Không chỉ đối với nghề giáo viên mà tất cả các ngành nghề khi người lao động tham gia vào quá trình lao động cũng đều rất quan tâm tới khoản tiền lương và khoản phụ cấp được hưởng. Dưới đây là trả lời cho câu hỏi: Giáo viên kiêm nhiệm Bí thư chi đoàn trường được hưởng phụ cấp gì?
Mục lục bài viết
1. Giáo viên kiêm nhiệm Bí thư chi đoàn được hưởng phụ cấp gì?
Tóm tắt câu hỏi:
Thưa Văn phòng luật sư Dương Gia, cho tôi hỏi là: Tôi là giáo viên dạy trường Tiểu học và Trung học cơ sở Lộc Hòa, Phú Lộc, Thừa Thiên Huế. Và có kiêm nhiệm làm bí thư chi đoàn. Vậy cho Tôi hỏi là có phụ cấp bí thư chi đoàn không? Nếu có thì phụ cấp bao nhiêu? Tôi xin chân thành cám ơn.
Luật sư tư vấn:
Như chúng ta đã biết thì giáo viên kiêm nghiệm được hiểu là viên chức thực hiện công việc giảng dạy học sinh đang thực hiện công việc giảng dạy mà còn làm thêm một công việc nào đó nữa trong nhà trường như Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, Công tác văn thư, Công tác đoàn đội… Theo quy định tại Điều 9 Thông tư 28/2009/TT-BGDDT về chế độ giảm định mức tiết dạy đối với giáo viên kiêm nhiệm công tác Đảng, đoàn thể và các tổ chức khác trong nhà trường như sau:
“1. Giáo viên kiêm bí thư đảng bộ, bí thư chi bộ nhà trường, chủ tịch công đoàn trường hạng I được giảm 4 tiết/tuần, các trường hạng khác được giảm 3 tiết/tuần.
2. Giáo viên kiêm công tác bí thư đoàn, phó bí thư đoàn cấp trường được hưởng chế độ, chính sách theo Quyết định số 61/2005/QĐ-TTg ngày 24 tháng 3 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội sinh viên Việt Nam, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam trong các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề và trung học phổ thông.
3. Giáo viên kiêm chủ tịch hội đồng trường, thư ký hội đồng trường được giảm 2 tiết/tuần.
4. Giáo viên kiêm trưởng ban thanh tra nhân dân trường học được giảm 2tiết/tuần.
5. Để đảm bảo chất lượng giảng dạy và chất lượng công tác, mỗi giáo viên không làm kiêm nhiệm quá 2 chức vụ và được hưởng chế độ giảm định mức tiết dạy của chức vụ có số tiết giảm cao nhất.”
Như vậy, căn cứ theo quy định mà pháp luật đề ra về kiêm nhiệm thì theo quy định thì mỗi giáo viên không thể kiêm nhiệm quá 2 chức vụ và được hưởng chế độ giảm định mức tiết dạy của chức vụ có số tiết giảm cao nhất. Ví dụ các trường hợp có thể trong nhà trường cũng tương tự như vậy như khi bạn giáo viên đang kiêm nhiệm chủ nhiệm và chủ tịch công đoàn. Tại thời điểm nào đó nhà trường phân công kiêm nhiệm chức tổ phó bộ môn, việc nhà trường phân công giáo viên kiêm nhiệm 03 chức vụ là không đúng quy định và đương nhiên sẽ được hưởng các khoản phụ cấp theo chức danh đảm nhiệm và theo quy định cụ thể mà pháp luật đề ra. Theo đó hãy theo dõi để bảo vệ quyền lợi cho mình.
Theo quy định trên, chế độ đối với bí thư chi đoàn sẽ áp dụng theo Quyết định 61/2005/QĐ-TTg. Tuy nhiên, hiện nay Quyết định 61/2005/QĐ-TTg đã hết hiệu lực và thay thế bởi
Giáo viên bí thư Đoàn được hưởng phụ cấp hàng tháng
Căn cứ khoản 2 Điều 2 Quyết định 13, hàng tháng, giáo viên là cán bộ Đoàn, Hội sẽ được trả phụ cấp cùng kỳ lương hàng tháng. Cụ thể:
– Đối với các đại học: Bí thư Đoàn, Bí thư Ban cán sự Đoàn được hưởng phụ cấp như cấp Trưởng Ban thuộc đại học.
– Đối với các trường thành viên, khoa trực thuộc các đại học; các học viện, các trường đại học, cao đẳng, cao đẳng nghề, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, dự bị đại học: Bí thư Đoàn, Trợ lý Thanh niên cấp trường được hưởng phụ cấp như Trưởng phòng.
– Đối với các trường trung học phổ thông, phổ thông dân tộc nội trú, trung tâm giáo dục thường xuyên: Bí thư Đoàn, Phó Bí thư Đoàn, Trợ lý Thanh niên và Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên được hưởng phụ cấp như Tổ trưởng chuyên môn.
Giáo viên bí thư Đoàn được ưu tiên khi làm việc, công tác
Giáo viên bí thư Đoàn ngoài được giảm thời gian giảng dạy và hưởng phụ cấp thì còn được hưởng các chính sách ưu tiên khác quy định tại Điều 4 Quyết định 13 như sau:
– Được tạo điều kiện về thời gian, được thanh toán công tác phí khi tham gia hoạt động Đoàn, Hội do cấp trên triệu tập theo quy định của pháp luật hiện hành.
– Được tạo điều kiện học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
– Được ưu tiên bố trí chỗ ở ký túc xá; được hưởng phúc lợi xã hội như cán bộ quản lý cùng cấp.
– Được ưu tiên xem xét tuyển dụng khi thi tuyển công chức, thi tuyển hoặc xét tuyển viên chức nếu có thời gian công tác Đoàn, Hội từ 03 năm liên tục trở lên và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
– Bí thư Đoàn từ cấp cơ sở trở lên nếu đủ tiêu chuẩn được đưa vào quy hoạch các chức danh lãnh đạo của nhà trường.
Tuy nhiên, chế độ chính sách đối với giáo viên tại mỗi địa phương sẽ khác nhau nên bạn có thể tìm hiểu thêm ở đơn vị, địa phương bạn để xác định có được hưởng chế độ gì hay không?
2. Cách tính phụ cấp kiêm nhiệm chức danh của giáo viên
Giáo viên khi kiêm nhiệm chức danh không được phụ cấp riêng về công việc kiêm nhiệm của mình mà chỉ được hỗ trợ giảm tiết học để đảm bảo hoàn thành công việc một cách tối đa nhất. Việc phụ cấp chỉ được áp dụng cho chức danh tổ phó/ tổ trưởng tổ chuyên môn; Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng theo
Đối với tiểu học
Hiệu trưởng : 0,30 – 0,50
Phó hiệu trưởng: 0,25 – 0,40
Tổ trưởng chuyên môn và tương đương : 0,20
Tổ phó chuyên môn và tương đương: 0,15
Đối với trung học cơ sở
Hiệu trưởng : 0,35 – 0,55
Phó hiệu trưởng: 0,25 – 0,45
Tổ trưởng chuyên môn và tương đương : 0,20
Tổ phó chuyên môn và tương đương: 0,15
Đối với trung học phổ thông
Hiệu trưởng : 0,45 – 0,70
Phó hiệu trưởng: 0,35 – 0,55
Tổ trưởng chuyên môn và tương đương : 0,25
Ví dụ 1: Nếu giáo viên Nguyễn văn An vừa chủ nhiệm (tính 4 tiết) vừa làm tổ trưởng chuyên môn (tính 3 tiết), thì giáo viên Nguyễn văn An đã kiêm nhiệm thêm 02 công việc chuyên môn được giảm định mức tiết dạy là 4+3 = 7 tiết/tuần. Như vậy, nếu giáo viên Nguyễn văn An theo phân công nhiệm vụ giảng dạy 13 tiết kèm theo kiêm nhiệm là giáo viên chủ nhiệm và tổ trưởng chuyên môn thì được tính là 20 tiết/tuần.
Trường hợp 2: Nếu giáo viên Nguyễn văn B theo phân công giảng dạy 14 tiết, kèm theo kiêm nhiệm tổ trưởng chuyên môn (tính 3 tiết) và chủ tịch công đoàn (tính 3 tiết) thì được tính là 20 tiết. Theo đó nên ta thấy trong trường hợp này, giáo viên Nguyễn văn B kiêm nhiệm tổ trưởng chuyên môn nên được giảm định mức tiết dạy 3 tiết/tuần (theo Điều 8 Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT) và kiêm nhiệm Chủ tịch công đoàn (kiêm nhiệm thêm 1 chức vụ của công tác Đảng, đoàn thể) nên được giảm định mức tiết dạy 3 tiết/tuần (theo Điều 9 Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT).
Như vậy từ các quy định mà pháp luật nêu trên thì nhìn chung khi nói về phụ cấp lương cho giáo viên kiêm nhiệm cũng đều với mục đích bù đắp hao phí lao động cho người lao động mà các chế độ tiền lương chưa thể hiện đầy đủ và có thể điều chỉnh quan hệ tiền lương và thu nhập giữa các ngành, nghề, công việc, vùng, miền và khu vực và theo đó góp phần điều phối và ổn định lực lượng lao động xã hội để khuyến khích phát triển các ngành nghề ưu tiên và góp phần thực hiện tốt các mục tiêu an ninh, quốc phòng, kinh tế và xã hội. Phụ cấp lương sẽ góp phần gia tăng thu nhập bên cạnh lương cho người lao động nhằm đảm bảo và ổn định cuộc sống, thông qua đó, thu hút và giữ người lao động gắn bó với công việc hơn.
3. Phụ cấp cho giáo viên tiểu học kiêm nhiệm bí thư đoàn trường:
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào chuyên mục
Luật sư tư vấn:
Khoản 2 Điều 9 Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT quy định về chế độ giảm định mức tiết dạy đối với giáo viên kiêm nhiệm công tác Đảng, đoàn thể và các tổ chức khác trong nhà trường. Theo đó, Giáo viên dạy trong các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề và trung học phổ thông mà kiêm nhiệm công tác bí thư đoàn, phó bí thư đoàn cấp trường thì sẽ được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật về chế độ, chính sách đối với cán bộ Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội sinh viên Việt Nam, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam.
Cụ thể, theo Quyết đinh số 13/2013/QĐ-TTG quy định về chế độ, chính sách đối với giáo viên kiêm nhiệm công tác Đoàn đối với các trường trung học phổ thông, phổ thông dân tộc nội trú, trung tâm giáo dục thường xuyên như sau:
– Đối với các trường từ 28 lớp trở lên thì bí thư Đoàn được dành 85% thời gian theo định mức giờ chuẩn giảng dạy/tuần để làm công tác Đoàn, Hội;
– Còn đối với các trường dưới 28 lớp thì bí thư Đoàn được dành 70% thời gian theo định mức giờ chuẩn giảng dạy/tuần để làm công tác Đoàn, Hội;
Về phụ cấp, thì Bí thư Đoàn, Phó Bí thư Đoàn, Trợ lý Thanh niên và Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên làm việc tại các trường trung học phổ thông, phổ thông dân tộc nội trú, trung tâm giáo dục thường xuyên thì được hưởng phụ cấp như Tổ trưởng chuyên môn. Còn theo hướng dẫn tại mục IV.1 Thông tư 33/2005/TT-BGDĐT thì tất cả các trường trung học cơ sở, tiểu học và mần non, mẫu giáo (không phân biệt cấp trường) đều được hưởng hệ số phụ cấp 0,2 đối với tổ trưởng chuyên môn và hệ số phụ cấp 0,15 đối với tổ phố chuyên môn.
Như vậy, bạn là giáo viên một trường tiểu học và kiêm nhiệm thêm công tác làm bí thư đoàn trường. Đối chiếu với quy định trên, bạn đang là giáo viên của trường tiểu học khi kiêm nhiệm chức Bí thư Đoàn sẽ được hưởng phụ cấp như phụ cấp trách nhiệm Đoàn và hệ số phụ cấp là 0,2.