Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lĩnh vực giống cây trồng là gì? Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lĩnh vực giống cây trồng để làm gì? Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lĩnh vực giống cây trồng 2022? Hướng dẫn làm Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lĩnh vực giống cây trồng?
Như chúng ta đã biết thì sản xuất kinh doanh giống cây trồng thuộc danh mục ngành, nghề kinh doanh có điều kiện thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, cơ quan thực hiện Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Uỷ ban Nhân dân tỉnh, huyện, xã. Rất nhiều người vẫn thắc mắc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lĩnh vực giống cây trồng được làm như thế nào?
Tổng đài Luật sư
Mục lục bài viết
- 1 1. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lĩnh vực giống cây trồng là gì?
- 2 2. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lĩnh vực giống cây trồng để làm gì?
- 3 3. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lĩnh vực giống cây trồng:
- 4 4. Hướng dẫn làm giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lĩnh vực giống cây trồng:
- 5 5. Trình tự và thủ tục xin giấy phép kinh doanh giống cây trồng:
1. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lĩnh vực giống cây trồng là gì?
Giấy phép kinh doanh giống cây trồng là loại giấy chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép tổ chức, cá nhân sở hữu nó tổ chức một hoặc một số hoạt động kinh doanh liên quan đến các loại giống cây trồng theo quy định của Luật trồng trọt 2018.
Căn cứ theo quy định của pháp luật Việt Nam năm 2019 thì ngành nghề kinh doanh giống cây trồng thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện cụ thể tại mục 176 Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện tại phụ lục 4 của
2. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lĩnh vực giống cây trồng để làm gì?
Các cá nhân, tổ chức khi kinh doanh chính về lĩnh vực giống cây trồng thì cần phải có đầy đủ những điều kiện gồm:
+ Phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nội dung trong đó có thông tin về mặt hàng của giống cây trồng.
+ Cần có các nhân viên kỹ thuật đảm bảo đủ năng lực nắm vững về những kỹ thuật để bảo quản đối với giống cây trồng và nhận biết đối với các loại giống cây để hoạt động kinh doanh.
+ Phải thuê hay có nhân viên để thực hiện kiểm nghiệm và có thiết bị để kiểm nghiệm đối với chất lượng của những loại giống cây để kinh doanh.
+ Có cơ sở vật chất đảm bảo về kỹ thuật và có địa điểm để hoạt động kinh doanh phải phù hợp trong việc kinh doanh đối với mỗi cấp giống và mỗi loại giống.
+ Cá nhân, tổ chức thực hiện sản xuất chính về giống cây trồng nhằm mục đích về thương mại thì sẽ cần phải có đầy đủ những điều kiện bao gồm:
+ Phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với lĩnh vực kinh doanh giống cây trồng.
+ Thuê hay có các nhân viên có trình độ kỹ thuật đã được đào tạo trong việc bảo vệ thực vật, nuôi trồng thuỷ sản, trồng trọt.
+ Có các trang thiết bị và cơ sở vật chất về kỹ thuật cần phải phù hợp về các quy trình tiến hành sản xuất đối với mỗi cấp giống, mỗi loại giống được ban hành từ Bộ Thuỷ sản, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn.
+ Cần có địa điểm để thực hiện sản xuất về giống cây trồng phải được phù hợp về quy hoạch thuộc ngành Thuỷ sản, ngành Nông nghiệp và phải phù hợp đối với các yêu cầu của mỗi cấp giống, mỗi loại giống khi sản xuất và đảm bảo được các tiêu chuẩn về môi trường dựa vào quy định theo pháp luật trong việc bảo vệ môi trường, về thuỷ sản và kiểm dịch và bảo vệ thực vật.
Khi cá nhân, hộ gia đình kinh doanh, sản xuất chính về giống cây trồng mà không có nằm trong diện phải thực hiện đăng kí kinh doanh thì sẽ không cần phải tiến hành quy định trong khoản số 01 và 02 tại Điều số 36 của Luật đầu tư năm 2014. Tuy nhiên sẽ cần phải đảm bảo đạt được các tiêu chuẩn đối với chất lượng về vệ sinh môi trường và của giống cây trồng dựa vào quy định theo pháp luật trong việc kiểm dịch và bảo vệ thực vật, thủy sản và bảo vệ môi trường.
Sau khi đã đáp ứng đầy đủ những điều kiện đã kể trên thì sẽ thực hiện thủ tục đề nghị cấp giấy phép kinh doanh giống cây trồng dựa vào quy định của pháp luật.
ACC là doanh nghiệp có chuyên môn cao trong lĩnh vực làm giấy phép kinh doanh giống cây trồng. Với những chuyên môn đó của mình ACC sẽ hỗ trợ các bạn xin được giấy phép kinh doanh giống cây trồng với thủ tục nhanh chóng nhất, và tiết kiệm chi phí nhất có thể những vẫn đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật Việt Nam.
3. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lĩnh vực giống cây trồng:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc (1)
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT, KINH DOANH GIỐNG CÂY TRỒNG LÂM NGHIỆP CHÍNH (2)
Kính gửi:Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh ………………..
Căn cứ vào quy chế quản lý giống cây trồng lâm nghiệp; căn cứ năng lực hoạt động và cơ sở vật chất, kỹ thuật của đơn vị, chúng tôi làm đơn này đề nghị Sở Nông nghiệp và PTNT thẩm định và chứng nhận cho đơn vị chúng tôi có đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp chính hoạt động tại tỉnh
1. Phần kê khai của người làm đơn: (3)
Tên đơn vị:
Địa chỉ:
Số điện thoại: Số Fax:
Đề nghị được chứng nhận đủ điều kiện là (sử dụng loại hình đơn vị thích hợp sau đây):
Đơn vị sản xuất và kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp chính
Đơn vị kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp chính
Đơn vị sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp chính.
Với tư cách pháp nhân là người trưởng đơn vị, tôi xin cam đoan:
1. Chấp hành đầy đủ Pháp lệnh về Giống cây trồng, Quy chế Quản lý giống cây trồng lâm nghiệp.
2. Chỉ sản xuất/kinh doanh giống cây trong Danh mục Giống cây trồng lâm nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh do Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành.
Chúng tôi xin đính kèm theo đây các văn bản liên quan:
– Bản mô tả doanh nghiệp (bao gồm cả thành phần nhân sự)
– Danh mục các trang, thiết bị kỹ thuật để sản xuất/kinh doanh giống cây trồng của đơn vị.
– Danh mục các giống cây trồng lâm nghiệp chính đăng ký sản xuất/kinh doanh.
Năng lực sản xuất dự kiến của đơn vị:
– Khối lượng hạt giống từng loại: ………………….. kg/năm
– Số lượng cây con từng loại: ………………………. cây/năm
Ngày … tháng … năm 200…
Trưởng đơn vị
(Chữ ký và con dấu nếu có)
2. Phần dành cho Sở Nông nghiệp và PTNT : (4)
Ngày nhận đơn:
Ngày họp tổ thẩm định:
Ngày kiểm tra thực tế tại cơ sở sản xuất, kinh doanh:
Ngày … tháng … năm 20…
Đại diện Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh …
(Ký tên)
4. Hướng dẫn làm giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lĩnh vực giống cây trồng:
(1) Ghi Quốc hiệu và tiêu ngữ
(2) Ghi tên mẫu giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lĩnh vực giống cây trồng
(3) Phần kê khai của người làm đơn, Trưởng đơn vị chữ ký và con dấu nếu có
(4) Phần dành cho Sở Nông nghiệp và PTNT, Đại diện Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh …ký tên
5. Trình tự và thủ tục xin giấy phép kinh doanh giống cây trồng:
Hồ sơ cần chuẩn bị để xin cấp giấy phép kinh doanh giống cây trồng:
+ Đơn xin cấp giấy phép kinh doanh giống cây trồng (mẫu theo quy định pháp luật).
+ Giấy tờ đăng ký kinh doanh, nội dung trong đó có thông tin về mặt hàng kinh doanh giống cây trồng (01 bản chính).
+ Quyết định trong việc quy hoạch đối với vị trí của khu vực để kinh doanh, sản xuất về giống cây trồng (01 bản chính).
+ Báo cáo về vị trí, diện tích, địa điểm ở trên bản đồ, bản sơ đồ về khu vực kinh doanh, sản xuất về giống cây trồng (01 bản chính).
+ Báo cáo về số liệu thống kê của danh mục đối với kỹ thuật, cơ sở vật chất để phục vụ kinh doanh, sản xuất giống cây trồng (01 bản chính).
+ Bản báo cáo về danh sách của các nhân viên lao động, kỹ thuật kinh doanh, sản xuất về giống cây trồng ở đơn vị (01 bản chính).
Trình tự thực hiện:
Bước 1: Chuẩn bị Hồ sơ.
Tổ chức, cá nhân chuẩn bị đầy đủ thủ tục hồ sơ theo quy định đã được công khai.
Bước 2: Tiếp nhận Hồ sơ.
– Địa điểm: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, Chi cục Lâm nghiệp.
– Thời gian: Giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần.
– Trình tự:
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra sự đầy đủ, hợp lệ, nội dung hồ sơ:
Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì tiếp nhận và viết giấy hẹn giao cho người đến nộp hồ sơ.
Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện lại theo quy định.
Bước 3: Xử lý Hồ sơ.
– Lãnh đạo Chi cục đề nghị Sở Nông nghiệp và PTNT thành lập Tổ thẩm định điều kiện sản xuất kinh doanh. Tổ thẩm định điều kiện sản xuất kinh doanh xác minh các điều kiện cần thiết theo quy định cho sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp của chủ đơn và lập biên bản kết quả đánh giá, thẩm định.
– Sở Nông nghiệp và PTNT căn cứ vào Biên bản kết quả đánh giá của Tổ thẩm định điều kiện sản xuất kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp và ý kiến đề nghị của Chi cục Lâm nghiệp để cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp.
Trường hợp không công cấp giấy chứng nhận với lý do bác đơn thì trả lời cụ thể bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân.
– Chi cục Lâm nghiệp nhận lại chứng chỉ từ Sở Nông nghiệp và PTNT để trả cho tổ chức, cá nhân.
Bước 4. Trả kết quả:
Địa điểm: Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả, Chi cục Lâm nghiệp.
Thời gian: Giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần.
Trình tự: Tổ chức, cá nhân trả phiếu hẹn, nhận kết quả.
Thời hạn giải quyết:
Không quá 30 ngày làm việc kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh, thành phố
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có):
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Lâm nghiệp, Sở Nông nghiệp và PTNT
d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Tổ thẩm định điều kiện sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp, Chủ cung ứng giống cây trồng lâm nghiệp
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
Yêu cầu hoàn thành mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Mẫu đơn xin chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp chính
Phí, lệ phí: Không
Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.
Yêu cầu hoặc điều kiện để được cấp thủ tục hành chính: Có
Tổ chức, cá nhân sản xuất giống cây trồng LN chính với mục đích thương mại phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh về lĩnh vực giống cây trồng;
b) Có địa điểm sản xuất giống cây trồng phù hợp với quy hoạch của ngành Nông nghiệp, ngành Thuỷ sản và phù hợp với yêu cầu sản xuất của từng loại giống, từng cấp giống; bảo đảm tiêu chuẩn môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật và pháp luật về thuỷ sản;
c) Có cơ sở vật chất và trang, thiết bị kỹ thuật phù hợp với quy trình kỹ thuật sản xuất từng loại giống, từng cấp giống do Bộ Nông nghiệp &PTNT, Bộ Thuỷ sản ban hành;
d) Có hoặc thuê nhân viên kỹ thuật đã được đào tạo về kỹ thuật trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản, bảo vệ thực vật.
Tổ chức, cá nhân kinh doanh giống cây trồng LN chính phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong đó có mặt hàng về giống cây trồng;
b) Có địa điểm kinh doanh và cơ sở vật chất kỹ thuật phù hợp với việc kinh doanh từng loại giống, từng cấp giống;
c) Có nhân viên kỹ thuật đủ năng lực nhận biết loại giống kinh doanh và nắm vững kỹ thuật bảo quản giống cây trồng;
d) Có hoặc thuê nhân viên kiểm nghiệm, thiết bị kiểm nghiệm chất lượng các loại giống kinh doanh.