Giáo viên ngoại tình xử lý như thế nào? Vi phạm tình nghĩa vợ chồng xử lý như thế nào?
Giáo viên ngoại tình xử lý như thế nào? Vi phạm tình nghĩa vợ chồng xử lý như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi xin kính chào các anh chị Luật sư Công ty Luật Dương Gia. Hôm nay tôi muốn nhờ các Luật sư tư vấn cho tôi trường hợp sau đây. Gia đình chú thím tôi kết hôn từ năm 1994 và sống hạnh phúc nhưng sau đó Thím tôi có nhận được một tin nhắn tố cáo Chú tôi đang ngoại tình với một giáo viên trường THCS, qua quá trình tìm hiểu, Chú tôi cũng đã thừa nhận. Thím tôi có tìm đến nói chuyện nhẹ nhàng với giáo viên, thậm chí người giáo viên đó cũng đã kí vô biên bản là không gặp gỡ Chú tôi đó nhưng vẫn không được. Thím tôi có tìm đến Hiệu trưởng và nói chuyện, phía nhà trường hứa sẽ xử lí nhưng đến nay người giáo viên đó vẫn tiếp tục qua lại, nhắn tin, gọi điện với Chú tôi. Bây giờ Thím tôi muốn làm đơn kiến nghị lên Phòng giáo dục thì có được không hay phải kiến nghị đến cơ quan nào để được giải quyết ạ? Tôi xin chân thành cảm ơn!?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
2. Nội dung tư vấn:
Căn cứ Điều 19, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:
"Điều 19. Tình nghĩa vợ chồng
1. Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình.
2. Vợ chồng có nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và lý do chính đáng khác."
Như vậy, Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy với nhau. Hành vi ngoại tình là vi phạm về nghĩa vụ của vợ chồng, Vi phạm pháp luật hôn nhân gia đình, chuẩn mực đạo đức. Theo Điều 48
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;
c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
Căn cứ quy định tại Điều 3, Nghị định 34/2011/NĐ-CP như sau:
“Điều 3. Các hành vi bị xử lý kỷ luật
1. Vi phạm việc thực hiện nghĩa vụ, đạo đức và văn hóa giao tiếp của công chức trong thi hành công vụ; những việc công chức không được làm quy định tại Luật Cán bộ, công chức.
2. Vi phạm pháp luật bị Tòa án kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.6568
3. Vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn mại dâm và các quy định khác của pháp luật liên quan đến công chức nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.”
Như vậy, Thím bạn có thể làm đơn kiến nghị lên Phòng giáo dục đào tạo quận, huyện về hành vi của cô giáo này và đưa ra bằng chứng xác thực chứng minh cô nàycó hành vi trái đạo đức. Phòng giáo dục đào tạo quận, huyện sẽ xem xét xử lý kỷ luật về hành vi này
Tùy thuộc vào tính chất và mức độ của hành vi vi phạm kỷ luật mà công chức vi phạm bị xử lý bằng các hình thức khác nhau: Hình thức kỷ luật khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc quy định từ Điều 9 đến Điều 14 Nghị định Nghị định 34/2011/NĐ-CP