Để được vào Đảng thì mỗi công dân phải trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Và giai đoạn học lớp cảm tình Đảng là bước đầu tiên để được kết nạp Đảng sau này. Vậy, Giấy chứng nhận học lớp nhận thức về Đảng có giá trị trong bao lâu?
Mục lục bài viết
1. Quy định về học lớp cảm tình Đảng:
Theo quyết định số: 29-QĐ/TW quy định thi hành điều lệ Đảng
-Về tuổi đời: Tại thời điểm chi bộ xét kết nạp, người vào Đảng phải đủ 18 tuổi đến đủ 60 tuổi (tính theo tháng).
Việc kết nạp vào Đảng những người trên 60 tuổi do cấp ủy trực thuộc Trung ương xem xét, quyết định.
-Về trình độ học vấn
Người vào Đảng phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc tương đương trở lên.
Học vấn của người vào Đảng đang sinh sống ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn và những trường hợp cụ thể khác do yêu cầu phát triển đảng mà không bảo đảm được quy định chung thì thực hiện theo Hướng dẫn của Ban Bí thư.
2. Giấy chứng nhận học lớp nhận thức về Đảng có giá trị trong bao lâu?
Theo hướng dẫn của số 01 -HD/TW Hướng dẫn một số vấn đề cụ thể thi hành điều lệ Đảng thì quá 12 tháng, kể từ khi lập hồ sơ đề nghị xét kết nạp người vào Đảng mà chi bộ chưa xem xét đề nghị kết nạp được thì phải làm lại các tài liệu sau:
– Văn bản giới thiệu của đảng viên chính thức được phân công giúp đỡ người vào Đảng.
– Nghị quyết giới thiệu đoàn viên vào Đảng của Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cơ sở hoặc tập thể chi đoàn cơ sở; ban chấp hành công đoàn cơ sở.
– Văn bản thẩm tra bổ sung lý lịch của người vào Đảng nếu có thay đổi so với thời điểm thẩm tra lần trước.
– Ý kiến nhận xét bổ sung của tổ chức chính trị – xã hội nơi người vào Đảng sinh hoạt và chi ủy hoặc chi bộ nơi cư trú đối với người xin vào Đảng.
Quá 60 tháng, kể từ ngày người xin vào Đảng được cấp Giấy chứng nhận đã học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng mà chi bộ chưa xem xét đề nghị kết nạp, thì chi bộ phải giới thiệu người vào Đảng học lại để được cấp giấy chứng nhận mới trước khi xem xét, kết nạp.
3. Học lớp cảm tình Đảng cách đây 4 năm, bây giờ có được xét kết nạp Đảng không?
Nếu học lớp cảm tình Đảng của bạn học cách đây 4 năm tức là thời gian ở đây là 48 tháng thì theo quy định của hướng dẫn số 01- HD/TW của hướng dẫn thi hành điều lệ Đảng thì nếu quá 60 tháng kể từ ngày người xin Đảng được cấp Giấy chứng nhận đã học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng mà chi bộ chưa xem xét đề nghị kết nạp, thì chi bộ phải giới thiệu người vào Đảng học lại để được cấp giấy chứng nhận mới trước khi xem xét, kết nạp.Ở đây thì bạn giấy cảm nhận tình Đảng của bạn vẫn còn giá trị.
Tóm tắt câu hỏi:
Năm nay em 23 tuổi, đang làm nhân viên kế toán tại 1 công ty. Khi còn là sinh viên em được đi học cảm tình Đảng tại khu em ở, em tham gia sinh hoạt Đoàn nên được cử đi học. Em học từ hồi tháng 6 năm 2012, Bằng của em được loại Giỏi. Tháng 8 năm 2015 em xin đi làm kế toán tại 1 công ty cổ phần, em thử việc 2 tháng, Tháng 10 năm 2015 em được ký hợp đồng 1 năm. Vậy đến tháng 6 năm 2016 em có đủ điều kiện để xét kết nạp Đảng tại Công ty em đang làm hay không?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ vào Khoản 2 Điều 1 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam có quy định như sau:
“Công dân Việt Nam từ mười tám tuổi trở lên, thừa nhận và tự nguyện: thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng; qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm, đều có thể được xem xét để kết nạp vào Đảng”
Điều 1 (Khoản 2): Tuổi đời và trình độ học vấn của người vào Đảng
Về tuổi đời
a) Tại thời điểm chi bộ xét kết nạp, người vào Đảng phải đủ 18 tuổi đến đủ 60 tuổi (tính theo tháng).
b) Việc kết nạp vào Đảng những người trên 60 tuổi do cấp ủy trực thuộc Trung ương xem xét, quyết định.
Về trình độ học vấn
a) Người vào Đảng phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc tương đương trở lên.
b) Học vấn của người vào Đảng đang sinh sống ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn và những trường hợp cụ thể khác do yêu cầu phát triển đảng mà không bảo đảm được quy định chung thì thực hiện theo Hướng dẫn của Ban Bí thư.
Căn cứ vào Điều 4 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt nam quy định về thủ tục kết nạp đảng viên như sau:
1. Người vào Đảng phải :
– Có đơn tự nguyện xin vào Đảng;
– Báo cáo trung thực lý lịch với chi bộ;
– Được hai đảng viên chính thức giới thiệu.
Nơi có tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, người vào Đảng trong độ tuổi thanh niên phải là đoàn viên, được ban chấp hành đoàn cơ sở và một đảng viên chính thức giới thiệu.
Ở các cơ quan, doanh nghiệp nơi không có tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, người vào Đảng phải là đoàn viên công đoàn, được ban chấp hành công đoàn cơ sở và một đảng viên chính thức giới thiệu.
Trong đó quy định hồ sơ đề nghị xét kết nạp Đảng bao gồm:
+ Lý lịch của người xin vào Đảng
+ Đơn xin vào Đảng (viết tay gói gọn trong 2 mặt của 1 tờ giấy A4)
+
+ Nhận xét của đoàn thể
+ Nhận xét của Đảng ủy địa phương nơi quần chúng đang cư trú (thường xuyên)
+ Tổng hợp ý kiến nhận xét của đoàn thể và địa phương nơi cư trú.
+ Giấy chứng nhận học lớp nhận thức về Đảng
+ Xác nhận thẩm tra lý lịch đối tượng kết nạp Đảng
+ Biên bản họp chi bộ xét kết nạp quần chúng ưu tú vào Đảng và Nghị quyết chi Chi bộ
Ngoài ra, căn cứ vào Hướng dẫn số 01- HD/TW Giấy chứng nhận học lớp nhận thức về Đảng có giá trị không quá 60 tháng kể từ khi người vào Đảng được cấp giấy chứng nhận đã học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng mà chi bộ chưa xem xét đề nghị kết nạp, thì chi bộ phải giới thiệu người vào Đảng học lại để được cấp giấy chứng nhận mới trước khi xem xét, kết nạp.
Trong trường hợp này của bạn, giấy chứng nhận đã học lớp cảm tình Đảng từ tháng 6 năm 2012 và đến hiện nay đã là 4 năm tương ứng với 48 tháng tức là giấy chứng nhận học lớp nhận thức về Đảng của bạn vẫn còn có hiệu lực và bạn có thể làm hồ sơ để xem xét kết nạp vào Đảng.
Khi đã được kết nạp vào Đảng cộng sản Việt Nam thì Đảng viên sẽ có các quyền được quy định tại điều 3 quy định 29/QĐ -TW thi hành điều lệ Đảng như sau:
Quyền được thông tin của đảng viên
Định kỳ hằng tháng, theo hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Trung ương và cấp ủy cấp trên, các cấp ủy đảng thông tin cho đảng viên về tình hình, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị; các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thời sự trong nước, thế giới phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ, đặc điểm của tổ chức đảng và đảng viên, góp phần nâng cao nhận thức, tạo điều kiện cho đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Quyền của đảng viên trong việc ứng cử, đề cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng.
Thực hiện theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương.
Quyền của đảng viên trong việc phê bình, chất vấn tổ chức đảng và đảng viên; báo cáo, kiến nghị với cơ quan có trách nhiệm.
Đảng viên có quyền được phê bình, chất vấn, báo cáo, kiến nghị trực tiếp hoặc bằng văn bản trong phạm vi tổ chức của Đảng về hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên ở mọi cấp; về những vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức đảng hoặc chức trách, nhiệm vụ, phẩm chất đạo đức của đảng viên đó; chịu trách nhiệm trước tổ chức đảng về ý kiến của mình. Khi nhận được ý kiến phê bình, chất vấn, báo cáo, kiến nghị, tổ chức đảng và đảng viên có trách nhiệm phải trả lời theo thẩm quyền, chậm nhất là 30 ngày làm việc đối với tổ chức cơ sở đảng và đảng viên, 60 ngày làm việc đối với cấp huyện, tỉnh và tương đương, 90 ngày làm việc đối với cấp Trung ương. Những trường hợp phức tạp cần phải kéo dài hơn thời gian quy định trên thì phải thông báo cho tổ chức đảng và đảng viên biết lý do.
Đảng viên được thông báo ý kiến nhận xét của cấp ủy nơi làm việc và nơi cư trú khi xem xét bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử được trình bày ý kiến với tổ chức đảng, cấp ủy đảng khi xem xét, quyết định công tác hoặc thi hành kỷ luật đối với mình.
Ngoài ra thì Đảng viên cũng có thể giới thiệu người vào Đảng
Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cơ sở hoặc tập thể chi đoàn cơ sở; Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở xem xét, ra nghị quyết giới thiệu đoàn viên vào Đảng. (Khoản 2): Đảng viên giới thiệu người vào Đảng.
Là đảng viên chính thức, cùng công tác, lao động, học tập ít nhất 12 tháng với người được giới thiệu vào Đảng trong cùng một đơn vị thuộc phạm vi lãnh đạo của đảng bộ, chi bộ cơ sở.
Nếu đảng viên giới thiệu người vào Đảng chuyển đến đảng bộ, chi bộ cơ sở khác, bị kỷ luật hoặc vì lý do khác không thể tiếp tục theo dõi, giúp đỡ người vào Đảng thì chi bộ phân công đảng viên chính thức khác theo dõi, giúp đỡ người vào Đảng (không nhất thiết đảng viên đó cùng công tác, lao động, học tập với người vào Đảng ít nhất 12 tháng).