Giáo viên vay tiền phụ huynh học sinh nhưng không trả. Dùng uy tín để vay mượn tiền của phụ huynh nhưng không trả xử lý thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi xin hỏi Tổng đài vấn đề như sau: Trường hợp nếu một người giáo viên dùng uy tín nghề nghiệp giáo viên của mình để
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 471 “Bộ luật dân sự năm 2015” như sau:
“Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi hết hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”.
Tại điều 401 “Bộ luật dân sự năm 2015” quy định:
“1. Hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật không quy định loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định.
2. Trong trường hợp pháp luật có quy định hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó.”.
Vì vậy, theo quy định trên thì hình thức của hợp đồng dân sự có thể thể hiện bằng văn bản, lời nói hoặc hành vi nhất định. Bạn đã cho cô giáo vay một số tiền, việc vay mượn tiền không lập thành văn bản tuy nhiên, ở đây có thể xác định giữa các bên đã xác lập một hợp đồng vay tiền bằng lời nói. Giao dịch dân sự không được lập thành văn bản trong trường hợp này vẫn được pháp luật thừa nhận.
Khi quyền lợi của bạn bị xâm phạm, bên cô giáo cố tình không trả tiền cho bạn và các phụ huynh còn lại thì bạn có thể khởi kiện ra
Tuy nhiên, việc bạn cho vay tiền không xác lập hợp đồng mà chỉ bằng hình thức miệng, nên khi bạn khởi kiện ra Tòa án bạn phải có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ chứng minh, trong trường hợp này, bạn có thể cung cấp cho Tòa án bản ghi âm vay tiền giữa bạn và người kia để Tòa án xem xét. Trên thực tế, đây cũng là một vấn đề đang gây nhiều tranh cãi, bởi lẽ hợp đồng vay tiền là một loại tài sản nên khi cho vay các bên phải ký kết hợp đồng hoặc giấy tờ chứng minh việc vay là có thực, nhưng do long tin tưởng nhau nên các bên chỉ vay miệng mà không ký hợp đồng. Vì vậy, vấn đề đặt ra ở đây là người cho vay không cung cấp được chứng cứ chứng minh bên kia vay tiền thì tòa án sẽ không thể giải quyết được. Để đảm bảo đơn khởi kiện của bạn được Tòa án chấp nhận và thụ lý bạn phải cung cấp các tài liệu chứng cứ liên quan đến việc xác định đã có quan hệ giao dịch vay tiền trên thực tế, các tài liệu chứng minh có việc vay tiền, nhận tiền giữa hai bên. Trong trường hợp các bên không lập hợp đồng cho vay, cũng không có giấy biên nhận hay giấy ghi nợ thì bạn có thể xuất trình cho Tòa án các chứng cứ như bản ghi âm cuộc giao dịch vay tiền, nội dung tin nhắn vay tiền, nội dung email, người làm chứng xác nhận có việc vay tiền giữa 2 bên và việc các phụ huynh có cùng đồng thời cho cố giáo vay hay không, khi bạn cho cô giáo vay thì có phụ huỳnh nào làm chứng hay không đó là một trong các căn cứ để bạn khởi kiện để đòi lại được số tiền cho vay.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật dân sự qua tổng đài: 1900.6568
Căn cứ, theo quy định tại Điều 166 Bộ luật tố tụng dân sự, người khởi kiện vụ án gửi đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án. Điều này có nghĩa, để đơn khởi kiện của bạn được chấp nhận, bạn phải có bằng chứng, chứng cứ thể hiện mối quan hệ vay hoặc cả hai bên đều thừa nhận có khoản vay này. Theo quy định tại Điều 83 Bộ luật tố tụng dân sự về xác định chứng cứ,
“Chứng cứ phải là hiện vật gốc liên quan đến vụ việc”. Đối với “các tài liệu nghe được, nhìn được được coi là chứng cứ nếu xuất trình kèm theo văn bản xác nhận xuất xứ của tài liệu đó”.
Để đơn khởi kiện của bạn được thụ lý, bạn cần phải củng cố tài liệu chứng cứ liên quan đến việc vay tiền, nhận tiền giữa hai bên. Sau khi đã thu thập được các tài liệu, giấy tờ nêu trên bạn có thể lựa chọn các phương án: đàm phán thỏa thuận với người đã vay; khởi kiện dân sự hoặc trình báo cơ quan công an nếu bên kia có hành vi bỏ trốn.