Skip to content
 1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Về Luật Dương Gia
  • Lãnh đạo công ty
  • Đội ngũ Luật sư
  • Chi nhánh 3 miền
    • Trụ sở chính tại Hà Nội
    • Chi nhánh tại Đà Nẵng
    • Chi nhánh tại TPHCM
  • Pháp luật
  • Văn bản
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
  • Liên hệ Luật sư
    • Luật sư gọi lại tư vấn
    • Chat Zalo
    • Chat Facebook

Home

Đóng thanh tìm kiếm

  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ Giáo dục

Thuyết minh về quy tắc, luật lệ trong một trò chơi: Ném còn

  • 02/06/202502/06/2025
  • bởi Cao Thị Thanh Thảo
  • Cao Thị Thanh Thảo
    02/06/2025
    Theo dõi chúng tôi trên Google News

    Ném còn là một trò chơi dân gian truyền thống của dân tộc miền núi phía Bắc. Ném còn thường được tổ chức vào những ngày Tết, ngày hội trong không khí náo nhiệt, tươi vui. Để tìm hiểu thêm về trò chơi Ném còn, mời bạn đọc tham khảo thêm về bài viết Thuyết minh về quy tắc, luật lệ trong một trò chơi: Ném còn dưới đây nhé.

      Mục lục bài viết

      • 1 1. Thuyết minh về quy tắc, luật lệ trong trò chơi ném còn hay nhất:
      • 2 2. Thuyết minh về quy tắc, luật lệ trò chơi ném còn dành cho học sinh giỏi: 
      • 3 3. Dàn ý thuyết minh về quy tắc, luật lệ trong trò chơi ném còn: 

      1. Thuyết minh về quy tắc, luật lệ trong trò chơi ném còn hay nhất:

      Ném còn là trò chơi dân gian phổ biến của đồng bào các dân tộc Tày, Nùng ở Tuyên Quang. Vào các dịp lễ hội, đặc biệt là Tết, trò chơi này được tổ chức với hy vọng đem lại một năm mới bội thu và cuộc sống đầy đủ.  

      Theo quan niệm của người dân tộc Tày, Nùng thì quả còn tượng trưng cho hồn núi, hồn sông, hồn đất và hồn nước. Chính vì vậy, quả còn bao giờ cũng được làm bằng vải màu đỏ, màu đen, màu xanh và màu trắng. Trước khi lễ hội ném còn diễn ra, các cô gái khéo tay đã chuẩn bị những quả còn với nhiều múi vải màu xanh đỏ sặc sỡ được ghép nối với nhau. Bên trong quả còn, họ nhồi thóc, hạt vừng, hạt cải, hạt bông. Những loại hạt này thể hiện khát vọng sinh sôi này nở. Thường quả còn chỉ có khoảng 4 – 8 múi nhưng với những người khéo tay thì có thể may quả còn với 12 múi với 12 màu. Qủa còn được may thêm các tua vải nhiều màu sắc trang trí và giúp định hướng quả còn khi bay. Các tua rua này còn biểu trưng cho những tia nắng, tia mưa cầu mong một năm mới mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu.

      Trò chơi ném còn thường được tổ chức tại những bãi trống, bằng phẳng. Ở giữa sân người ta chôn một cây còn được làm từ thân tre mai có chiều cao khoảng 20 – 30 m tùy theo phong tục của từng vùng miền. Ngọn cây còn được uốn thành hình vòng cung có dán giấy đỏ, hồng tâm để người dân có thể tung còn vào vòng tròn đó. Đồng bào Tày, Nùng quan niệm rằng khung còn một mặt dán giấy đỏ (biểu trưng cho mặt trời), mặt kia dán giấy vàng (biểu trưng cho mặt trăng). Người chơi đứng đối mặt nhau qua cây còn. Quả còn ném thường hướng về đầu nguồn sông, hay suối chính hướng về các bản làng của người dân tộc Thái. Người tung quả còn bay cao mang đi những điều không may, đau ốm và cái héo úa của cây trái. Sau khi lên trời thì quả còn rơi xuống, người đón còn đón lấy cái may mắn, tốt đẹp về phúc, lộc, thọ cho một năm mới thịnh vượng. Chính vì thế khi ném còn, người ném cố ném cao để vượt qua vòng tròn tượng trưng cho mặt trời xua đi mọi điều bất hạnh và người đón còn sẽ đón còn để không rơi xuống đất. Người tung, người bắt rồi tung trở lại, ai cũng được tung và ai cũng được bắt. Qủa còn bay đi, bay lại như rồng uốn, lượn quanh như một vũ điệu mới, tươi vui và tràn đầy hạnh phúc ấm no. Đối với người Tày, trước khi kết thúc hội thì thầy mo sẽ rạch quả còn thiêng để lấy hạt bên trong và tung lên cho mọi người hứng lấy vận may. Người Tày tin rằng hạt giống này sẽ đem lại may mắn, mùa màng bội thu nhờ được truyền hơi ấm của các nam thanh nữ tú trong bản. 

      Trò chơi ném còn không chỉ có giá trị văn hóa mà nó còn mang tính thể thao, rèn luyện sức khỏe, sự tinh tế, khéo léo khi tung và bắt quả còn. Nó kết hợp các động tác toàn thân, đem lại cảm giác sảng khoái tinh thần và tạo cơ hội giao lưu, tỏ tình cũng như tăng cường sự đoàn kết và vui vẻ. Chính vì vậy, trò chơi này không chỉ thu hút sự tham gia của thanh niên mà còn được yêu thích bởi những người lớn tuổi nhờ không khí sôi động và sự cổ vũ nhiệt tình của mọi người. 

      2. Thuyết minh về quy tắc, luật lệ trò chơi ném còn dành cho học sinh giỏi: 

      Không ai biết chính xác từ bao giờ trò chơi ném còn bắt đầu và cũng không rõ vì sao nó trở thành một trò chơi dân gian hấp dẫn đến vậy đối với cộng đồng dân tộc Thái. Tuy nhiên, có một điều chắc chắn là ném còn đã trở thành một phần không thể thiếu trong các lễ hội và ngày Tết của người Thái trong không khí náo nhiệt, vui tươi. 

      Ném còn là trò chơi dân gian có từ lâu đời của dân tộc Thái. Phụ nữ Thái thường làm quả còn bằng những mảnh vải vụn cắt thành những ô vuông có cạnh khoảng 18 cm, gấp chéo thành 4 góc vào nhau. Bên trong quả còn nhồi bằng hạt bông, hạt thóc biểu thị của sự mong cầu sinh sôi, nảy nở. Dây còn được khâu bằng vải, dài khoảng nửa sải tay, một đầu đính vào điểm tâm giao của hình vuông quả còn. Tua còn được cắt bằng vải vụn, đủ màu sắc, sau đó đính vào 4 góc quả còn và đính so le điểm trên dây còn, tao thành biểu tượng như hình con rồng bay. Tiếng Thái gọi là “con cuống” mang niềm tin gửi gắm vào con rồng bay lên đem lại sự phồn thịnh, hạnh phúc. Thường quả còn chỉ có khoảng 4 – 8 múi nhưng với người khéo tay thì họ có thể may 12 múi gồm 12 màu. 

      Trò chơi ném còn thường được tổ chức tại bãi đất bằng phẳng và được chơi theo hai cách. Cách thứ nhất là thanh niên nam nữ chưa vợ, chưa chồng thì chơi theo tục tỏ tình, giao duyên. Tục này thường diễn ra vào dịp xên bản, xên mường ngày xuân. Trai gái ăn mặc chỉnh tề với trang phục truyền thống. Nam đứng một bên, nữ đứng một bên. Đầu tiên, quả còn được tung ngẫu hứng, không có chủ đích, sau dần dần đôi nào phải lòng nhau tự khắc ném cho nhau. Thông thường, các chàng trai sẽ để lại một vật làm tin. Sau lễ hội, chàng trai sẽ quay lại nhà cô gái để xin lại vật đã gửi làm tin, là cái cớ để hai người gặp gỡ, tìm hiểu nhau. Thông qua hội tung còn thì nhiều đôi phải lòng nhau để trở thành vợ chồng của nhau. 

      Cách thứ hai gọi là “tọt con vong” nghĩa là tung còn vòng. Ở giữa sân bãi, người ta chôn một cây tre cao khoảng 20 – 30 m. Đầu trên cao của cây tre có gắn một cái vòng tròn đường kính khoảng 50 – 70 cm theo phương thẳng đứng. Sau đó, người ta khâu chắc vào mép vòng những mảnh vải màu xanh, đỏ, vàng,… Về hình thức chơi, mỗi đội sẽ có lần lượt một người đứng tung quả còn nếu lọt qua tâm vòng thì sẽ được tính điểm. Tổ trọng tài theo dõi và chấm điểm. Đội nào nhiều điểm nhất thì giành chiến thắng. 

      Khi ném còn, người chơi đứng đối mặt qua cây còn. Người tung quả còn bay cao mang đi những điều không may, đau ốm và cái héo úa của cây trái. Sau khi lên trời thì quả còn rơi xuống, quả còn đón lấy cái may mắn, tốt đẹp về phúc, lộc, thọ cho một năm mới thịnh vượng. Với người Thái, trò chơi ném còn đưa tới thông điệp mong muốn âm – dương hòa hợp, cầu mong con cái trong nhà đông đúc. Do đó, những người Thái hiếm muộn thường rất hào hứng thi ném còn để cầu tự. 

      Trò chơi ném còn vừa mang tính văn hóa vừa mang lại sức khỏe, rèn luyện sự tinh tế, khéo léo khi tung, khi bắt. Không khí sôi động và sự hấp dẫn của trò chơi khiến ném còn trở thành một phần quan trọng trong các lễ hội và ngày Tết của các cộng đồng dân tộc. 

      3. Dàn ý thuyết minh về quy tắc, luật lệ trong trò chơi ném còn: 

      I. Mở bài:

      + Giới thiệu về đối tượng cần thuyết minh: Quy tắc, luật lệ trò chơi Ném còn.

      II. Thân bài:

      • Chuẩn bị:

      + Địa điểm, số lượng người chơi: Để bắt đầu trò chơi, địa điểm được chọn lựa thường là sân, đất bãi rộng rãi, bằng phẳng. Mỗi đội thường gồm 2 phe là nam và nữ rồi đứng thành hai hàng đối diện. Như vậy thì trò chơi có thể bắt đầu được rồi.

      • Dụng cụ: 

      + Cây tre cao từ 15 – 20 m tùy theo phong tục từng địa phương. Trên đỉnh cây tre treo một vòng tròn có đường kính 30 – 40 cm. 

      + Qủa còn được làm bằng những mảnh vải vụn cắt thành những ô vuông có cạnh khoảng 18 cm, gấp chéo thành 4 góc vào nhau. Bên trong quả còn nhồi bằng hạt bông, hạt thóc biểu thị của sự mong cầu sinh sôi, nảy nở. Dây còn được khâu bằng vải, dài khoảng nửa sải tay, một đầu đính vào điểm tâm giao của hình vuông quả còn. Tua còn được cắt bằng vải vụn, đủ màu sắc, sau đó đính vào 4 góc quả còn và đính so le điểm trên dây còn, tao thành biểu tượng như hình con rồng bay. 

      • Cách chơi: 

      + Chia thành hai đội nam và nữ đứng đối diện nhau. Đầu tiên, quả còn được tung ngẫu hứng, không có chủ đích, sau dần dần đôi nào phải lòng nhau tự khắc ném cho nhau.

      III. Kết bài:

      + Khẳng định lại quy tắc, ý nghĩa trong trò chơi ném còn. 

      THAM KHẢO THÊM:

      • Thuyết minh về trò chơi rồng rắn lên mây hay và ý nghĩa
      • Thuyết minh về trò chơi nhảy bao bố hay và ý nghĩa nhất
      • Thuyết minh về luật chơi và ý nghĩa của trò chơi đẩy gậy

      Duong Gia Facebook Duong Gia Tiktok Duong Gia Youtube Duong Gia Google

        Liên hệ với Luật sư để được hỗ trợ:

      •   Tư vấn pháp luật qua Email
         Tư vấn nhanh với Luật sư
      -
      CÙNG CHUYÊN MỤC
      • Viết đoạn văn đóng vai lão Hạc kể lại câu chuyện bán chó
      • Cảm nhận về Hạnh phúc của một tang gia (Vũ Trọng Phụng)
      • Soạn bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân – Lớp 6 Chân trời sáng tạo
      • Đóng vai Giôn-xi kể lại câu chuyện Chiếc lá cuối cùng
      • Nam Á có mấy miền địa hình? Nêu rõ đặc điểm các miền?
      • Toán Vừa gà vừa chó bó lại cho tròn 36 con 100 chân chẵn
      • Thuyết minh về tác phẩm Bình Ngô đại cáo chọn lọc siêu hay
      • Cảm nhận về nhân vật bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt
      • Viết 4-5 câu kể về buổi đi chơi cùng người thân ý nghĩa
      • Kết bài Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ) hay nhất
      • Đoạn văn trình bày cảm nghĩ về truyện cổ tích em yêu thích
      • Mở bài về hình tượng cây xà nu của Nguyễn Trung Thành
      BÀI VIẾT MỚI NHẤT
      • Viết đoạn văn đóng vai lão Hạc kể lại câu chuyện bán chó
      • Cảm nhận về Hạnh phúc của một tang gia (Vũ Trọng Phụng)
      • Đổi mới phương pháp giáo dục pháp luật học sinh, sinh viên?
      • Soạn bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân – Lớp 6 Chân trời sáng tạo
      • Đóng vai Giôn-xi kể lại câu chuyện Chiếc lá cuối cùng
      • Nam Á có mấy miền địa hình? Nêu rõ đặc điểm các miền?
      • Toán Vừa gà vừa chó bó lại cho tròn 36 con 100 chân chẵn
      • Thuyết minh về tác phẩm Bình Ngô đại cáo chọn lọc siêu hay
      • Cảm nhận về nhân vật bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt
      • Viết 4-5 câu kể về buổi đi chơi cùng người thân ý nghĩa
      • Như thế nào được coi là người tham gia giao thông có văn hóa?
      • Kết bài Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ) hay nhất
      LIÊN KẾT NỘI BỘ
      • Tư vấn pháp luật
      • Tư vấn luật tại TPHCM
      • Tư vấn luật tại Hà Nội
      • Tư vấn luật tại Đà Nẵng
      • Tư vấn pháp luật qua Email
      • Tư vấn pháp luật qua Zalo
      • Tư vấn luật qua Facebook
      • Tư vấn luật ly hôn
      • Tư vấn luật giao thông
      • Tư vấn luật hành chính
      • Tư vấn pháp luật hình sự
      • Tư vấn luật nghĩa vụ quân sự
      • Tư vấn pháp luật thuế
      • Tư vấn pháp luật đấu thầu
      • Tư vấn luật hôn nhân gia đình
      • Tư vấn pháp luật lao động
      • Tư vấn pháp luật dân sự
      • Tư vấn pháp luật đất đai
      • Tư vấn luật doanh nghiệp
      • Tư vấn pháp luật thừa kế
      • Tư vấn pháp luật xây dựng
      • Tư vấn luật bảo hiểm y tế
      • Tư vấn pháp luật đầu tư
      • Tư vấn luật bảo hiểm xã hội
      • Tư vấn luật sở hữu trí tuệ
      LIÊN KẾT NỘI BỘ
      • Tư vấn pháp luật
      • Tư vấn luật tại TPHCM
      • Tư vấn luật tại Hà Nội
      • Tư vấn luật tại Đà Nẵng
      • Tư vấn pháp luật qua Email
      • Tư vấn pháp luật qua Zalo
      • Tư vấn luật qua Facebook
      • Tư vấn luật ly hôn
      • Tư vấn luật giao thông
      • Tư vấn luật hành chính
      • Tư vấn pháp luật hình sự
      • Tư vấn luật nghĩa vụ quân sự
      • Tư vấn pháp luật thuế
      • Tư vấn pháp luật đấu thầu
      • Tư vấn luật hôn nhân gia đình
      • Tư vấn pháp luật lao động
      • Tư vấn pháp luật dân sự
      • Tư vấn pháp luật đất đai
      • Tư vấn luật doanh nghiệp
      • Tư vấn pháp luật thừa kế
      • Tư vấn pháp luật xây dựng
      • Tư vấn luật bảo hiểm y tế
      • Tư vấn pháp luật đầu tư
      • Tư vấn luật bảo hiểm xã hội
      • Tư vấn luật sở hữu trí tuệ
      Dịch vụ luật sư uy tín toàn quốc


      Tìm kiếm

      Duong Gia Logo

      •   ĐẶT CÂU HỎI TRỰC TUYẾN
         ĐẶT LỊCH HẸN LUẬT SƯ

      VĂN PHÒNG HÀ NỘI:

      Địa chỉ: 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

       Email: dichvu@luatduonggia.vn

      VĂN PHÒNG MIỀN TRUNG:

      Địa chỉ: 141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

       Email: danang@luatduonggia.vn

      VĂN PHÒNG MIỀN NAM:

      Địa chỉ: 227 Nguyễn Thái Bình, phường 4, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

        Email: luatsu@luatduonggia.vn

      Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!

      Chính sách quyền riêng tư của Luật Dương Gia

      • Chatzalo Chat Zalo
      • Chat Facebook Chat Facebook
      • Chỉ đường picachu Chỉ đường
      • location Đặt câu hỏi
      • gọi ngay
        1900.6568
      • Chat Zalo
      Chỉ đường
      Trụ sở chính tại Hà NộiTrụ sở chính tại Hà Nội
      Văn phòng tại Đà NẵngVăn phòng tại Đà Nẵng
      Văn phòng tại TPHCMVăn phòng tại TPHCM
      Gọi luật sư Gọi luật sư Yêu cầu dịch vụ Yêu cầu dịch vụ
      • Gọi ngay
      • Chỉ đường

        • HÀ NỘI
        • ĐÀ NẴNG
        • TP.HCM
      • Đặt câu hỏi
      • Trang chủ