Giáo viên chiếm hữu tài sản bất hợp pháp của học sinh xử lý thế nào? Nội quy của trường học quy định như thế nào?
Giáo viên chiếm hữu tài sản bất hợp pháp của học sinh xử lý thế nào? Nội quy của trường học quy định như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
giáo viên giữ điện thoại di động hay bất kỳ tài sản nào khác của cá nhân học sinh bất kỳ do học sinh đó vi phạm nội quy nhà trường thì có được xem là chiếm hữu tài sản bất hợp pháp hay không, có vi phạm pháp luật hay không. hiện nay có nhiều trường hợp nhà trường hoặc giáo viên chiếm giữ tài sản học sinh như điện thoại, balo, .v.v.. từ đầu đến cuối năm học thì quá thiệt thòi cho học sinh. Tuy biết đó là nội quy nhà trường học sinh phải tuân theo nhưng liệu đó có phải là hình thức kỷ luật hiệu quả nhất, và liệu nó có vi phạm phát luật.?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Nội dung tư vấn:
Theo quy định tại Điều 41 Thông tư 41/2010/TT-BGDĐT về nội quy trường học:
"Điều 41. Nhiệm vụ của học sinh
1. Thực hiện đầy đủ và có kết quả hoạt động học tập; chấp hành nội quy nhà trường; đi học đều và đúng giờ; giữ gìn sách vở và đồ dùng học tập.
2. Hiếu thảo với cha mẹ, ông bà; kính trọng, lễ phép với thầy giáo, cô giáo, nhân viên và người lớn tuổi; đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ bạn bè, người khuyết tật và người có hoàn cảnh khó khăn.
3. Rèn luyện thân thể, giữ vệ sinh cá nhân.
4. Tham gia các hoạt động tập thể trong và ngoài giờ lên lớp; giữ gìn, bảo vệ tài sản nơi công cộng; tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, thực hiện trật tự an toàn giao thông.
5. Góp phần bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường, địa phương."
Theo quy định tại Điều 38 Thông tư 12/2011/TT-BGDĐT như sau:
"Điều 38. Nhiệm vụ của học sinh
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường.
2. Kính trọng cha mẹ, thầy giáo, cô giáo, cán bộ, nhân viên của nhà trường và những người lớn tuổi; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện; thực hiện điều lệ, nội quy nhà trường; chấp hành pháp luật của Nhà nước.
3. Rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân.
4. Tham gia các hoạt động tập thể của trường, của lớp, của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; giúp đỡ gia đình và tham gia các công tác xã hội như hoạt động bảo vệ môi trường, thực hiện trật tự an toàn giao thông.
5. Giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường, nơi công cộng; góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường."
Có thể thấy, trách nhiệm của học sinh theo quy định trên thì phải chấp hành nội quy, điều lệ nhà trường ban hành. Nếu nhà trường quy định không được sử dụng diện thoại trong giờ học thì học sinh phải chấp hành, đồng thời nếu vi phạm cũng sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định của nhà trường. Việc hình thức xử lý như thế nào là do nhà trường quy định bởi nhà trường sẽ có thẩm quyền quản lý học sinh trong phạm vi của nhà trường, điều này được thể hiện gián tiếp qua quy định tại Điều 621 Bộ luật dân sự năm 2005:
"1. Người dưới mười lăm tuổi trong thời gian học tại trường mà gây thiệt hại thì trường học phải bồi thường thiệt hại xảy ra.
2. Người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại cho người khác trong thời gian bệnh viện, tổ chức khác trực tiếp quản lý thì bệnh viện, tổ chức khác phải bồi thường thiệt hại xảy ra.
3. Trong các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, nếu trường học, bệnh viện, tổ chức khác chứng minh được mình không có lỗi trong quản lý thì cha, mẹ, người giám hộ của người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hình vi dân sự phải bồi thường."
>>> Luật sư tư vấn pháp luật dân sự qua tổng đài: 1900.6568
Ngoài ra, có thể thấy, việc hình thức xử lý kỉ luật của nhà trường là thu điện thoại, hoặc ba lô…của học sinh thì sẽ không bị coi là hành vi trái pháp luật. Vì việc thu giữ này, chỉ nhằm mục đích răn đe, giáo dục học sinh chứ không phải nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản vì sau khi xử lý thì nhà trường cũng sẽ trả lại tài sản cho học sinh, việc thu giữ cũng không phải để nhà trường sử dụng tài sản để sử dụng vào mục đích khác, cũng không xâm phạm tới quyền riêng tư, quyền bí mật về đời tư của học sinh nên không phải là trái pháp luật.