Đánh bạc dưới bất kỳ hình thức nào đều được coi là hành vi vi phạm pháp luât và quy định này cũng không loại trừ các đối tượng là viên chức. Vậy giáo viên đánh bạc bị kỷ luật thế nào, có bị buộc thôi việc?
Mục lục bài viết
1. Giáo viên đánh bạc bị kỷ luật thế nào?
Theo quy định tại Điều 2
1.1. Hình thức kỷ luật khiển trách:
– Cá nhân là viên chức bị áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách khi thực hiện hành vi vi phạm lần đầu mà hậu quả gây ra được đánh giá lợi ích nghiêm trọng, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều 17 của Nghị định 112/2020 thuộc một trong các trường hợp dưới đây:
+ Viên chức là các cá nhân có trình độ chuyên môn nghiệp vụ và phải có đạo đức nghề nghiệp quy tắc ứng xử linh hoạt trong khi hoạt động nghề nghiệp. Khoảng thời gian làm việc nếu các cá nhân này không tuân thủ quy trình hoặc quy định về chuyên môn nghiệp vụ đạo đức và có lối ứng xử không phù hợp mà đã bị cấp có thẩm quyền thực hiện nhắc nhở bằng văn bản;
+ Xem xét trên thực tế cá nhân này thực hiện chức trách, nhiệm vụ của viên chức nhưng lại vi phạm quy định của pháp luật; Ngoài ra, còn vi phạm đến những quy định về kỷ luật lao động nội quy quy chế làm việc của đơn vị sự nghiệp công lập đã được cấp có thẩm quyền tiến hành nhắc nhở bằng văn bản cụ thể nhưng vẫn có sự tái phạm;
– Khi được tuyển dụng theo vị trí làm việc mà lợi dụng vị trí công tác để nhằm mục đích trục lợi riêng cho cá nhân; thể hiện thái độ hách dịch có quyền hoặc cố tình gây khó khăn phiền hà đối với nhân dân trong quá trình thực hiện công việc nhiệm vụ; Ngoài ra, còn có hành động làm việc vượt quá thẩm quyền như xác nhận hoặc cấp giấy tờ pháp lý cho người không đủ điều kiện; xúc phạm danh dự nhân phẩm uy tín của người khác trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp;
– Khi cấp trên có quyết định phân công công tác nhưng có hành vi chống đối, không chấp hành; nghĩa vụ được giao không thực hiện hoàn chỉnh và có trách nhiệm. Trong trường hợp không thể thực hiện được nhiệm vụ mà không có lý do chính đáng gây mất đoàn kết trong đơn;
– Đặc biệt, khi các cá nhân này có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tội phạm, phòng chống tệ nạn xã hội gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự an toàn xã hội; có dấu hiệu vi phạm đến phòng, chống tham nhũng hoặc thực hành tiết kiệm chống lãng phí;
– Các thông tin được coi là bí mật nhà nước phải được bảo vệ nghiêm ngặt và các cá nhân này có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về vấn đề này;
– Quyền khiếu nại, tố cáo là quyền cơ bản của công dân tuy nhiên viên chức có hành vi vi phạm quy định;
– Ngoài ra, còn có thể kể đến những vi phạm quy định liên quan đến đầu tư, xây dựng, đất đai, tài nguyên môi trường; các vấn đề xoay quanh phòng chống bạo lực gia đình dân số hôn nhân bình đẳng giới;..
1.2. Áp dụng hình thức kỷ luật cảnh cáo:
Hình thức kỷ luật cảnh cáo đối với viên chức sẽ được áp dụng trong một số trường hợp nếu dưới đây:
– Cá nhân đã từng bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách về hành vi vi phạm quy định tại Điều 16
– Hành vi vi phạm của cá nhân này được đánh giá là vi phạm lần đầu nhưng gây nên gây hậu quả nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp được quy định tại điều 16
– Đối với trường hợp có hành vi vi phạm lần đầu được đánh giá có hậu quả ít nghiêm trọng tuy nhiên lại nằm trong một trong các trường hợp dưới đây thì sẽ bị áp dụng hình thức kỷ luật cảnh cáo:
+ Viên chức được giao nhiệm vụ đó là quản lý không thực hiện đúng trách nhiệm mà để viên chức thuộc quyền quản lý của mình vi phạm gây nên hậu quả nghiêm trọng trong khi tiến hành hoạt động nghề nghiệp;
+ Viên chức quản lý không hoàn thành tốt được nhiệm vụ mà cấp trên giao phó cụ thể là các công việc liên quan đến quản lý, điều hành theo sự phân công mà không có lý do chính đáng.
1.3. Áp dụng hình thức kỷ luật cách chức với viên chức quản lý:
Theo Điều 18 Nghị định 112/2020/NĐ-CP thì hình thức kỷ luật cách thức sẽ áp dụng đối với viên chức quản lý nếu các cá nhân này có một trong các hành vi vi phạm dưới đây:
+ Người này đã có hành vi vi phạm trước đây và bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo theo quy định tại Điều 17 của Nghị định 112/2020/NĐ-CP nhưng trong khoảng thời gian tiếp theo khi làm việc vẫn có sự tái phạm;
+ Cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm đánh giá người này đang có hành vi vi phạm lần đầu và gây hậu quả nghiêm trọng một trong các trường hợp được quy định tại Điều 16 Nghị định 112/2020/NĐ-CP;
+ Ngoài ra, cá nhân đang là viên chức quản lý có hành vi vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp được quy định tại Khoản 3 Điều 17 Nghị định 112/2020/NĐ-CP;
– Cá nhân này còn có hoạt động sử dụng giấy tờ không hợp pháp để nhận được sự tín nhiệm tin tưởng bổ nhiệm chức vụ.
1.4. Viên chức đánh bạc có bị buộc thôi việc:
Theo pháp luật hiện hành thì hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với viên chức được coi là hình thức kỷ luật nghiêm khắc nhất nếu người này có hành vi vi phạm thuộc các trường hợp được nêu dưới đây:
– Cá nhân này đã từng bị kỷ luật bằng hình thức cách thức đối với viên chức quản lý; khi cá nhân không giữ chức vụ quản lý mà có sự tái phạm đã bị xử lý kỷ luật cảnh cáo;
– Hành vi vi phạm được đánh giá là vi phạm lần đầu gây hậu quả biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 16 Nghị định này;
– Viên chức giữ vị trí là quản lý nếu có các hành vi vi phạm lần đầu gây nên hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng nằm trong các trường hợp được quy định tại Khoản 3 Điều 17 Nghị định này;
– Đã được tuyển dụng vào trong cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập làm việc mà cá nhân lại bất chấp sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp để lừa dối và được tuyển dụng làm việc;
– Cá nhân này tham gia vào các tệ nạn xã hội như nghiện ma túy; để đánh giá được trường hợp này thì cần có xác nhận của cơ sở y tế hoặc thông báo của cơ quan có thẩm quyền.
Với quy định nêu trên, viên chức cụ thể là giáo viên khi tiến hành hành vi đánh bạc thì có thể bị xử lý kỷ luật là khiển trách hoặc thậm chí là bị cảnh cáo cách chức và buộc thôi việc làm mức phạt nghiêm khắc nhất đối với giáo viên.
2. Giáo viên đang là Đảng viên mà đánh bạc sẽ bị kỷ luật thế nào?
Để trả lời được câu hỏi: Giáo viên đang là Đảng viên đánh bạc có bị kỷ luật hay không bạn đọc cần theo dõi nội dung được ghi nhận trong Quy định số 69/QĐ-TW. Theo đó, Đảng viên khi thực hiện đánh bạc có thể kỷ luật bằng hình thức cao nhất đó là bị khai trừ ra khỏi Đảng. Để bị áp dụng hình thức kỷ luật này thì các cá nhân được đánh giá là người chủ mưu, khởi xướng, tổ chức cho người khác đánh bạc dưới mọi hình thức hoặc đã từng bị xử lý về hành vi đánh bạc nhưng vẫn tiếp tục tái phạm.
Ngoài ra, giáo viên đang là Đảng viên còn có thể áp dụng các hình thức nhẹ hơn trong các trường hợp như:
– Áp dụng hình thức kỷ luật cảnh cáo hoặc cách chức nếu người này có chức vụ theo quy định tại Điểm a, Khoản 2 Điều 49 Quy định 69/2022/QĐ-TW năm;
– Xét đến hậu quả của hành vi vi phạm nếu việc đánh bạc gây ra hậu quả rất nghiêm trọng hoặc chủ mưu tổ chức và khởi xướng đánh bạc dưới mọi hình thức được đánh giá là có sự tái phạm thì sẽ bị khai trừ ra khỏi Đảng;
Đồng thời, tại Điều 2 Hướng dẫn số 04-HD/UBKTTW cũng đã ghi nhận: Một cá nhân đã được là Đảng viên mà vi phạm sẽ bị kỷ luật cảnh cáo và cách chức (nếu có chức vụ) thì tổ chức Đảng có thẩm quyền xem xét căn cứ vào quy định nêu trên để đưa ra quyết định cảnh cáo hoặc cách chức một, một số, hoặc tất cả các chức vụ của Đảng viên đó trong tổ chức;
– Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, Đảng viên vi phạm bị kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo nếu xét thấy người này không còn đủ uy tín thì tổ chức Đảng có thẩm quyền quyết định cho miễn nhiệm hoặc đề nghị cho thôi giữ chức vụ đó Như vậy, giáo viên là Đảng viên khi tiến hành đánh bạc chưa từng bị xử lý thì có thể bị cảnh cáo hoặc cách chức hoặc miễn nhiễm thôi giữ chức vụ nếu có chức vụ; trong trường hợp đã bị xử lý vì vi phạm trước đây thì tùy vào tính chất mức độ của hành vi vi phạm thì Đảng viên sẽ bị khai trừ ra khỏi Đảng.
3. Bị kỷ luật buộc thôi việc có được hưởng bảo hiểm không?
Giáo viên khi bị áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc thì hành vi vi phạm phải có tính chất nghiêm trọng và gây ra hậu quả lớn. Tuy nhiên, một số quyền lợi của các cá nhân này vẫn được đảm bảo trong đó phải kể đến chế độ hưởng trợ cấp thất nghiệp: Căn cứ theo Điều 49
– Người lao động chấm dứt
+ Người lao động đơn phương chấm dứt
+ Cá nhân này đã được hưởng chế độ lương hưu hoặc trợ cấp mất sức lao động hàng tháng;
– Về thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp phải đảm bảo từ đủ 12 tháng trở lên trong 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 1 Điều 43 của
– Các cá nhân đã tiến hành chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 điều 46 Luật Việc làm 2013;
– Đồng thời người này vẫn chưa tìm được công việc sau 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ một số trường hợp như:
+ Đang thực hiện nghĩa vụ quân sự nghĩa vụ công an mà Nhà nước đã quy định;
+ Đang trong thời gian học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;
+ Vì một số hoạt động hành vi vi phạm mà phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng cơ sở giáo dục bắt buộc cơ sở cai nghiện bắt buộc;
+ Hành vi của người này được đánh giá là vi phạm xã hội mà đang bị tạm giam hoặc chấp hành hình phạt tù;
+ Trường hợp ra nước ngoài định cư đi lao động nước ngoài theo hợp đồng;
+ Cá nhân sau khi nộp hồ sơ bảo hiểm mà bị chết.
Đối chiếu với các quy định pháp luật nêu trên thì giáo viên khi buộc thôi việc không nằm trong các trường hợp không được hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Chính vì vậy, cá nhân này vẫn có thể chuẩn bị hồ sơ và đủ các điều kiện cơ bản để hưởng trợ cấp này.
Các văn bản pháp luật được sử dụng:
–
– Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm do Ban Chấp hành Trung ương ban hành;
–