Trước khi giao kết hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động và người lao động sẽ phải thực hiện việc thỏa thuận về các chế độ và quyền, nghĩa vụ của các bên. Vậy giao kết hợp đồng lao động là gì? Nguyên tắc và hình thức giao kết hợp đồng lao động?
Mục lục bài viết
1. Giao kết hợp đồng lao động là gì?
Trước tiên, ta phải hiểu “hợp đồng” là gì? Tại Điều 385
“Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”.
Như vậy có nghĩa là hợp đồng chính là sự thoả thuận giữa các bên về việc mua bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, cho thuê, mượn tài sản hoặc về việc thực hiện một công việc, theo đó làm xác lập, thay đổi hoặc là chấm dứt các quyền và nghĩa vụ dân sự giữa các bên trong hợp đồng. Hợp đồng có thể được giao kết bằng lời nói, hành vi cụ thể hoặc bằng văn bản. Tuỳ theo từng trường hợp, hợp đồng dân sự có thể phải được công chứng, chứng thực, đăng ký. Đối với những loại hợp đồng mà pháp luật quy định phải đăng ký thì những hợp đồng đó chỉ có hiệu lực khi được đăng ký và có hiệu lực từ thời điểm đăng ký.
Theo đó, ta có thể hiểu hợp đồng lao động chính là sự thỏa thuận giữa những người lao động và những người sử dụng lao động về việc làm có trả công, có trả tiền lương, thỏa thuận về điều kiện lao động, thoả thuận về quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động.
Như vậy, giao kết hợp đồng lao động chính là sự giao kết giữa hai bên đó là bên người lao động và bên người sử dụng lao động nhằm đưa ra những thương lượng, thỏa thuận về điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của các bên,… để đi đến sự thống nhất và thực hiện xác lập các điều khoản trong hợp đồng lao động.
Giao kết hợp đồng lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động phải được thực hiện trước khi người sử dụng lao động nhận người lao động vào làm việc .
2. Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động:
Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động được hiểu chính là những quan điểm hay những tư tưởng pháp lý chi phối toàn quá trình giao kết hợp đồng lao động. Với bản chất là một quan hệ khế ước thì giao kết hợp đồng lao động phải tuân thủ theo các nguyên tắc của giao kết hợp đồng nói chung và phải đảm bảo tuân thủ đúng những nguyên tắc đặc thù của hợp đồng lao động nói riêng.
Giao kết hợp đồng lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động được thực hiện dựa trên các nguyên tắc sau:
– Nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực:
+ Tự nguyện: bản chất của hợp đồng lao động đó chính là sự thoả thuận của các bên dựa trên các quy định của pháp luật về lao động và dân sự, chính vì thế nên là sự tự nguyện của các bên trong giao kết hợp đồng lao động (người lao động và người sử dụng lao động) là điều rất quan trọng và đó chính là điều kiện tiên quyết trong vấn đề xác lập giao kết hợp đồng lao động. Sự tự nguyện trong giao kết hợp đồng lao động được hiểu là các bên hoàn toàn tự nguyện tham gia vào mối quan hệ lao động, không có bên nào bị ép buộc hay bị cưỡng bức bởi bên đối phương hoặc bị các tác nhân bên ngoài tác động. Người lao động và người sử dụng lao động đều tự nguyện đề xuất việc giao kết hợp đồng, tự nguyện thoả thuận những điều khoản trong hợp đồng miễn sao các điều khoản đó đúng với quy định của pháp luật và tự nguyện thực hiện giao kết hợp đồng để xác lập lên mối quan hệ lao động.
+ Bình đẳng: Yếu tố tự nguyện và yếu tố bình đẳng thường đi liền với nhau bởi chỉ khi nào các bên có sự bình đẳng với nhau, không phân biệt cao – thấp thì mới có sự tự nguyện khi giao kết hợp đồng chứ không phải là một bên “ra lệnh” một bên phải “tuân theo” và khi đó
+ Thiện chí, hợp tác, trung thực: Để các bên (người lao động và người sử dụng lao động) có thể thương lượng, thoả thuận suôn sẻ được với nhau để đi đến việc giao kết hợp đồng lao động thì các bên cần phải có sự thiện chí, hợp tác và trung thực. Bởi vì khi các bên đã có sự thiện chí và hợp tác với nhau thì sẽ rất dễ thông cảm cho nhau và sẽ dễ đi đến sự thống nhất trong việc thương lượng, thỏa thuận. Sự trung thực cũng là một trong các yếu tố rất quan trọng khi hai bên giao kết hợp đồng. Các bên nếu có trung thực đối với nhau thì mới có sự thiện chí và hợp tác. Hơn thế nữa, sự trung thực khi giao kết hợp đồng giữa các bên sẽ làm đảm bảo cho hợp đồng lao động được hợp pháp, đảm bảo mối quan hệ lao động tồn tại lâu dài và bền vững bởi vì nếu các bên mà không trung thực khi giao kết hợp đồng thì khi một trong các bên trong quan hệ lao động phát hiện ra thì vấn đề hợp tác tiếp với nhau cũng rất “khó” dẫn đến việc chấm dứt hợp đồng lao động nhanh chóng.
– Nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được phép trái với pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội.
+ Như đã nêu ở trên thì bản chất của hợp đồng lao động là sự tự do thỏa thuận giữa các bên tuy nhiên những sự thỏa thuận bắt buộc phải nằm trong khuôn khổ của pháp luật và đạo đức xã hội, sự thoả thuận đó không được trái với các quy định của pháp luật. Pháp luật đã đặt ra những quy định nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho các bên khi tham gia vào thị trường lao động chính vì vậy các bên chủ thể cần phải tuân thủ đúng những quy định mà pháp luật đưa ra để tự bảo vệ cho chính mình cũng như bảo vệ cho lợi ích chung của xã hội.
+ Ở nguyên tắc này yêu cầu các bên (người lao động và người sử dụng lao động) khi thực hiện giao kết hợp đồng lao động đều có quyền tự do đưa ra những thỏa thuận về các nội dung được đề ra trong hợp đồng lao động tuy nhiên các nội dung thoả thuận đó không được phép trái với pháp luật, trái với thỏa ước lao động tập thể và trái với đạo đức xã hội. Thêm nữa, nội dung trong hợp đồng lao động được giao kết giữa các bên không được vi phạm các điều cấm của pháp luật, không được phép thấp hơn những quy định tối thiểu mà pháp luật đưa ra.
+ Thỏa ước lao động tập thể là một văn bản thỏa thuận giữa tập thể người lao động và người sử dụng lao động về những điều kiện lao động mà các bên đã đạt được thông qua cuộc thương lượng tập thể. Thỏa ước lao động tập thể chính là sự cụ thể hóa những quy định chung mà Bộ Luật Lao động và các luật khác có liên quan quy định để áp vào điều kiện cụ thể của doanh nghiệp đó cùng với khả năng thực hiện của các bên. Thỏa ước lao động tập thể sẽ có giá trị pháp lý với những quan hệ lao động trong một doanh nghiệp và nó sẽ chi phối quá trình thiết lập lên quan hệ lao động giữa các bên. Thoả ước lao động tập thể được coi như là một bản hiến pháp trong quan hệ lao động ở doanh nghiệp mà các bên phải tuân theo
Nếu như một trong hai bên hoặc cả hai bên mà vi phạm các nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động đã nói trên thì sẽ rất dễ dẫn đến hậu quả là hợp đồng lao động mà hai bên giao kết bị vô hiệu từng phần hoặc vô hiệu toàn bộ.
3. Hình thức giao kết hợp đồng lao động:
Tại Điều 14
– Văn bản: được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản và người sử dụng lao động giữ 01 bản.
– Hợp đồng lao động được giao kết giữa người lao động và người sử dụng lao động thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức là thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử và hình thức này có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản.
– Giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói giữa người lao động và người sử dụng lao động trong trường hợp hợp đồng lao động được giao kết là hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng, trừ các trường hợp sau bắt buộc phải giao kết hợp đồng bằng văn bản kể cả là hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng:
+ Giao kết hợp đồng giữa người sử dụng lao động và người lao động là người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người lao động đó;
+ Giao kết hợp đồng giữa người sử dụng lao động và người lao động là người giúp việc gia đình.
4. Các loại hợp đồng lao động:
Theo quy định của pháp luật về Lao động thì có hai loại hợp đồng lao động đó là
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết: