Skip to content
 1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Đình, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Về Luật Dương Gia
  • Lãnh đạo công ty
  • Đội ngũ Luật sư
  • Chi nhánh 3 miền
    • Trụ sở chính tại Hà Nội
    • Chi nhánh tại Đà Nẵng
    • Chi nhánh tại TPHCM
  • Pháp luật
  • Văn bản
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
  • Liên hệ Luật sư
    • Luật sư gọi lại tư vấn
    • Chat Zalo
    • Chat Facebook

Home

Đóng thanh tìm kiếm

  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ Giáo dục

Quá trình xác lập quan hệ sản xuất phong kiến diễn ra mạnh mẽ nhất ở Vương quốc nào ở Tây Âu?

  • 02/06/202502/06/2025
  • bởi Cao Thị Thanh Thảo
  • Cao Thị Thanh Thảo
    02/06/2025
    Theo dõi chúng tôi trên Google News

    Sự ra đời của quan hệ sản xuất phong kiến gắn liền với sự hình thành hai giai cấp cơ bản của xã hội phong kiến đó là giai cấp lãnh chúa và giai cấp nông nô ở Tây Âu. Để hiểu hơn về vấn đề này, mời các bạn tham khảo bài viết Quá trình xác lập quan hệ sản xuất phong kiến diễn ra mạnh mẽ nhất ở Vương quốc nào ở Tây Âu? dưới đây.

      Mục lục bài viết

      • 1 1. Quá trình xác lập quan hệ sản xuất phong kiến diễn ra mạnh mẽ nhất ở vương quốc nào ở Tây Âu?
      • 2 2. Quá trình xác lập quan hệ sản xuất phong kiến ở Tây Âu:
      • 3 3. Bài tập vận dụng có đáp án:

      1. Quá trình xác lập quan hệ sản xuất phong kiến diễn ra mạnh mẽ nhất ở vương quốc nào ở Tây Âu?

      A. Vương quốc Tây Gốt.

      B. Vương quốc của người Ăng-glô Xắc-xông.

      C. Vương quốc Đông Gốt.

      D. Vương quốc Phơ-răng.

      Lời giải:

      Đáp án đúng là: D

      Quá trình phong kiến diễn ra mạnh mẽ và sâu sắc nhất ở Vương quốc Phơ-răng với sự hình thành của các giai cấp mới – lãnh chúa phong kiến và nông nô.

      2. Quá trình xác lập quan hệ sản xuất phong kiến ở Tây Âu:

      – Từ thế kỷ III, đế quốc Rô ma lâm vào tình trạng khủng hoảng suy vong, giữa lúc ấy người Giéc man từ phương Nam tràn xuống xâm chiếm.

      – Năm 476, đế quốc Rô ma bị diệt vong, chế độ chiếm hữu nô lệ kết thúc, thời đại phong kiến bắt đầu ở châu Âu.

      – Khi vào lãnh thổ của Rô ma, người Giéc-man đã:

      + Thủ tiêu bộ máy nhà nước Rô ma, lập nhiều vương quốc mới như vương quốc Ang lô – Xắc xông, Phơ răng, Tây Gốt, Đông Gốt.

      + Chủ đất của chủ nô cũ được chia cho quý tộc và tướng lĩnh quân sự.

      + Tự phong các tước vị, hình thành tầng lớp quý tộc.

      + Ki tô giáo dần dần có vai trò và có ưu thế trong đời sống nhân dân.

      + Tầng lớp quý tộc và tăng lữ được hình thành có đặc quyền và giàu có, trở thành các lãnh chúa phong kiến, còn nô lệ và nông dân biến thành nông nô phụ thuộc lãnh chúa. Quan hệ sản xuất phong kiến Châu Âu hình thành.

      Xã hội phong kiến Tây Âu

      * Sự hình thành

      – Đến giữa thế kỷ IX, phần lớn đất đai đã được quý tộc và nhà thờ chia nhau chiếm đoạt xong gọi là lãnh địa phong kiến, đây là thời kỳ phân quyền.

      – Chủ của lãnh địa gọi là lãnh chúa.

      – Lãnh địa gồm đất của lãnh chúa và đất khẩu phần.

      – Người sản xuất chính là nông nô, nô lệ phụ thuộc vào lãnh chúa, phải nộp tô phục dịch, cung đốn cho lãnh chúa, bị bóc lột họ đã vùng lên đấu tranh.

      * Sự phát triển và đặc điểm kinh tế

      – Kỹ thuật canh tác tiến bộ.

      – Quan hệ sản xuất phong kiến: lãnh chúa bóc lột nông nô.

      – Kinh tế tự cung tự cấp.

      + Mỗi lãnh địa là một đơn vị độc lập, chế độ phong kiến phân quyền.

      + Các lãnh chúa sống nhàn rỗi, xa hoa, họ bóc lột tô thuế và sức lao động của nông nô. Nông nô nổi dậy đấu tranh như khởi nghĩa Giắc cơ ri ở Pháp năm 1358..

      3. Bài tập vận dụng có đáp án:

      Câu 1: Năm 476, đế quốc La Mã bị diệt vong đã đánh dấu

      A. chế độ chiếm hữu nô lệ La Mã chấm dứt, chế độ phong kiến ở Tây Âu bắt đầu.

      B. chế độ phong kiến chấm dứt, thời kì tư bản chủ nghĩa bắt đầu ở Tây Âu.

      C. chế độ dân chủ cổ đại chấm dứt, chế độ phong kiến bắt đầu ở Tây Âu.

      D. thời kì đấu tranh của nô lệ chống chế độ chiếm hữu nô lệ bắt đầu ở Tây Âu.

      Lời giải:

      Đáp án đúng là: A

      Năm 476, đế quốc La Mã bị diệt vong đã đánh dấu chế độ chiếm hữu nô lệ La Mã chấm dứt, chế độ phong kiến ở Tây Âu bắt đầu 

      Câu 2: Nội dung nào không phản ánh đúng việc làm của người Giéc-man khi tràn vào lãnh thổ La Mã?

      A. Thủ tiêu bộ máy nhà nước cũ, thành lập nhiều vương quốc mới.

      B. Xâm chiếm đất đai của người La Mã.

      C. Phong tước vị cho quý tộc thị tộc người Giéc-man.

      D. Duy trì tôn giáo nguyên thuỷ của người Giéc-man.

      Lời giải:

      Đáp án đúng là: D

      – Những việc làm của người Giéc-man khi tràn vào lãnh thổ La Mã:

      + Thủ tiêu bộ máy nhà nước cũ, thành lập nhiều vương quốc mới, như: Đông Gốt; Tây Gốt; Ăng-glô Xắc-xông…

      + Xâm chiếm đất đai của người La Mã.

      + Phong tước vị cho quý tộc thị tộc người Giéc-man.

      Câu 3: Đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản trong thời kì phong kiến ở Tây Âu cho đến thế kỉ IX là

      A trang trại.

      B. lãnh địa.

      C. phường hội.

      D. thành thị.

      Lời giải:

      Đáp án đúng là: B

      Đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản trong thời kì phong kiến ở Tây Âu cho đến thế kỉ IX là lãnh địa phong kiến

      Câu 4: Đặc điểm nổi bật về kinh tế của lãnh địa phong kiến Tây Âu là gì?

      A. Mỗi lãnh địa là một cơ sở kinh tế đóng kín, tự cấp tự túc.

      B. Mỗi lãnh địa có quân đội, luật pháp, toà án riêng,…

      C. Trong lãnh địa có sự phân công lao động giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp.

      D. Thường xuyên có sự trao đổi hàng hoá với bên ngoài lãnh địa.

      Lời giải:

      Đáp án đúng là: A

      Đặc điểm nổi bật về kinh tế của lãnh địa phong kiến Tây Âu là: mỗi lãnh địa là một cơ sở kinh tế đóng kín, tự cấp tự túc

      câu 5: Giai cấp giữ vai trò sản xuất chính trong lãnh địa phong kiến ở Tây Âu là

      A. nông dân.

      B. nô lệ.

      C. nông nộ.

      D. nông dân tự canh.

      Lời giải:

      Đáp án đúng là: C

      Giai cấp giữ vai trò sản xuất chính trong lãnh địa phong kiến ở Tây Âu là nông nô

      Câu 6: Quyền “miễn trừ mà nhà vua ban cho lãnh chúa trong thời kì trung đại ở Tây Âu là

      A. nhà vua không được can thiệp vào lãnh địa của lãnh chúa.

      B. các lãnh chúa lớn không phải đóng thuế cho nhà vua.

      C. lãnh chúa không phải chịu bất cứ hình phạt nào của nhà vua.

      D. lãnh chúa không phải đóng góp về quân sự khi có chiến tranh.

      Lời giải:

      Đáp án đúng là: A

      Quyền “miễn trừ mà nhà vua ban cho lãnh chúa trong thời kì trung đại ở Tây Âu là nhà vua không được can thiệp vào lãnh địa của lãnh chúa

      Câu 7: Để thoát khỏi lãnh địa, một số thợ thủ công đã

      A. bỏ trốn khỏi lãnh địa.

      B. tập hợp lực lượng để chống lại lãnh chúa phong kiến.

      C. dùng tiền chuộc lại thân phận của mình.

      D. bỏ trốn khỏi lãnh địa hoặc dùng tiền chuộc lại thân phận.

      Lời giải:

      Đáp án đúng là: D

      Để thoát khỏi lãnh địa, một số thợ thủ công đã bỏ trốn khỏi lãnh địa hoặc dùng tiền chuộc lại thân phận

      Câu 8: Cư dân sống trong các thành thị trung đại Tây Âu chủ yếu là

      A. thợ thủ công, thương nhân.

      B. lãnh chúa, quý tộc.

      C. thợ thủ công, nông dân.

      D. lãnh chúa, thợ thủ công.

      Lời giải:

      Đáp án đúng là: A

      Cư dân sống trong các thành thị trung đại Tây Âu chủ yếu là thợ thủ công, thương nhân

      Câu 9: Ngành kinh tế chủ yếu trong các thành thị Tây Âu thời trung đại là

      A. nông nghiệp và thủ công nghiệp.

      B. thủ công nghiệp và thương nghiệp.

      C. công nghiệp và thủ công nghiệp.

      D. nông nghiệp và công nghiệp.

      Lời giải:

      Đáp án đúng là: B

      Ngành kinh tế chủ yếu trong các thành thị Tây Âu thời trung đại là thủ công nghiệp và thương nghiệp

      Câu 10: Nội dung nào không phản ánh đúng vai trò của thành thị trung đại Tây Âu?

      A. Thủ tiêu nền kinh tế của lãnh địa.

      B. Tạo điều kiện phát triển nền kinh tế hàng hoá.

      C. Đưa đến sự ra đời của tầng lớp thị dân.

      D. Mang lại không khí tự do, mở mang tri thức cho mọi người.

      Lời giải:

      Đáp án đúng là: A

      Sự ra đời của các thành thị trung đại ở Tây Âu góp phần phá vỡ nền kinh tế tự nhiên của các lãnh địa

      Câu 11: Trong các ý sau đây, ý nào nói về vai trò của các thành thị trung đại đối với xã hội phong kiến Tây Âu?

      A. Một số thành thị do các lãnh chúa lập ra hoặc được phục hồi từ các thành thị cổ đại.

      B. Tầng lớp thị dân mới được hình thành đòi hỏi phải xây dựng nền văn hoá mới.

      C. Kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp trong các thành thị dần phá vỡ tính tự nhiên của nền kinh tế lãnh địa phong kiến.

      D. Thành thị ra đời góp phần xoá bỏ chế độ phong kiến tập quyền.

      E. Cư dân sống trong các thành thị chủ yếu là thợ thủ công và thương nhân.

      Lời giải:

      – Các ý đúng là: C, D

      – Vai trò của các thành thị trung đại đối với xã hội phong kiến Tây Âu:

      + Kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp trong các thành thị dần phá vỡ tính tự nhiên của nền kinh tế lãnh địa phong kiến.

      + Thành thị ra đời góp phần xoá bỏ chế độ phong kiến tập quyền.

      Câu 12: Việc sản xuất thủ công nghiệp và buôn bán trong các thành thị có ý nghĩa như thế nào đối với nền kinh tế trong xã hội phong kiến Tây Âu?

      Lời giải:

      – Trước khi các thành thị ra đời, nền kinh tế của xã hội Tây Âu tập trung trong các lãnh địa phong kiến. Nông nô sản xuất ra mọi sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của lãnh địa. Việc trao đổi, buôn bán với bên ngoài rất hạn chế. Lãnh chúa chỉ mua những thứ mà người nông nô không tự sản xuất ra được như sắt, muối,…. Mỗi lãnh địa là một đơn vị kinh tế gần như biệt lập, khép kín.

      – Khi thành thị ra đời, hoạt động sản xuất thủ công nghiệp và buôn bán trở thành chủ đạo, đã phá vỡ dần nền kinh tế tự nhiên, tự cấp tự túc, khép kín của lãnh địa. Quan hệ hàng hoá, tiền tệ đã được hình thành, thúc đẩy thương mại của các nước Tây Âu phát triển mạnh hơn.

      THAM KHẢO THÊM:

      • thong-tu-lien-tich-01-2017-ttlt-bca-bqp-btc-bnnptnt-vksndtc-ngay-29-12-2017
      • toa-an-nhan-dan-huyen-di-linh.png.png
      • Các nước Tây Âu? Diện tích, dân số các quốc gia Tây Âu?

      Duong Gia Facebook Duong Gia Tiktok Duong Gia Youtube Duong Gia Google

        Liên hệ với Luật sư để được hỗ trợ:

      •   Tư vấn pháp luật qua Email
         Tư vấn nhanh với Luật sư
      -
      CÙNG CHUYÊN MỤC
      • Viết đoạn văn đóng vai lão Hạc kể lại câu chuyện bán chó
      • Cảm nhận Hạnh phúc của một tang gia (Vũ Trọng Phụng)
      • Soạn bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân – Lớp 6 Chân trời sáng tạo
      • Đóng vai Giôn-xi kể lại câu chuyện Chiếc lá cuối cùng
      • Nam Á có mấy miền địa hình? Nêu rõ đặc điểm các miền?
      • Toán Vừa gà vừa chó bó lại cho tròn 36 con 100 chân chẵn
      • Thuyết minh về tác phẩm Bình Ngô đại cáo chọn lọc siêu hay
      • Cảm nhận về nhân vật bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt
      • Viết 4-5 câu kể về buổi đi chơi cùng người thân ý nghĩa
      • Kết bài Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ) hay nhất
      • Đoạn văn trình bày cảm nghĩ về truyện cổ tích em yêu thích
      • Mở bài về hình tượng cây xà nu của Nguyễn Trung Thành
      BÀI VIẾT MỚI NHẤT
      • Danh sách 93 xã và 11 phường của Hưng Yên sau sáp nhập
      • 66 xã và 33 phường của Bắc Ninh (mới) sau khi sáp nhập
      • Danh sách 148 xã, phường của Phú Thọ (mới) sau sáp nhập
      • Danh sách 92 xã, phường của Thái Nguyên sau sáp nhập
      • Danh sách 89 xã và 10 phường của Lào Cai sau sáp nhập
      • 117 xã và 07 phường của Tuyên Quang (mới) sau sáp nhập
      • Viết đoạn văn đóng vai lão Hạc kể lại câu chuyện bán chó
      • Cảm nhận Hạnh phúc của một tang gia (Vũ Trọng Phụng)
      • Đổi mới phương pháp giáo dục pháp luật học sinh, sinh viên?
      • Soạn bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân – Lớp 6 Chân trời sáng tạo
      • Đóng vai Giôn-xi kể lại câu chuyện Chiếc lá cuối cùng
      • Nam Á có mấy miền địa hình? Nêu rõ đặc điểm các miền?
      LIÊN KẾT NỘI BỘ
      • Tư vấn pháp luật
      • Tư vấn luật tại TPHCM
      • Tư vấn luật tại Hà Nội
      • Tư vấn luật tại Đà Nẵng
      • Tư vấn pháp luật qua Email
      • Tư vấn pháp luật qua Zalo
      • Tư vấn luật qua Facebook
      • Tư vấn luật ly hôn
      • Tư vấn luật giao thông
      • Tư vấn luật hành chính
      • Tư vấn pháp luật hình sự
      • Tư vấn luật nghĩa vụ quân sự
      • Tư vấn pháp luật thuế
      • Tư vấn pháp luật đấu thầu
      • Tư vấn luật hôn nhân gia đình
      • Tư vấn pháp luật lao động
      • Tư vấn pháp luật dân sự
      • Tư vấn pháp luật đất đai
      • Tư vấn luật doanh nghiệp
      • Tư vấn pháp luật thừa kế
      • Tư vấn pháp luật xây dựng
      • Tư vấn luật bảo hiểm y tế
      • Tư vấn pháp luật đầu tư
      • Tư vấn luật bảo hiểm xã hội
      • Tư vấn luật sở hữu trí tuệ
      LIÊN KẾT NỘI BỘ
      • Tư vấn pháp luật
      • Tư vấn luật tại TPHCM
      • Tư vấn luật tại Hà Nội
      • Tư vấn luật tại Đà Nẵng
      • Tư vấn pháp luật qua Email
      • Tư vấn pháp luật qua Zalo
      • Tư vấn luật qua Facebook
      • Tư vấn luật ly hôn
      • Tư vấn luật giao thông
      • Tư vấn luật hành chính
      • Tư vấn pháp luật hình sự
      • Tư vấn luật nghĩa vụ quân sự
      • Tư vấn pháp luật thuế
      • Tư vấn pháp luật đấu thầu
      • Tư vấn luật hôn nhân gia đình
      • Tư vấn pháp luật lao động
      • Tư vấn pháp luật dân sự
      • Tư vấn pháp luật đất đai
      • Tư vấn luật doanh nghiệp
      • Tư vấn pháp luật thừa kế
      • Tư vấn pháp luật xây dựng
      • Tư vấn luật bảo hiểm y tế
      • Tư vấn pháp luật đầu tư
      • Tư vấn luật bảo hiểm xã hội
      • Tư vấn luật sở hữu trí tuệ
      Dịch vụ luật sư uy tín toàn quốc


      Tìm kiếm

      Duong Gia Logo

      •   Tư vấn pháp luật qua Email
         Tư vấn nhanh với Luật sư

      VĂN PHÒNG MIỀN BẮC:

      Địa chỉ: 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Đình, thành phố Hà Nội, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

       Email: dichvu@luatduonggia.vn

      VĂN PHÒNG MIỀN TRUNG:

      Địa chỉ: 141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

       Email: danang@luatduonggia.vn

      VĂN PHÒNG MIỀN NAM:

      Địa chỉ: 227 Nguyễn Thái Bình, phường Tân Sơn Nhất, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

        Email: luatsu@luatduonggia.vn

      Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!

      Chính sách quyền riêng tư của Luật Dương Gia

      • Chatzalo Chat Zalo
      • Chat Facebook Chat Facebook
      • Chỉ đường picachu Chỉ đường
      • location Đặt câu hỏi
      • gọi ngay
        1900.6568
      • Chat Zalo
      Chỉ đường
      Trụ sở chính tại Hà NộiTrụ sở chính tại Hà Nội
      Văn phòng tại Đà NẵngVăn phòng tại Đà Nẵng
      Văn phòng tại TPHCMVăn phòng tại TPHCM
      Gọi luật sư Gọi luật sư Yêu cầu dịch vụ Yêu cầu dịch vụ
      • Gọi ngay
      • Chỉ đường

        • HÀ NỘI
        • ĐÀ NẴNG
        • TP.HCM
      • Đặt câu hỏi
      • Trang chủ