Hợp đồng là một công cụ quan trọng, được sử dụng trong cuộc sống hằng ngày đẻ phục vụ những công việc, nhu cầu cũng như lợi ích khác nhau. Dưới đây, Luật Dương Gia sẽ cung cấp những thông tin để trả lời các câu hỏi Giao kết hợp đồng là gì?
Mục lục bài viết
1. Giao kết hợp đồng là gì?
Hợp đồng về bản chất là sự thống nhất ý chí của các bên thông qua một quá trình trao đổi, đàm phán để đi thỏa thuận, thống nhất ý chí cuối cùng. Quá trình trao đổi, đàm phán, thương thảo để đi đến sự thống nhất cuối cùng để tạo lập hợp đồng hoàn chỉnh được gọi là giao kết hợp đồng.
Trong quá trình giao kết hợp đồng có sự tham gia của các bên trong hợp đồng, các bên bày tỏ ý chí của mình với nhau về việc tạo lập hợp đồng và sự thỏa thuận, kết hợp ý chí của các bên với nhau để tạo ra sự đồng thuận, thống nhất trong hợp đồng.
Giao kết hợp đồng trong tiếng anh là “Contracting“
2. Nguyên tắc giao kết hợp đồng:
Thứ nhất, là nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội. Nguyên tắc này bắt nguồn từ nguyên tắc chung của Luật dân sự nói chung: “Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.” (Khoản 2 Điều 3
Pháp luật dân sự luôn tôn trọng quyền tự do quyết định việc tham gia các hợp đồng. Các chủ thể có quyền giao kết bất kì hợp đồng nào, dù đó có thể là loại hợp đồng pháp luật đã quy định hoặc loại hợp đồng mà pháp luật chưa có bất kì quy định nào. Các bên cũng hoàn toàn tự do trong việc giao kết hợp đồng với bất kì chủ thể nào, trừ các chủ thể pháp luật cấm. Pháp luật cho các chủ thể quyền tự do đồng thời cũng đặt cho quyền tự do ấy một giới hạn nhất định đó chính là “không được trái pháp luật, trái đạo đức xã hội”. Các hợp đồng đều có mối quan hệ với xã hội nhất định, do vậy, mỗi chủ thể dù được tự do giao kết hợp đồng như vẫn có nghĩa vụ bảo vệ, tôn trọng lợi ích cộng đồng, lợi ích xã hội cũng như đạo đức xã hội. Nếu một hợp đồng mà trái với đạo đức xã hội sẽ gây ra những hệ quả rất xấu trong xã hội.
Thứ hai, các bên tự nguyện và bình đẳng trong giao kết hợp đồng. Cũng như nguyên tắc trên, sự tự nguyên và bình đẳng của các chủ thể khi giao kết hợp đồng cũng là nguyên tắc chung của luật dân sự. Khi tham gia vào quá trình giao kết hợp đồng, các bên không được lấy bất kì lý do gì ( về thành phần xã hội, dân tộc, giới tính, tôn giáo,…) để tác động, làm thay đổi quan hệ. Ý chí tự nguyện của các bên trong giao kết hợp đồng được đảm bảo khi các bên thực sự bình đẳng với nhau về mọi phương diện.
Để chứng minh sự tự nguyện của các bên trong giao kết hợp đồng, ta dựa trên hai phương diện là ý chí và sự bày tỏ ý chí của các bên trong giao dịch dân sự. Mong muốn, ý chí bên trong và sự bày tỏ mong muốn đó ra bên ngoài phải thống nhất. Do vậy, khi xác định sự tự nguyện, cần phải dựa vào sự thống nhất ý chí của người giao kết hợp đòng và sự thể hiện ý chí đó vào trong nội dung hợp đồng mà người đó đã giao kết.
Pháp luật nghiêm cấm mọi hành vi, cấm đoán, cưỡng ép, đe dọa, ngăn cản bất kì bên nào trong giao kết hợp đồng. Mọi hành vi tác động làm ảnh hưởng đến sự tự nguyện của chủ thể có thể dẫn đến hợp đồng vô hiệu.
3. Trình tự thực hiện giao kết hợp đồng:
Trình tự giao kết hợp đồng là quá trình các bên bày tỏ ý chí với nhau thông qua việc trao đổi ý kiến để đi đến thỏa thuận trong hợp đồng. Có thể hiểu đây là giai đoạn các bên thương lượng, thỏa thuận về các điều khoản trong hợp đồng.
3.1 Đề nghị giao kết hợp đồng:
* Đề nghị giao kết hợp đồng được hiểu là một bên đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng với các bên còn lại. Tại Khoản 1 Điều 386 quy định :”Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định hoặc tới công chúng (sau đây gọi chung là bên được đề nghị)”. Đề nghị giao kết hợp đồng phải đáp ứng những điều kiện dưới đây:
Đề nghị giao kết hợp đồng phải được đưa ra bởi người có tư các giao kết, xác lập hợp đồng. Người đưa ra đề nghị phải có năng lực chủ thế và tư cách chủ thể.
Đề nghị giao kết hợp đồng phải có nội dung rõ ràng, cụ thể. Đề nghị giao kết hợp đồng cần thể hiện rõ ý định cụ thể của bên đề nghị về việc giao kết loại hợp đồng.
Đề nghị phải được gửi đến cho một hoặc nhiều thể nhân hoặc pháp nhân, cá nhân được xác định thông qua tên gọi, địa chỉ, trụ sở, quốc tịch,…. Hoặc đề nghị này có thể được gửi tới công chúng
Bên đề nghị thực sự có mong muốn tạo lập hợp đồng. Đề nghị phải nghiêm túc, thể hiện ý chí, nguyện vọng thực sự của bên đề nghị về muốn cùng bên kia giao kết, xác lập hợp đồng.
* Đề nghị giao kết hợp đồng có thể nêu về thời hạn trả lời. Trong trường hợp đề nghị có nêu rõ thời hạn trả lời, mà “nếu bên đề nghị lại giao kết hợp đồng với người thứ ba trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời thì phải bồi thường thiệt hại cho bên được đề nghị mà không được giao kết hợp đồng nếu có thiệt hại phát sinh.” (Khoản 2 Điều 386 Bộ luật dân sự 2015).
* Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực
Đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực có thể do bên đề nghị ấn định. VD: Trong đề nghị có ghi ” Đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực vào ngày 08/3/2021″ thì đề nghị giao kết hợp đồng đó có hiệu lực vào ngày 08/3/2021.
Nếu bên đề nghị không ấn định thì đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực kể từ khi bên được đề nghị nhận được đề nghị đó. Các trường hợp được coi là đã nhận được đề nghị giao kết hợp đồng gồm:
– Đề nghị được chuyển đến nơi cư trú, nếu bên được đề nghị là cá nhân; được chuyển đến trụ sở, nếu bên được đề nghị là pháp nhân;
– Đề nghị được đưa vào hệ thống thông tin chính thức của bên được đề nghị;
– Khi bên được đề nghị biết được đề nghị giao kết hợp đồng thông qua cá
* Bên đề nghị có thể thay đổi hoặc rút lại đề nghị trong các trường hợp:
– Bên được đề nghị chưa nhận được đề nghị
– Bên đề nghị có nêu rõ điều kiện thay đổi hoặc rút lại đề nghị và điều kiện đó phát sinh thì được rút lại đề nghị
* Đề nghị giao kết hợp đồng chấm dứt trong trường hợp sau đây:
– Bên được đề nghị chấp nhận giao kết hợp đồng;
– Bên được đề nghị trả lời không chấp nhận;
– Hết thời hạn trả lời chấp nhận;
– Khi thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị có hiệu lực;
– Khi thông báo về việc hủy bỏ đề nghị có hiệu lực;
– Theo thỏa thuận của bên đề nghị và bên được đề nghị trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời
(Điều 391 Bộ luật dân sự 2015)
3.2 Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng:
Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là lời hồi đáp của bên nhận được đề nghị hợp đồng với bên đề nghị để tạo nên một hợp đồng có hiệu lực ràng buộc giữa các bên. Việc chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng được coi là hợp lệ và có hiệu lực ràng buộc cũng cần phải thỏa mãn các điều kiện:
Người trả lời chấp nhận phải có năng lực chủ thể để xác lập hợp đồng. Người trả lời cũng phải có cả năng lực chủ thể và tư cách chủ thể.
Nội dung chấp nhận đề nghị giao kết. Khoản 1 Điều 393 Bộ luật dân sự 2015 quy định việc chấp nhận đề nghị giao kết là việc trả lời chấp nhận “toàn bộ nội dung giao kết”. Như vậy, nếu chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng thì phải chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị giao kết đó.
Việc trả lời chấp nhận phải được đưa ra trong thời hạn xác định. Khi bên đề nghị có ấn định thời hạn trả lời thì việc trả lời chỉ có hiệu lực trong thời hạn được ấn định trong đề nghị giao kết. Nếu bên đề nghị giao kết hợp đồng nhận được trả lời khi đã hết thời hạn trả lời thì chấp nhận này được coi là đề nghị mới của bên chậm trả lời. Khi bên đề nghị không nêu rõ thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực nếu được thực hiện trong một thời hạn hợp lý (Điều 394 Bộ luật dân sự 2015). Trường hợp bên đề nghị trực tiếp đề nghị giao kết hợp đồng (trực tiếp giao tiếp, qua điện thoại hoặc phương tiện khác) thì bên được đề nghị phải trả lời ngay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Trả lời chấp phận phải được thể hiện dưới một hình thức xác định. Hình thức trả lời chấp nhận có thể là lời nói, văn bản hoặc hành vi cụ thể. Luật cũng quy định không được coi sự im lặng của bên được đề nghị là sự chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng. trừ trường hợp các bên có thỏa thuận hoặc thói quen đã được xác lập giữa các bên (Khoản 2 Điều 393 Bộ luật dân sự 2015).
Ví dụ cho trường hợp bên được đề nghị im lặng mà vẫn được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng như: Công ty A và công ty là đối tác nhiều năm, hai bên đã thỏa thuận, khi bên A gửi đề nghị giao kết
*Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
Bộ luật dân sự 2015.