Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là một trong những loại giấy tờ pháp lý quan trọng mà doanh nghiệp cần phải có nếu muốn hoạt động một cách hợp pháp. Vậy giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bị thu hồi có được đăng ký lại hay không?
Mục lục bài viết
1. Giấy đăng ký kinh doanh bị thu hồi có được đăng ký lại không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 76 của Nghị định 01/2021/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp, có quy định cụ thể về vấn đề khôi phục tình trạng pháp lý của các doanh nghiệp sau khi bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Cụ thể như sau:
– Phòng đăng ký kinh doanh là cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định hủy bỏ quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đồng thời tiến hành hoạt động khôi phục lại tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trên hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong những trường hợp cơ bản sau đây:
+ Phòng đăng ký kinh doanh xác định doanh nghiệp không thuộc các trường hợp phải thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;
+ Phòng đăng ký kinh doanh nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền đề nghị khôi phục tình trạng pháp lý của các doanh nghiệp sau khi doanh nghiệp đó bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do cưỡng chế nợ thuế, trong trường hợp doanh nghiệp chưa chuyển sang tình trạng pháp lý đã giải thể theo quy định của pháp luật. Vấn đề này cần phải được cập nhật trên cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
– Phòng đăng ký kinh doanh là cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ phải chịu trách nhiệm về quyết định hủy bỏ quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và việc khôi phục tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trước pháp luật, cần phải được thực hiện trên cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;
– Trong khoảng thời gian 01 ngày làm việc được tính kể từ ngày ra quyết định hủy bỏ quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Phòng đăng ký kinh doanh sẽ phải gửi quyết định đến địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp đó, đồng thời gửi thông báo về việc hủy bỏ quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và khôi phục tình trạng pháp lý của doanh nghiệp cho các cơ quan thuế, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác, tiến hành hoạt động đăng tải quyết định hủy bỏ quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Như vậy có thể nói, không phải trường hợp nào doanh nghiệp cũng có thể tiến hành hoạt động khôi phục tình trạng pháp lý sau khi bị thu hồi giấy phép kinh doanh. Giấy phép kinh doanh bị thu hồi có thể tiến hành hoạt động đăng ký lại khi thuộc một trong những trường hợp sau đây:
– Sau khi xem xét kiểm tra, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Phòng đăng ký kinh doanh xác nhận doanh nghiệp đó không thuộc trường hợp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành thủ tục khôi phục tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trên cổng thông tin điện tử quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;
– Cơ quan quản lý thuế gửi văn bản đến Phòng đăng ký kinh doanh yêu cầu, đề nghị khôi phục tình trạng pháp lý cho doanh nghiệp sau khi cưỡng chế nợ thuế của các doanh nghiệp đó, trong trường hợp các doanh nghiệp chưa chuyển sang tình trạng đã giải thể doanh nghiệp theo quy định của pháp luật, vấn đề này sẽ cần phải được cập nhật trên hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Như vậy, giấy đăng ký kinh doanh khi bị thu hồi có thể thực hiện thủ tục đăng ký lại khi thuộc một trong những trường hợp nêu trên.
Nếu không thuộc một trong những trường hợp nêu trên thì sẽ không được phép khôi phục tình trạng pháp lý của các doanh nghiệp sau khi bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
2. Mức xử phạt doanh nghiệp vẫn tiếp tục kinh doanh sau khi bị thu hồi giấy phép?
Căn cứ theo quy định tại Điều 46 của Nghị định 122/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư, có quy định cụ thể về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm về thành lập doanh nghiệp. Cụ thể như sau:
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi không đảm bảo số lượng thành viên, không đảm bảo số lượng cổ đông theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;
– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với các đối tượng thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
+ Tiến hành hoạt động góp vốn thành lập doanh nghiệp, đăng ký góp vốn, mua cổ phần hoặc mua lại phần vốn góp tại các tổ chức kinh tế khác không đúng hình thức theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;
+ Không có quyền góp vốn, mua cổ phần hoặc phần vốn góp nhưng vẫn cố tình thực hiện trái quy định pháp luật.
– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với các đối tượng thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
+ Không thực hiện thủ tục điều chỉnh vốn, thủ tục thay đổi thành viên hoặc cổ đông sáng lập theo quy định của pháp luật tại các cơ quan đăng ký kinh doanh khi đã kết thúc thời hạn góp vốn và hết thời gian điều chỉnh vốn do các thành viên, cổ đông sáng lập không góp đủ vốn;
+ Cố tình định giá tài sản góp vốn không đúng giá trị thực tế của tài sản.
– Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với các đối tượng thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
+ Hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp, tuy nhiên không thực hiện thủ tục đăng ký;
+ Tiếp tục kinh doanh khi đã bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bởi cơ quan có thẩm quyền, hoặc bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu tạm ngưừg kinh doanh/đình chỉ hoạt động/chấm dứt kinh doanh nhưng vẫn tiếp tục kinh doanh.
Như vậy có thể nói, doanh nghiệp vẫn tiếp tục kinh doanh sau khi bị thu hồi giấy phép kinh doanh sẽ bị phạt tiền với mức cao nhất là 100.000.000 đồng theo như phân tích nêu trên.
3. Các trường hợp thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:
Căn cứ theo quy định tại Điều 212 của Văn bản hợp nhất
– Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp nộp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền là không đúng sự thật, giả mạo;
– Doanh nghiệp do những người bị cấm thành lập doanh nghiệp căn cứ theo quy định tại Điều 17 của Văn bản hợp nhất
– Doanh nghiệp ngừng hoạt động kinh doanh trong khoảng thời gian 01 năm, mà không tiến hành thủ tục thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh và các cơ quan thuế;
– Doanh nghiệp không gửi báo cáo theo quy định của pháp luật căn cứ theo quy định tại Điều 216 của Văn bản hợp nhất Luật doanh nghiệp năm 2022, đến các cơ quan có thẩm quyền đăng ký kinh doanh trong khoảng thời gian 06 tháng được tính kể từ ngày hết hạn gửi báo cáo, đồng thời không có lí do chính đáng;
– Các trường hợp khác theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tòa án, hoặc theo đề nghị của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH 2022 Luật Doanh nghiệp;
– Nghị định 122/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư;
– Nghị định 01/2021/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp.