Giáo sư danh dự là danh hiệu cao quý được các cơ sở giáo dục, khoa học trao tặng. Thực hiện theo quy trình và tiêu chuẩn trong Luật giáo dục và các văn bản luật liên quan. Từ đó, giúp đảm bảo các ý nghĩa về chức danh, hiệu quả cống hiến, đóng góp đối với nền giáo dục, khoa học nước ta.
Mục lục bài viết
1. Giáo sư danh dự là gì?
Giáo sư danh dự là danh hiệu cao quý được trao trong lĩnh vực giáo dục. Cũng mang đến các giá trị về học vị cao hơn mà người nghiên cứu đạt được trong sự nghiệp của họ. Từ Cử nhân – Thạc sĩ – Tiến sĩ – Giáo sư. Như vậy, một đối tượng trước khi được xem xét nhận danh hiệu giáo sư danh dự, phải được nhận học vị Tiến sĩ.
Danh hiệu này được trao cho người có đóng góp lớn trong công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Được trao bởi cơ sở giáo dục đáp ứng tiêu chuẩn trong quy định của nhà nước. Đảm bảo với các giá trị trong tiêu chuẩn, tiêu chí được xác định cho danh hiệu.
– Công tác giảng dạy hướng đến truyền tải lý luận, kinh nghiệm, kỹ năng đến người học. Nhờ đó mà có được trình độ năng lực đại học ngày càng cao. Có thể đáp ứng cho các vị trí nghề nghiệp trên con đường hội nhập của nước ta.
– Công tác nghiên cứu khoa học mang đến các lý luận, các ứng dụng trong thực tiễn. Để cung cấp nhiều ý tưởng và cách thức giáo dục người học hiệu quả. Củng cố cho chất lượng và nền tảng của giáo dục.
Cụ thể, tại Khoản 2 Điều 79
“Nhà hoạt động chính trị, xã hội có uy tín quốc tế, nhà giáo, nhà khoa học là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài có nhiều đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và khoa học của Việt Nam, có bằng tiến sĩ, được cơ sở giáo dục đại học phong tặng danh hiệu Giáo sư danh dự.”
Ở đây nhắc đến các đối tượng, điều kiện như sau:
– Nhà hoạt động chính trị, xã hội có uy tín quốc tế.
– Nhà giáo, nhà khoa học.
– Là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài.
– Có nhiều đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và khoa học của Việt Nam.
– Có bằng tiến sĩ.
– Được cơ sở giáo dục đại học đào tạo trình độ tiến sĩ của Việt Nam đồng ý phong tặng.
Quy định thủ tục phong tặng danh hiệu của cơ sở giáo dục:
Khi phong tặng danh hiệu này, các cơ sở giáo dục phải tổ chức thực hiện các đợt phong tặng. Trong đó, đảm bảo thể hiện ý chí thông qua xây dựng các quyết định. Trong quyết định phong tặng danh hiệu, phải thể hiện đầy đủ nội dung cần có. Về thông tin đối tượng, về điều kiện phong tặng đảm bảo theo quy định. Để mang đến giá trị đối với quyết định cũng như nội dung thực hiện quyết định. Trong khoản 4 Điều 5 Nghị định 84/2020/NĐ-CP có quy định:
“Quyết định phong tặng danh hiệu Giáo sư danh dự phải ghi rõ danh hiệu “Giáo sư danh dự”. Cơ sở giáo dục đại học công khai thông tin của người được phong tặng trên trang thông tin điện tử của cơ sở giáo dục đại học và gửi quyết định phong tặng về Bộ GD&ĐT sau mỗi lần phong tặng.”
Như vậy, phải xác định nội dung chính của quyết định là gì? Đó là để trao tặng danh hiệu Giáo sư danh dự cho chủ thể được nhắc đến trong quyết định. Khi đó, là cơ sở đang thực hiện hoạt động trong chức năng giáo dục. Do đó, cần có thông báo, công khai hoạt động này đến các chủ thể liên quan. Như gửi đầy đủ, kịp thời các quyết định phong tặng về Bộ GD&ĐT. Hay đăng tải công khai thông tin lên cổng thông tin điện tử của cơ sở. Để người học, hay mọi người quan tâm đều có thể nắm được nội dung quyết định đó.
2. Giáo sư danh dự tiếng Anh là gì?
Giáo sư danh dự tiếng Anh là Professor emeritus.
3. Điều kiện phong tặng giáo sư danh dự?
Để được nhận quyết định phong tặng danh hiệu, đối tượng phải đáp ứng được các điều kiện khác nhau. Trong đó, có tiêu chí về chủ thể được xác định là điều kiện cần. Và các giá trị cống hiến, đóng góp của họ được xác định là điều kiện đủ. Theo Điều 5 Nghị định số 84/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục như sau:
3.1. Đối tượng được phong tặng:
Có hai nhóm đối tượng được phong tặng danh hiệu Giáo sư danh dự. Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 84/2020/NĐ-CP. Bao gồm:
– Nhà giáo, nhà khoa học. Đối tượng thực hiện công tác nghiên cứu, giảng dạy. Các đối tượng này mang đến đóng góp, cống hiến trong sự nghiệp giáo dục và khoa học của Việt nam.
– Nhà hoạt động chính trị, xã hội. Các đối tượng thực hiện hoạt động hợp tác, gắn kết cơ sở giáo dục với các cơ quan, tổ chức khác. Từ đó giúp ích cho việc tiếp cận các tiến bộ, sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Các đối tượng này đều thực hiện hoạt động nghề nghiệp với một ý nghĩa chung. Đó là cống hiến, đóng góp lớn cho đất nước ta. Họ thực hiện các hoạt động nghề nghiệp trên các phương diện và khía cạnh khác nhau. Từ giảng dạy, nghiên cứu khoa học, tham gia và có uy tín trong hoạt động chính trị, xã hội. Thực hiện các nhóm công việc khác nhau, mang đến giá trị tiềm năng và phát triển cho nước Việt nam. Cũng như nâng cao năng lực, trình độ học vấn cho mặt bằng chung.
3.2. Điều kiện được phong tặng:
Các điều kiện này được quy định trong khoản 2 Điều 5 Nghị định 84/2020/NĐ-CP. Với nội dung điều kiện bao gồm:
– Là người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc người nước ngoài. Có nhiều thành tích đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và khoa học của Việt Nam.
Như vậy, danh hiệu Giáo sư dạnh dự chỉ được xét trao cho các đối tượng có yếu tố nước ngoài.
+ Họ có thể là người Việt nam nhưng đang sinh sống ổn định lâu dài ở nước ngoài. Nhưng vẫn mong muốn được đóng góp, được cống hiến vào sự nghiệp giáo dục, khoa học của đất nước. Họ vẫn mong muốn nước ta được tiếp cận với các nghiên cứu và ứng dụng tốt nhất. Để từ đó tìm kiếm lợi ích phát triển bền vững kinh tế.
+ Họ cũng có thể là người nước ngoài có tình yêu nước Việt nam. Họ có mong muốn và nhu cầu được tham gia xây dựng nước ta giàu mạnh hơn. Nhờ vậy, mà các đối tượng này có nhiều thành tích đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và khoa học của Việt Nam. Đóng góp và tạo nên các giá trị to lớn trong nền tảng giáo dục nước ta.
– Có uy tín quốc tế, có nhiều thành tích, công lao. Các đối tượng này đóng góp nhiều giá trị trong lợi ích của nền kinh tế thế giới. Dường như các đóng góp thể hiện cho lý tưởng sống, cống hiến của họ. Đóng góp cho tình hữu nghị, cho sự phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam. Mang đến các tác động tích cực, thúc đẩy sự phát triển của Việt nam trên thị trường.
– Được một cơ sở giáo dục đại học đào tạo trình độ tiến sĩ của Việt Nam đồng ý phong tặng. Quyết định phong tặng phải được đưa ra bởi tổ chức trong thẩm quyền theo quy định. Điều này mang đến ý nghĩa của danh hiệu ở nước ta, ở nước bạn và trên thị trường quốc tế.
– Có bằng tiến sĩ. Đây là điều kiện bắt buộc để nhận được danh hiệu Giáo sư danh dự. Bởi xét với học vị, thì để phấn đấu trở thành giáo sư, đối tượng phải có được học vị tiến sĩ trước đó. Điều này đảm bảo với các danh hiệu được trao cho một chủ thể theo quy định của pháp luật Việt nam.
3.3. Quy trình phong tặng:
Quy trình phong tặng là các bước công việc của cơ sở giáo dục phải thực hiện. Nội dung này được quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 84/2020/NĐ-CP như sau:
– Cơ sở giáo dục đại học tổ chức họp hội đồng khoa học và đào tạo. Từ đó xác định các chủ thể có đủ tiêu chuẩn tham gia vào công tác đánh giá, xét duyệt theo tiêu chuẩn quy định. Hoạt động này được thực hiện để xem xét việc phong tặng bảo đảm đúng đối tượng, điều kiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này;
– Hội đồng khoa học và đào tạo thực hiện họp bàn và đưa ra nghị quyết. Căn cứ vào nghị quyết, hiệu trưởng, giám đốc cơ sở giáo dục đại học trình hội đồng trường xem xét, thông qua. Trên cơ sở nghị quyết của hội đồng trường, hiệu trưởng, giám đốc ra quyết định phong tặng và tổ chức lễ trao tặng danh hiệu;
– Trong trường hợp cần thiết, hiệu trưởng, giám đốc cơ sở giáo dục đại học có văn bản đề nghị Bộ Ngoại giao, Bộ Công an hoặc Cơ quan đại diện của nước có người được đề nghị phong tặng có ý kiến việc không vi phạm pháp luật của Việt Nam, pháp luật của nước sở tại và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Để đảm bảo người đó đủ tiêu chuẩn cả về năng lực chuyên môn và năng lực pháp luật.
3.4. Tìm hiểu thêm với điều kiện phong tặng danh hiệu ở các quốc gia khác:
Điều kiện phong tặng danh hiệu giáo sư danh dự được thực hiện theo quy định của mỗi quốc gia. Để phù hợp với các quy định khác có liên quan trong hoạt động giáo dục và nghiên cứu khoa học. Các điều kiện này có thể khác ở mỗi quốc gia trên thế giới.
Ví dụ như ở Đan Mạch: Chức danh giáo sư danh dự được trao bởi các cơ sở giáo dục đại học. Trong ý nghĩa được trao để ghi nhận đóng góp đặc biệt của một người đối với lĩnh vực môn học gắn liền với các hoạt động của khoa. Từ đó mang đến ý nghĩa trong công tác giảng dạy, giá trị ứng dụng của các quá trình nghiên cứu.
Các giáo sư danh dự phải:
– Tham gia vào quan hệ đối tác nghiên cứu.
– Giảng bài.
– Tham gia đồng giám sát tiến sĩ hoặc ủy ban kiểm tra tiến sĩ.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Nghị định số 84/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục.