Skip to content
 1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Đình, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Về Luật Dương Gia
  • Lãnh đạo công ty
  • Đội ngũ Luật sư
  • Chi nhánh 3 miền
    • Trụ sở chính tại Hà Nội
    • Chi nhánh tại Đà Nẵng
    • Chi nhánh tại TPHCM
  • Pháp luật
  • Văn bản
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
  • Liên hệ Luật sư
    • Luật sư gọi lại tư vấn
    • Chat Zalo
    • Chat Facebook

Home

Đóng thanh tìm kiếm

  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ Giáo dục

Thực dân Pháp đã chiếm những quốc gia nào ở Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ 19?

  • 02/06/202502/06/2025
  • bởi Cao Thị Thanh Thảo
  • Cao Thị Thanh Thảo
    02/06/2025
    Theo dõi chúng tôi trên Google News

    Từ sau các cuộc phát kiến địa lí, các nước tư bản phương Tây tăng cường tìm kiếm thị trường, thuộc địa; trong khi, các quốc gia phong kiến ở Đông Nam Á đang suy yếu, khủng hoảng. Nhân cơ hội này, các nước tư bản phương Tây tiến hành xâm lược. Để hiểu rõ hơn, mời bạn tham khảo bài viết Thực dân Pháp đã chiếm những quốc gia nào ở Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ 19?

      Mục lục bài viết

      • 1 1. Thực dân Pháp đã chiếm những quốc gia nào ở Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ 19?
      • 2 2. Quá trình xâm lược và cai trị của thực dân phương Tây ở các nước Đông Nam Á:
      • 3 3. Bài tập vận dụng có đáp án:

      1. Thực dân Pháp đã chiếm những quốc gia nào ở Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ 19?

      A. Philíppin, Brunây, Xingapo

      B. Việt Nam, Lào, Campuchia

      C. Xiêm (Thái Lan), Inđônêxia

      D. Malaixia, Miến Điện (Mianma)

      Đáp án: Chọn B

      Hướng dẫn lời giải: Ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia là đối tượng xâm lược của thực dân Pháp. Đến cuối thế kỉ XIX, Pháp đã hoàn thành việc xâm lược và bắt đầu thi hành chính sách bóc lột, khai thác thuộc địa.

      2. Quá trình xâm lược và cai trị của thực dân phương Tây ở các nước Đông Nam Á:

      * Quá trình xâm lược và cai trị của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á hải đảo

      – Từ sau các cuộc phát kiến địa lí, các nước tư bản phương Tây tăng cường tìm kiếm thị trường và thuộc địa; trong khi đó, các quốc gia phong kiến ở Đông Nam Á đang suy yếu, khủng hoảng. Nhân cơ hội này, các nước tư bản phương Tây tiến hành xâm lược và cai trị các nước ở Đông Nam Á.

      + Ở Inđônêxia, từ thế kỉ XV – XVI, các thế lực thực dân Bồ Đào Nha và Hà Lan cạnh tranh ảnh hưởng. Đến thế kỉ XIX, Hà Lan hoàn thành việc xâm chiếm và thiết lập ách thống trị thực dân trên đất nước này.

      + Ở Philippin: Từ thế kỉ XVI, Philíppin bị thực dân Tây Ban Nha thống trị. Sau khi thất bại trong cuộc chiến tranh với Mỹ (1898), Tây Ban Nha đã nhượng quyền quản lí thuộc địa Philíppin cho Mỹ. Từ năm 1899, Philíppin trở thành thuộc địa của Mỹ.

      + Ở Mã Lai, năm 1826, thực dân Anh đẩy mạnh xâm chiếm các tiểu quốc như Kêđa, Pênang,… và thành lập Mã Lai thuộc Anh vào năm 1895.

      – Các nước thực dân phương Tây đã thực thi chính sách chính trị hà khắc, đàn áp phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân, vơ vét bóc lột cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên. Hầu hết các nước Đông Nam Á hải đảo đều rơi vào tình trạng lạc hậu, phụ thuộc nặng nề vào nền kinh tế của các nước phương Tây.

      * Quá trình xâm lược và cai trị của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á lục địa

      – Sau quá trình lâu dài xâm nhập và chuẩn bị, đến thế kỉ XIX, các nước thực dân phương Tây bắt đầu quá trình xâm lược vào các nước Đông Nam Á lục địa.

      + Ở Miến Điện, sau ba cuộc chiến tranh xâm lược (1824 – 1826, 1852, 1885) thực dân Anh thôn tính Miến Điện rồi sáp nhập nước này thành một tỉnh của Ấn Độ thuộc Anh.

      + Ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia là đối tượng xâm lược của thực dân Pháp. Đến cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp đã hoàn thành quá trình xâm lược những nước này và bắt đầu thi hành chính sách bóc lột, khai thác thuộc địa.

      + Vương quốc Xiêm, trong nửa cuối thế kỉ XIX, trở thành vùng tranh chấp của thực dân Anh và Pháp. Với chính sách ngoại giao mềm dẻo, khôn khéo của vua Ra-ma V, Xiêm là nước duy nhất ở Đông Nam Á giữ được nền độc lập tương đối về chính trị.

      – Thực dân Anh và thực dân Pháp tiến hành chính sách “chia để trị” nhằm xóa bỏ nền độc lập đối với Miến Điện và ba nước Đông Dương. Về kinh tế, thực thi chính sách khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, chính sách thuế khóa nặng nề. Về văn hoá, thực hiện chính sách nô dịch và đồng hoá.

      3. Bài tập vận dụng có đáp án:

      Câu 1. Đến đầu thế kỉ XVI, nhiều quốc gia phong kiến ở khu vực Đông Nam Á bước vào giai đoạn

      A. hình thành.

      B. phát triển.

      C. phát triển đến đỉnh cao.

      D. khủng hoảng, suy thoái.

      Đáp án đúng là: D

      Đến đầu thế kỉ XVI, nhiều quốc gia phong kiến ở khu vực Đông Nam Á bước vào giai đoạn khủng hoảng, suy thoái và phải đối mặt với sự xâm lược, chiếm đóng của thực dân phương Tây.

      Câu 2. Trong thời gian đầu, để xâm nhập vào Đông Nam Á, các nước tư bản phương Tây đã sử dụng thủ đoạn nào?

      A. Khống chế chính trị, ép kí hiệp ước bất bình đẳng.

      B. Sử dụng hoạt động buôn bán, truyền giáo.

      C. Truyền bá học thuyết “Đại Đông Á”.

      D. Dùng vũ lực để thôn tính đất đai.

      Đáp án đúng là: B

      Từ đầu thế kỉ XVI, các nước phương Tây bắt đầu mở rộng quá trình xâm nhập vào các nước Đông Nam Á. Trong thời gian đầu, quá trình này được tiến hành thông qua các hoạt động buôn bán và truyền giáo. Thông qua các thương điểm, các nước châu Âu mở rộng giao thương và từng bước chuẩn bị cho quá trình xâm lược.

      Câu 3. Các nước Đông Nam Á hải đảo là đối tượng đầu tiên thu hút sự chú ý của thực dân phương Tây, bởi đây là khu vực

      A. có đất đai rộng lớn nhưng dân cư thưa thớt.

      B. có nguồn hương liệu và hàng hóa phong phú.

      C. không có sự quản lí của các nhà nước phong kiến.

      D. là điểm bắt đầu của “con đường tơ lụa trên biển”.

      Đáp án đúng là: B

      Các nước Đông Nam Á hải đảo là đối tượng đầu tiên thu hút sự chú ý của thực dân phương Tây, bởi đây là khu vực giàu tài nguyên, có nguồn hương liệu và hàng hoá phong phú, nhiều thương cảng sầm uất nằm trên tuyến đường biển huyết mạch nối liền phương Đông và phương Tây.

      Câu 4. Sự kiện nào dưới đây đã mở đầu quá trình xâm nhập, xâm lược các nước Đông Nam Á của thực dân phương Tây?

      A. Mỹ tấn công, đánh chiếm Phi-líp-pin.

      B. Bồ Đào Nha đánh chiếm vương quốc Ma-lắc-ca.

      C. Thực dân Pháp tấn công cửa biển Đà Nẵng (Việt Nam).

      D. Thực dân Anh đánh chiếm toàn bộ bán đảo Ma-lay-a.

      Đáp án đúng là: B

      Năm 1511, Bồ Đào Nha đánh chiếm vương quốc Ma-lắc-ca. Sự kiện này đã mở đầu quá trình xâm chiếm, áp đặt sự thống trị, biến các nước Đông Nam Á thành thuộc địa của thực dân phương Tây.

      Câu 5. Đến cuối thế kỉ XIX, nước nào ở Đông Nam Á đã trở thành thuộc địa của thực dân Hà Lan?

      A. Mi-an-ma.

      B. Phi-líp-pin.

      C. In-đô-nê-xi-a.

      D. Cam-pu-chia.

      Đáp án đúng là: C

      Đến cuối thế kỉ XIX, thực dân Hà Lan đã cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược In-đô-nê-xi-a.

      Câu 6. Từ giữa thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX, Phi-líp-pin đặt dưới ách thống trị của

      A. thực dân Anh.

      B. thực dân Tây Ban Nha.

      C. thực dân Pháp.

      D. thực dân Bồ Đào Nha.

      Đáp án đúng là: B

      Giữa thế kỉ XVI, Philíppin chính thức bị thực dân Tây Ban Nha xâm lược và thống trị. Sau cuộc chiến tranh Mỹ – Tây Ban Nha (1898), Philíppin đã trở thành thuộc địa của Mỹ.

      Câu 7. Đến đầu thế kỉ XX, quốc gia nào ở Đông Nam Á đã trở thành thuộc địa của Mỹ?

      A. Việt Nam.

      B. In-đô-nê-xi-a.

      C. Phi-líp-pin.

      D. Cam-pu-chia.

      Đáp án đúng là: C

      Đến đầu thế kỉ XX, Phi-líp-pin đã trở thành thuộc địa của Mỹ

      Câu 8. Đến cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, quốc gia nào ở Đông Nam Á vẫn giữ được độc lập?

      A. Phi-líp-pin.

      B. Lào.

      C. Cam-pu-chia.

      D. Xiêm.

      Đáp án đúng là: D

      Đến cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á vẫn giữ được độc lập là Xiêm.

      Câu 9. Đến cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp đã cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược các quốc gia nào ở Đông Nam Á?

      A. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.

      B. Xiêm, Mi-an-ma, In-đô-nê-xi-a.

      C. Phi-líp-pin, Mi-an-ma, Lào.

      D. Cam-pu-chia, Ma-lai-xi-a, Lào.

      Đáp án đúng là: A

      Đến cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp đã cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược các quốc gia: Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.

      Câu 10. Đến cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, Ma-lai-xi-a và Mi-an-ma đã trở thành thuộc địa của

      A. thực dân Pháp.

      B. thực dân Anh.

      C. thực dân Hà Lan.

      D. thực dân Tây Ban Nha.

      Đáp án đúng là: B

      Đến cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, thực dân Anh đã chiếm toàn bộ bán đảo Ma-lay-a, phía Bắc đảo Booc-nê-ô và Mi-an-ma.

      Câu 11. Đến cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, Xiêm vẫn giữ được độc lập dân tộc vì

      A. tiến hành canh tân đất nước và chính sách ngoại giao mềm dẻo.

      B. kiên quyết huy động toàn dân đứng lên đấu tranh chống xâm lược.

      C. nước Xiêm nghèo tài nguyên, lại thường xuyên hứng chịu thiên tai.

      D. dựa vào sự viện trợ của Nhật Bản để đấu tranh chống xâm lược.

      Đáp án đúng là: A

      Đến cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, Xiêm vẫn giữ được độc lập dân tộc vì tiến hành canh tân đất nước và chính sách ngoại giao mềm dẻo.

      Câu 12. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng chính sách cai trị trên lĩnh vực chính trị của thực dân phương Tây ở các nước Đông Nam Á?

      A. Mua chuộc và biến các thế lực phong kiến địa phương thành tay sai.

      B. Sử dụng chính sách “chia để trị” nhằm chia rẽ khối đoàn kết dân tộc.

      C. Để cho người bản xứ nắm các chức vụ chủ chốt trong bộ máy cai trị.

      D. Đàn áp các cuộc đấu tranh yêu nước của nhân dân Đông Nam Á.

      Đáp án đúng là: C

      – Một số chính sách cai trị trên lĩnh vực chính trị của thực dân phương Tây ở các nước Đông Nam Á:

      + Duy trì các thế lực phong kiến địa phương như một công cụ để thi hành chính sách cai trị thuộc địa.

      + Nắm các quyền hành chính, lập pháp, tư pháp, ngoại giao, quân sự…

      + Dùng chính sách “chia để trị” nhằm chia rẽ, làm suy yếu sức mạnh dân tộc của các nước Đông Nam Á.

      + Chú trọng việc xây dựng và sử dụng lực lượng quân đội người bản địa để bảo vệ bộ máy cai trị và đàn áp sự phản kháng của người dân thuộc địa.

      Câu 13. Chính sách cướp đoạt ruộng đất lập đồn điền của chính quyền thực dân phương Tây đã gây ra hệ quả gì cho nhân dân thuộc địa Đông Nam Á?

      A. Giai cấp địa chủ phong kiến bị xóa bỏ hoàn toàn.

      B. Nông dân được chia ruộng đất, hăng hái sản xuất.

      C. Nông dân bị mất ruộng đất và bần cùng hóa.

      D. Giai cấp nông dân bị xóa bỏ hoàn toàn.

      Đáp án đúng là: C

      Chính sách cướp đoạt ruộng đất lập đồn điền của chính quyền thực dân phương Tây đã gây ra hậu quả: nông dân bị mất ruộng đất và bị bần cùng hóa.

      Câu 14. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng tình hình văn hóa của các nước Đông Nam Á dưới tác động từ chính sách cai trị của thực dân phương Tây?

      A. Đời sống văn hóa không xuất hiện yếu tố mới.

      B. Văn hóa phương Tây du nhập vào Đông Nam Á.

      C. Văn hóa Đông Nam Á chi phối văn hóa phương Tây.

      D. Văn hóa phát triển, bắt kịp với trình độ của phương Tây.

      Đáp án đúng là: B

      Dưới tác động từ chính sách cai trị của thực dân phương Tây, tình hình văn hoá cũng có nhiều thay đổi. Văn hoá phương Tây du nhập vào Đông Nam Á. Nhiều công trình kiến trúc, nghệ thuật mang phong cách châu Âu xuất hiện. Tôn giáo, luật pháp, giáo dục phương Tây được truyền bá vào khu vực với mục đích chính là để phục vụ nền cai trị của thực dân.

      Câu 15. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng chính sách cai trị trên lĩnh vực chính trị của thực dân phương Tây ở các nước Đông Nam Á?

      A. Tiêu diệt các thế lực phong kiến địa phương để thâu tóm quyền hành.

      B. Để cho người bản xứ nắm các chức vụ chủ chốt trong bộ máy cai trị.

      C. Thâu tóm các quyền hành chính, lập pháp, tư pháp, ngoại giao, quân sự…

      D. Không cho phép người bản xứ tham gia vào bộ máy hành chính.

      Đáp án đúng là: C

      – Một số chính sách cai trị trên lĩnh vực chính trị của thực dân phương Tây ở các nước Đông Nam Á:

      + Duy trì các thế lực phong kiến địa phương như một công cụ để thi hành chính sách cai trị thuộc địa.

      + Nắm các quyền hành chính, lập pháp, tư pháp, ngoại giao, quân sự…

      + Dùng chính sách “chia để trị” nhằm chia rẽ, làm suy yếu sức mạnh dân tộc của các nước Đông Nam Á.

      + Chú trọng việc xây dựng và sử dụng lực lượng quân đội người bản địa để bảo vệ bộ máy cai trị và đàn áp sự phản kháng của người dân thuộc địa.

      THAM KHẢO THÊM:

      • dich-vu-luat-su-giai-quyet-tranh-chap-lao-dong-tai-tra-vinh.jpg
      • Ý nào không phải là nguyên nhân để thực dân phương Tây xâm lược các nước Đông Nam Á?

      Duong Gia Facebook Duong Gia Tiktok Duong Gia Youtube Duong Gia Google

        Liên hệ với Luật sư để được hỗ trợ:

      •   Tư vấn pháp luật qua Email
         Tư vấn nhanh với Luật sư
      -
      CÙNG CHUYÊN MỤC
      • Viết đoạn văn đóng vai lão Hạc kể lại câu chuyện bán chó
      • Cảm nhận Hạnh phúc của một tang gia (Vũ Trọng Phụng)
      • Soạn bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân – Lớp 6 Chân trời sáng tạo
      • Đóng vai Giôn-xi kể lại câu chuyện Chiếc lá cuối cùng
      • Nam Á có mấy miền địa hình? Nêu rõ đặc điểm các miền?
      • Toán Vừa gà vừa chó bó lại cho tròn 36 con 100 chân chẵn
      • Thuyết minh về tác phẩm Bình Ngô đại cáo chọn lọc siêu hay
      • Cảm nhận về nhân vật bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt
      • Viết 4-5 câu kể về buổi đi chơi cùng người thân ý nghĩa
      • Kết bài Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ) hay nhất
      • Đoạn văn trình bày cảm nghĩ về truyện cổ tích em yêu thích
      • Mở bài về hình tượng cây xà nu của Nguyễn Trung Thành
      BÀI VIẾT MỚI NHẤT
      • Danh sách 135 xã, phường của Gia Lai (mới) sau sáp nhập
      • 48 xã, 16 phường, 01 đặc khu của Khánh Hoà sau sáp nhập
      • 99 xã, 20 phường, 01 đặc khu của Lâm Đồng sau sáp nhập
      • 86 xã, 09 phường, 01 đặc khu của Quảng Ngãi sau sắp xếp
      • Danh sách 124 xã, phường của Vĩnh Long (mới) sau sắp xếp
      • Danh sách 102 xã, phường của Đồng Tháp (mới) sau sắp xếp
      • Danh sách 64 xã, phường của Cà Mau (mới) sau sáp nhập
      • Danh sách 45 xã, phường của Sơn La (mới) sau sáp nhập
      • Danh sách 54 xã, phường của Quảng Ninh sau khi sắp xếp
      • Danh sách 56 xã, phường của Cao Bằng (mới) sau sáp nhập
      • Danh sách 45 xã, phường của Điện Biên (mới) sau sáp nhập
      • 23 phường và 70 xã, 01 đặc khu của Đà Nẵng sau sáp nhập
      LIÊN KẾT NỘI BỘ
      • Tư vấn pháp luật
      • Tư vấn luật tại TPHCM
      • Tư vấn luật tại Hà Nội
      • Tư vấn luật tại Đà Nẵng
      • Tư vấn pháp luật qua Email
      • Tư vấn pháp luật qua Zalo
      • Tư vấn luật qua Facebook
      • Tư vấn luật ly hôn
      • Tư vấn luật giao thông
      • Tư vấn luật hành chính
      • Tư vấn pháp luật hình sự
      • Tư vấn luật nghĩa vụ quân sự
      • Tư vấn pháp luật thuế
      • Tư vấn pháp luật đấu thầu
      • Tư vấn luật hôn nhân gia đình
      • Tư vấn pháp luật lao động
      • Tư vấn pháp luật dân sự
      • Tư vấn pháp luật đất đai
      • Tư vấn luật doanh nghiệp
      • Tư vấn pháp luật thừa kế
      • Tư vấn pháp luật xây dựng
      • Tư vấn luật bảo hiểm y tế
      • Tư vấn pháp luật đầu tư
      • Tư vấn luật bảo hiểm xã hội
      • Tư vấn luật sở hữu trí tuệ
      LIÊN KẾT NỘI BỘ
      • Tư vấn pháp luật
      • Tư vấn luật tại TPHCM
      • Tư vấn luật tại Hà Nội
      • Tư vấn luật tại Đà Nẵng
      • Tư vấn pháp luật qua Email
      • Tư vấn pháp luật qua Zalo
      • Tư vấn luật qua Facebook
      • Tư vấn luật ly hôn
      • Tư vấn luật giao thông
      • Tư vấn luật hành chính
      • Tư vấn pháp luật hình sự
      • Tư vấn luật nghĩa vụ quân sự
      • Tư vấn pháp luật thuế
      • Tư vấn pháp luật đấu thầu
      • Tư vấn luật hôn nhân gia đình
      • Tư vấn pháp luật lao động
      • Tư vấn pháp luật dân sự
      • Tư vấn pháp luật đất đai
      • Tư vấn luật doanh nghiệp
      • Tư vấn pháp luật thừa kế
      • Tư vấn pháp luật xây dựng
      • Tư vấn luật bảo hiểm y tế
      • Tư vấn pháp luật đầu tư
      • Tư vấn luật bảo hiểm xã hội
      • Tư vấn luật sở hữu trí tuệ
      Dịch vụ luật sư uy tín toàn quốc


      Tìm kiếm

      Duong Gia Logo

      •   Tư vấn pháp luật qua Email
         Tư vấn nhanh với Luật sư

      VĂN PHÒNG MIỀN BẮC:

      Địa chỉ: 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Đình, thành phố Hà Nội, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

       Email: dichvu@luatduonggia.vn

      VĂN PHÒNG MIỀN TRUNG:

      Địa chỉ: 141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

       Email: danang@luatduonggia.vn

      VĂN PHÒNG MIỀN NAM:

      Địa chỉ: 227 Nguyễn Thái Bình, phường Tân Sơn Nhất, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

        Email: luatsu@luatduonggia.vn

      Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!

      Chính sách quyền riêng tư của Luật Dương Gia

      • Chatzalo Chat Zalo
      • Chat Facebook Chat Facebook
      • Chỉ đường picachu Chỉ đường
      • location Đặt câu hỏi
      • gọi ngay
        1900.6568
      • Chat Zalo
      Chỉ đường
      Trụ sở chính tại Hà NộiTrụ sở chính tại Hà Nội
      Văn phòng tại Đà NẵngVăn phòng tại Đà Nẵng
      Văn phòng tại TPHCMVăn phòng tại TPHCM
      Gọi luật sư Gọi luật sư Yêu cầu dịch vụ Yêu cầu dịch vụ
      • Gọi ngay
      • Chỉ đường

        • HÀ NỘI
        • ĐÀ NẴNG
        • TP.HCM
      • Đặt câu hỏi
      • Trang chủ