Kê khai tài sản và thu nhập hướng tới mục tiêu kiểm soát thu nhập của người dân, đây cũng là một trong những giải pháp để phòng chống tham nhũng hiệu quả. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì giáo viên có cần phải thực hiện thủ tục kê khai tài sản, thu nhập hay không?
Mục lục bài viết
1. Giáo viên có phải kê khai tài sản, thu nhập không?
Trước hết, cần phải tìm hiểu quy định của pháp luật về kê khai tài sản, thu nhập. Căn cứ theo quy định tại Điều 3 của Nghị định 130/2020/NĐ-CP, có đưa ra định nghĩa về kê khai tài sản, thu nhập. Theo đó, kê khai tài sản và thu nhập là việc xác định rõ ràng, đầy đủ và chính xác các loại tài sản, thu nhập, biến động tài sản, các loại thu nhập cần phải kê khai, nguồn gốc của từng loại tài sản, thu nhập tăng thêm theo Mẫu bản kê khai tài sản, thu nhập ban hành kèm theo Nghị định 130/2020/NĐ-CP. Theo đó thì có thể nói, có thể hiểu đơn giản kê khai tài sản, thu nhập là việc người có trách nhiệm kê khai trình bày cụ thể về các khoản tài sản, thu nhập của mình, sự biến động tài sản và nguồn gốc của các loại tài sản, thu nhập đó.
Nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập cũng là một trong những vấn đề vô cùng quan trọng. Căn cứ theo quy định tại Điều 33 của Văn bản hợp nhất luật phòng chống tham nhũng năm 2020 có quy định về nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập. Theo đó:
– Người có nghĩa vụ kê khai cần phải thực hiện thủ tục kê khai tài sản, thu nhập, kê khai biến động đối với tài sản, biến động đối với thu nhập của mình, của vợ hoặc chồng, của những đối tượng được xác định là con chưa thành niên theo quy định của pháp luật về phòng chống tham nhũng;
– Người có nghĩa vụ kê khai cần phải thực hiện hoạt động kê khai một cách trung thực thông tin về tài sản, thu nhập, giải trình đầy đủ về nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm theo trình tự và thủ tục do pháp luật phòng chống tham nhũng quy định, và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quá trình kê khai tài sản/thu nhập đó.
Pháp luật có quy định về những người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập. Căn cứ theo quy định tại Điều 34 của Văn bản hợp nhất luật phòng chống tham nhũng năm 2020 có quy định về người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập. Bao gồm:
– Các cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ và công chức;
– Sĩ quan làm việc và công tác trong lực lượng công an nhân dân, sĩ quan làm việc và công tác trong lực lượng quân đội nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp;
– Những người giữ chức vụ từ phó trưởng phòng và cấp tương đương trở lên, đang công tác và làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập, làm việc tại các doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, những đối tượng được xác định là người được cử làm đại diện cho phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
– Người ứng cử đại biểu Quốc hội, người ứng cử đại biểu hội đồng nhân dân.
Theo đó thì có thể nói, những đối tượng trên đây sẽ cần phải có nghĩa vụ kê khai tài sản và thu nhập.
Giáo viên, viên chức không thuộc một trong những đối tượng phải kê khai tài sản, thu nhập.
Cụ thể, căn cứ theo quy định tại Điều 1 của Thông tư
– Đại biểu Quốc hội chuyên trách, đại biểu hội đồng nhân dân chuyên trách, người ứng cử đại biểu Quốc hội, người ứng cử đại biểu hội đồng nhân dân, những đối tượng được xác định là người được dự kiến bầu/phê chuẩn tại Quốc Hội và hội đồng nhân dân;
– Các cán, bộ công chức từ phó trưởng phòng của Ủy ban nhân dân cấp huyện trở lên, người được hưởng phụ cấp chức vụ tương đương (tức là có hệ số phụ cấp chức vụ trong mức độ từ 0.2 trở lên) trong cơ quan, đơn vị của nhà nước, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức chính trị, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức và các đơn vị khác được giao biên chế và có sử dụng nguồn ngân sách nhà nước, có sử dụng tài sản của nhà nước;
– Sĩ quan chỉ huy quân đội từ cấp phó tiểu đoàn trưởng, người được hưởng phụ cấp chức vụ tương đương với chức danh phó tiểu đoàn trưởng trở lên trong lực lượng quân đội nhân dân, sĩ quan chỉ huy từ cấp phó tiểu đoàn trưởng/phó trưởng Công an cấp xã/phường hoặc phó đội trưởng trở lên trong lực lượng Công an nhân dân;
– Người giữ chức vụ tương đương với chức danh phó trưởng phòng trở lên tại các đơn vị sự nghiệp công lập như: Viện nghiên cứu, cơ quan báo chí, tạp chí, bệnh viện, ban quản lý dự án đầu tư xây dựng có sử dụng nguồn ngân sách nhà nước, có sử dụng tài sản của nhà nước, ban quản lý dự án đầu tư xây dựng có sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (hay còn được gọi tắt là nguồn vốn ODA);
– Những chủ thể giữ chức danh hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, các trung tâm giáo dục thường xuyên, những chủ thể giữ chức vụ tương đương với phó trưởng phòng trở lên trong các trường đại học, trường cao đẳng, trường trung cấp chuyên nghiệp, trường dạy nghề của nhà nước;
– Những người làm việc trong doanh nghiệp nhà nước. Bao gồm các chức danh như sau: Là thành viên trong hội đồng quản trị, thành viên trong hội đồng thành viên, thành viên trong ban kiểm soát, kiểm soát viên, những người giữ chức danh quản lý tương đương với phó trưởng phòng trong các doanh nghiệp nhà nước, những người được cử làm đại diện cho phần vốn của nhà nước trong các doanh nghiệp/phần vốn của doanh nghiệp nhà nước và đồng thời người đó được giữ chức danh quản lý từ phó trưởng phòng trở lên trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư của nhà nước/hoặc các doanh nghiệp của nhà nước (tức là doanh nghiệp liên kết, liên doanh);
– Bí thư, Phó bí thư đảng ủy, phó chủ tịch hội đồng nhân dân, chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, phó chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, ủy viên Ủy ban nhân dân cấp xã, chỉ huy trưởng quân sự, công chức địa chính, công chức tài chính, công chức tư pháp – hộ tịch, trưởng Công an cấp xã;
– Điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm tra viên, thư ký tòa án, kiểm toán viên nhà nước, thẩm phán, thanh tra viên, chấp hành viên, công chứng viên nhà nước;
– Công chức, viên chức không giữ chức vụ trong các cơ quan của đảng, nhà nước, tổ chức chính trị xã hội, lực lượng quân đội nhân dân, lực lượng công an nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập tuy nhiên được bố trí thường xuyên làm các công việc sau đây: Quản lý ngân sách và quản lý tài sản của nhà nước quy định cụ thể tại Mục A danh mục ban hành kèm theo Thông tư
Theo đó thì có thể nói, giáo viên là viên chức chỉ đảm nhận công việc giảng dạy thông thường thì sẽ không cần phải có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập theo quy định của pháp luật.
2. Tài sản và thu nhập phải kê khai bao gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 35 của Văn bản hợp nhất Luật phòng chống tham nhũng năm 2020 có quy định về tài sản và thu nhập cần phải kê khai. Theo đó, tài sản và thu nhập phải kê khai sẽ bao gồm các tài sản cơ bản như sau:
– Quyền sử dụng đất, nhà ở, công trình sử dụng, các loại tài sản khác gắn liền với đất, gắn liền với nhà ở và các công trình xây dựng trên đất;
– Kim khí quý, đá quý, các loại giấy tờ có giá, tiền, động sản khác theo quy định của pháp luật mà mỗi loại tài sản có giá trị từ 50.000.000 đồng trở lên;
– Các loại tài sản, tài khoản ở nước ngoài;
– Tổng thu nhập phát sinh giữa 02 lần kê khai.
Theo đó, các tài sản và thu nhập nêu trên cần phải thực hiện thủ tục kê khai theo quy định của pháp luật về phòng chống tham nhũng.
3. Tổ chức việc kê khai tài sản, thu nhập như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 37 của Văn bản hợp nhất Luật phòng chống tham nhũng năm 2020 có quy định về vấn đề tổ chức thực hiện hoạt động kê khai tài sản, thu nhập. Theo đó:
(1) Cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập cần phải có trách nhiệm tổ chức thủ tục kê khai tài sản, thu nhập cho các đối tượng đó như sau:
– Lập danh sách những người có nghĩa vụ kê khai tài sản và thu nhập, sau đó gửi danh sách về cho cơ quan kiểm soát tài sản/thu nhập có thẩm quyền;
– Hướng dẫn quá trình kê khai tài sản, kê khai thu nhập cho người có nghĩa vụ kê khai;
– Tiến hành lập sổ sách theo dõi quá trình kê khai tài sản, kê khai thu nhập, giao và nhận bản kê khai theo quy định của pháp luật.
(2) Người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập cần phải có trách nhiệm kê khai theo mẫu do pháp luật quy định, gửi biên bản kê khai tài sản/thu nhập cho cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý và sử dụng người có nghĩa vụ kê khai.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 130/2020/NĐ-CP kiểm soát tài sản, thu nhập người có chức vụ, quyền hạn;
– Văn bản hợp nhất 11/VBHN-VPQH năm 2020 hợp nhất Luật Phòng, chống tham nhũng do Văn phòng Quốc hội ban hành;
– Thông tư 08/2013/TT-TTCP của Thanh tra Chính phủ hướng dẫn thi hành các quy định về minh bạch tài sản, thu nhập.
THAM KHẢO THÊM: