Quy định về giao kết hợp đồng? Giao kết hợp đồng bằng lời nói? Rủi ro khi giao kết hợp đồng bằng miệng?
Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về xác lập quyền lợi và nghĩa vụ giữa các bên với nhau, hợp đồng có các hình thức như văn bản hay lời nói với mục đích đi đến giao kết hợp đồng. Hiện nay có một trường hợp giao kết hợp đồng bằng lời nói thì có căn cứ gì để xác định? Để biết thêm về Giao kết hợp đồng bằng lời nói? Rủi ro khi giao kết hợp đồng bằng miệng? Bài viết dưới đây chúng tôi xin cung cấp các thông tin chi tiết về vấn đề này
Cơ sở pháp lý:
Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568
1. Quy định về giao kết hợp đồng
1.1. Giao kết hợp đồng dân sự là gì?
– Căn cứ tại Điều 385 Bộ luật dân sự 2015 quy định Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, và thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự
– Giao kết hợp đồng dân sự là việc các bên bày tỏ ý chí với nhau theo những nguyên tắc và trình tự nhất định để qua đó xác lập với nhau các quyền, nghĩa vụ dân sự.
Theo đó việc giao kết hợp đồng dựa trên nguyên tắc thỏa thuận và bình đẳng giữa các bên để đưa ra các điều khoản trong hợp đồng về quyền lợi được hưởng, Nghĩa vụ cần thực hiện và trách nhiệm khi thực hiện sai đối với các trường hợp thay đổi chấm dứt hay xác lập hợp đồng dân sự trên thực tế.
Ví dụ: A và B giao kết với nhau hợp đồng mua bán nhựa dẻo, A là bên sản xuất và cung cấp nhựa, B là bên mua để kinh doanh đại lý. Các bên thỏa thuận với nhau về giá cả, chất lượng và thời hạn giao hàng….
1.2. Điều khoản trong hợp đồng
Điều khoản cơ bản
Các điều khoản cơ bản xác định nội dung chủ yếu của hợp đồng. Đây là những điều khoản không thể thiếu đối với từng loại hợp đồng. Nếu không thỏa thuận được những điều khoản này thì hợp đồng không thể giao kết được. Điều khoản cơ bản có thể do tính chất của từng hợp đồng quyết định hoặc do pháp luật quy định. Tùy từng loại hợp đồng mà điều khoản cơ bản có thể là đối tượng, giá cả, địa điểm,.. Có những điều khoản đương nhiên là điều khoản cơ bản vì không thỏa thuận tới nó sẽ không thể hình thành hợp đồng.
Ví dụ: Điều khoản về đối tượng luôn là điều khoản cơ bản trong hợp đồng mua bán tài sản. Có những điều khoản vốn dĩ không phải điều khoản cơ bản nhưng các bên thấy cần phải thỏa thuận mới giao kết hợp đồng được thì những điều khoản này cũng là điều khoản cơ bản của hợp đồng sẽ giao kết.
Điều khoản thông thường
Đây là những điều khoản được pháp luật quy định trước. Nếu khi giao kết hợp đồng, các bên không thỏa thuận những điều khoản này thì vẫn coi như hai bên đã mặc nhiên thỏa thuận và được thực hiện như pháp luật đã quy định.
Khác với điều khoản cơ bản, các điều khoản thông thường không làm ảnh hưởng tới quá trình giao kết hợp đồng. Để giảm bớt công việc không cần thiết trong giao kết hợp đồng, các bên có thể không cần thỏa thuận và không ghi vào hợp đồng nhưng điều khoản mà pháp luật đã quy định nhưng vẫn phải thực hiện các điều khoản đó. Vì vậy, nếu có tranh chấp về những nội dung này thì quy định của pháp luật là căn cứ để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng
Ví dụ: Địa điểm giao tài sản động sản đó là tại nơi cư trú của người mua nếu người mua đã trả tiền và trong hợp đồng các bên không thỏa thuận về địa điểm giao tài sản.
Điều khoản tùy nghi
Ngoài những điều khoản phải thỏa thuận vì tính chất của hợp đồng và những điều khoản mà pháp luật quy định, trước khi giao kết hợp đồng các bên có thể thỏa thuận để xác định thêm một số điều khoản khác nhằm làm rõ nội dung của hợp đồng hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng. Đây được coi là các điều khoản tùy nghi
Điều khoản tùy nghi là những điều khoản mà các bên tham gia giao kết hợp đồng tự ý chọn lựa và thỏa thuận với nhau để xác định quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên. Thông qua điều khoản tùy nghi, bên có nghĩa vụ được phép lựa chọn một trong những cách thức nhất định để thực hiện hợp đồng sao cho thuận lợi mà vẫn bảo đảm được quyền yêu cầu của bên kia.
Dựa vào tính chất của các điều khoản tùy nghi, có thể phân chia thành hai loại là tùy nghi ngoài pháp luật và tùy nghi khác pháp luật.
2. Giao kết hợp đồng bằng lời nói và Rủi ro khi giao kết hợp đồng bằng miệng?
2.1. Giao kết hợp đồng bằng lời nói
Căn cứ theo khoản 1 Điều 119. Hình thức giao dịch dân sự Bộ Luật Dân sự 2015 quy định cụ thể:
1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.
Theo đó thì hợp đồng giao kết bằng lời nói được pháp luật ghi nhận và chấp nhận. Đối với một số giao dịch dân sự không nhất thiết phải giao kết bằng văn bản, ví dụ như các dao dịch dân sự mua bán những vật phẩm nhỏ lẻ, phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày tại chợ, thỏa thuận mua bán bằng miệng giữa người mua và người bán hàng. Việc lựa chọn hình thức hợp đồng thể hiện bằng lời nói hoặc hành vi thì vẫn được coi là hợp đồng và vẫn có hiệu lực với các bên như hợp đồng thể hiện bằng văn bản.
Về thời điểm giao kết hợp đồng
Thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói đó là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng theo quy định của pháp luật. Ngoài ra khi hợp đồng giao kết bằng lời nói và sau đó được xác lập bằng văn bản thì thời điểm giao kết hợp đồng được xác định theo thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói, không có văn bản để ghi nội dung cụ thể về thời gian giao kết hợp đồng, do đó thời điểm giao kết trong các hợp đồng miệng được xác định là khi các bên đã hoàn thành việc thỏa thuận về nội dung của hợp đồng.
2.2. Rủi ro khi giao kết hợp đồng bằng miệng?
– Nội dung giao dịch không đầy đủ và chi tiết được hiểu đó là khi chúng ta thực hiện giao kết hợp đồng miệng được các bên thỏa thuận một cách nhanh chóng. Trong trường hợp này có thể các bên chỉ thỏa thuận một số nội dung chính mà các bên không lường trước được các tình huống phát sinh có thể xảy ra khi thực hiện hợp đồng, cũng như việc bồi thường nếu có tranh chấp hay thiệt hại xảy ra
– Khó xác định được nội dung hợp đồng cụ thể trong trường hợp khi các chủ thể giao kết hợp đồng với nhau chủ yếu dựa vào niềm tin, chữ tín với nhau, việc giao kết hợp đồng miệng thì thường chỉ có hai bên và ít khi có người làm chứng, nên khi phát sinh tranh chấp rất khó chứng minh nội dung đã giao dịch trước đó để yêu cầu tòa bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình và khi ra tòa các bên chỉ nói điều có lợi cho mình, nội dung cốt lõi là của hợp đồng này là lời nói mà mỗi bên nói mỗi kiều, ý kiến không trùng khớp với nhau nên Tòa án cũng gặp nhiều khó khăn trong việc xác định đâu là nội dung chính xác của hợp đồng ở trên thực tế.
– Khi ra tòa không biết đưa ra chứng cứ là gì và chứng minh như thế nào
Tại Khoản 1, Điều 6,
Đương sự có quyền và nghĩa vụ chủ động thu thập, giao nộp chứng cứ cho Tòa án và chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.
2.3. Lưu ý khi giao kết hợp đồng miệng
– Nội dung của việc giao kết, thỏa thuận phải được đầy đủ. Tuy là giao kết hợp đồng miệng nhưng hai bên cũng nên rõ ràng với nhau về các trường hợp xảy ra, về mức bồi thường thiệt hại hay một số trường hợp có thể xảy ra khi thực hiện hợp đồng.
– Nên có ghi âm hay thực hiện quay phim và người làm chứng khi thỏa thuận nội dung hợp đồng miệng trên các trường hợp cụ thể trong thực tế. Nếu trong các trường hợp việc thực hiện hợp đồng thuận lợi, hai bên hoàn thành hết các nghĩa vụ thì không có gì nhưng nếu có tranh chấp phát sinh thì các đoạn phim, đoạn ghi âm hay người làm chứng sẽ có tác dụng làm chứng cứ, chứng minh khi khởi kiện ra tòa đòi quyền lợi cho các bên.
– Giữ lại các hóa đơn hoặc các giấy tờ có liên quan đến giao dịch giữa các bên khi xác lập với nhau. Tương tự với việc ghi âm, ghi hình, các giấy tờ trong quá trình giao dịch như thư từ, email, biên bản giao nhận hàng,
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung Giao kết hợp đồng bằng lời nói? Rủi ro khi giao kết hợp đồng bằng miệng? và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.