn đăng ký hoạt động mẫu Mẫu số 04/TP-TTTM (Ban hành kèm theo Thông tư số 12/TT-BTP).
+ Bản sao có chứng thực Giấy phép thành lập Trung tâm trọng tài; trong trường hợp nộp bản sao thì phải kèm theo bản chính để đối chiếu;
+ Bản sao có chứng thực Điều lệ Trung tâm trọng tài; trong trường hợp nộp bản sao thì phải kèm theo bản chính để đối chiếu;
+ Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy tờ chứng minh về trụ sở hoạt động của Trung tâm trọng tài.
– Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
5.4. Thời hạn giải quyết hồ sơ đăng ký hoạt động chi nhánh của trung tâm trọng tài
Thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
d. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Tư pháp
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Tư pháp
e. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy đăng ký hoạt động trung tâm trọng tài.
g. Lệ phí: 1.500.000 đồng/trường hợp.
h. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được Giấy phép thành lập, Trung tâm trọng tài phải đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi Trung tâm trọng tài đặt trụ sở. Hết thời hạn này nếu Trung tâm trọng tài không đăng ký thì giấy phép không còn giá trị.
5.5. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
– Luật Trọng tài thương mại số 54/2010/QH12 ngày 17/6/2010;
– Nghị định 63/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật Trọng tài thương mại;
– Thông tư 12/2012/TT-BTP biểu mẫu về tổ chức và hoạt động trọng tài thương mại do Bộ Tư pháp ban hành;
– Thông tư 42/2013/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý lệ phí trong lĩnh vực hoạt động trọng tài thương mại do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành;
6. Tên của Trung tâm trọng tài, Chi nhánh, Văn phòng đại diện của Trung tâm trọng tài được quy định như thế nào?
Tại Điều 6. Tên của Trung tâm trọng tài, Chi nhánh, Văn phòng đại diện của Trung tâm trọng tài Nghị định Số: 63/2011/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trọng tài thương mại quy định:
1. Tên của Trung tâm trọng tài được viết bằng tiếng Việt do các sáng lập viên lựa chọn nhưng phải bao gồm cụm từ “Trung tâm trọng tài” và không trùng, không gây nhầm lẫn với tên của Trung tâm trọng tài, Chi nhánh, Văn phòng đại diện của Trung tâm trọng tài đã được cấp Giấy phép thành lập, không vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Trong trường hợp Trung tâm trọng tài có tên bằng tiếng nước ngoài thì tên gọi đó phải là tên được dịch từ tên bằng tiếng Việt sang tiếng nước ngoài, không trùng, không gây nhầm lẫn với tên của tổ chức trọng tài khác đang hoạt động tại Việt Nam.
2. Trung tâm trọng tài có thể có biểu tượng, nhưng không được sử dụng Quốc kỳ, Đảng kỳ, Quốc huy, hình ảnh lãnh tụ, hình ảnh đồng tiền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam làm biểu tượng của mình.
3. Tên của Chi nhánh của Trung tâm trọng tài phải bao gồm cụm từ “Chi nhánh” và tên của Trung tâm trọng tài.
4. Tên của Văn phòng đại diện của Trung tâm trọng tài phải bao gồm cụm từ “Văn phòng đại diện” và tên của Trung tâm trọng tài.
Theo đó, Tên của Trung tâm trọng tài được pháp luât quy định rõ ràng như trên đây. với các nội dung như việc đặt tên cho chi nhánh của Trung tâm trọng tài phải bao gồm cụm từ “Chi nhánh” và tên của Trung tâm trọng tài kèm theo đó và được viết bằng tiếng việt. các chủ thể lập chi nhánh Trung tâm trọng tài phải thực hiện theo quy định của pháp luật về việc đăng ký tên, những tên không hợp lệ sẽ không được chấp nhận theo thủ tục đăng ký tên chi nhánh trọng tài. Theo đó các chủ thể thành lập và đăng ký hoạt động của chi nhánh trọng tài cầng lưu ý thực hiện đúng thủ tục.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung Mẫu số 07/TP-TTTM: Giấy đăng ký hoạt động chi nhánh của trung tâm trọng tài và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành