Skip to content
 1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Về Luật Dương Gia
  • Lãnh đạo công ty
  • Đội ngũ Luật sư
  • Chi nhánh 3 miền
    • Trụ sở chính tại Hà Nội
    • Chi nhánh tại Đà Nẵng
    • Chi nhánh tại TPHCM
  • Pháp luật
  • Văn bản
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
  • Liên hệ Luật sư
    • Luật sư gọi lại tư vấn
    • Chat Zalo
    • Chat Facebook

Home

Đóng thanh tìm kiếm

  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ Giáo dục

Phân tích 8 câu thơ đầu bài Chí khí anh hùng chọn lọc siêu hay

  • 02/06/202502/06/2025
  • bởi Cao Thị Thanh Thảo
  • Cao Thị Thanh Thảo
    02/06/2025
    Theo dõi chúng tôi trên Google News

    Chí khí anh hùng là bài thơ mở đầu cho thấy sự đồng cảm và trân trọng với những con người tài hoa như Thúy Kiều, và khao khát tạo ra một hình tượng người anh hùng lý tưởng trong xã hội. Dưới đây là Phân tích 8 câu thơ đầu bài Chí khí anh hùng chọn lọc siêu hay

      Mục lục bài viết

      • 1 1. Dàn ý Phân tích 8 câu thơ đầu bài Chí khí anh hùng chọn lọc siêu hay:
      • 2 2. Phân tích 8 câu thơ đầu bài Chí khí anh hùng chọn lọc siêu hay:
      • 3 3. Phân tích 8 câu thơ đầu bài Chí khí anh hùng chọn lọc:

      1. Dàn ý Phân tích 8 câu thơ đầu bài Chí khí anh hùng chọn lọc siêu hay:

      I. Mở bài

      – Giới thiệu về tác giả Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều:.

      – Giới thiệu đoạn trích “Chí khí anh hùng”.

      II. Thân bài:

      Phân tích khát vọng của Từ Hải (4 câu thơ đầu)

      a. Hoàn cảnh chia tay:

      • Thời gian:

      – “Nửa năm”: Đây là khoảng thời gian Từ Hải và Thúy Kiều sống chung.

      – “Hương lửa đương nồng”: Tình yêu giữa hai người đang trong giai đoạn mặn nồng, thắm thiết.

      → Từ Hải quyết chí ra đi lập nghiệp lớn khi cuộc sống hạnh phúc của hai người mới bắt đầu, thể hiện rõ sự quyết tâm và chí khí của một người anh hùng.

      b. Hình ảnh Từ Hải:

      • Lý do ra đi:

      – “Trượng phu”: Từ này dùng để chỉ người đàn ông có chí lớn, bậc anh hùng với ý nghĩa ca ngợi và khâm phục.

      → Cách diễn đạt này cho thấy sự tôn trọng và đề cao của Nguyễn Du đối với nhân vật Từ Hải, tạo dựng hình ảnh người hùng dũng mãnh và oai nghiêm.

      – “Thoắt”: Thể hiện hành động nhanh chóng, quyết liệt và bất ngờ.

      → Điều này thể hiện cách suy nghĩ và hành động dứt khoát của Từ Hải, đúng chất một người anh hùng.

      – “Động lòng bốn phương”: Chỉ rõ chí khí anh hùng và khao khát tung hoành của Từ Hải.

      • Tư thế ra đi:

      – “Trông vời trời bể mênh mang”: Cụm từ này mang cảm hứng về vũ trụ bao la.

      → Thể hiện tầm nhìn xa và suy nghĩ lớn lao, phi thường của Từ Hải.

      – “Thanh gươm yên ngựa”: Hình ảnh một mình Từ Hải cùng thanh gươm và con ngựa.

      → Thể hiện tư thế hiên ngang, mạnh mẽ và đầy phóng khoáng của người anh hùng.

      – “Lên đường thẳng rong”: Hành động rời đi ngay lập tức, không luyến tiếc.

      → Tư thế đầy oai phong và hào hùng, sánh ngang với đất trời.

      Cuộc đối thoại giữa Thúy Kiều và Từ Hải (4 câu thơ tiếp theo)

      a. Lời của Thúy Kiều:

      – Xưng hô: “Chàng – thiếp” → Thể hiện sự dịu dàng và ân cần.

      – “Phận gái chữ tòng”: Nhấn mạnh ý thức về trách nhiệm và bổn phận của người phụ nữ.

      – “Một lòng xin đi”: Thể hiện quyết tâm muốn theo Từ Hải.

      b. Lời của Từ Hải:

      – “Tâm phúc tương tri”: Từ Hải xem Thúy Kiều là người tri kỷ, hiểu mình hơn ai hết.

      – “Nữ nhi thường tình”: Chỉ những tình cảm thông thường, yếu mềm của người phụ nữ.

      → Từ Hải khuyên Thúy Kiều vượt qua những tình cảm thông thường để xứng đáng là người bạn đời của một anh hùng.

      III. Kết bài

      – Khái quát lại nội dung và nghệ thuật trong 8 câu đầu của đoạn trích.

      2. Phân tích 8 câu thơ đầu bài Chí khí anh hùng chọn lọc siêu hay:

      Trong tác phẩm Truyền Kiều, Từ Hải xuất hiện với hình tượng một anh hùng đầu đội trời chân đạp đất. Khi cứu Thúy Kiều ra khỏi lầu xanh, Từ làm vì lẽ phải và vì coi trọng Kiều như một tri kỷ. Nhưng khi kết duyên với Kiều, Từ Hải cho thấy mình là một người đa tình. Dẫu vậy, dù có tình cảm sâu đậm, Từ vẫn không quên mình là một tráng sĩ. Từ Hải là một bậc anh hùng với chí hướng cao cả và có quyết tâm để đạt được mục tiêu cao quý của mình. Vì vậy, dù đang sống những ngày hạnh phúc bên Thúy Kiều, Từ vẫn không quên chí lớn của mình. Khi cuộc sống đang đắm say, đột nhiên “động lòng bốn phương”, Từ liền hướng tâm trí về “trời bể mênh mang”, và với “thanh gươm yên ngựa” lên đường đi thẳng.

      Không gian trong hai câu thơ thứ ba và thứ tư (trời bể mênh mang, con đường thẳng) đã làm nổi bật chí khí anh hùng của Từ Hải.

      Nguyễn Du xây dựng hình ảnh “Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong” trước khi để Từ Hải và Thúy Kiều nói lời chia tay. Có thể sẽ có ý kiến rằng điều này không hợp lý, nhưng thật ra, “thẳng rong” có thể hiểu là “vội vã”, chứ không phải Từ Hải đã đi thẳng rồi mới nói lời tiễn biệt. Điều này cho thấy, Từ Hải lên yên ngựa rồi mới nói lời chia tay với Thúy Kiều. Cuộc chia tay này rõ ràng khác hẳn hai lần trước đó khi Kiều tạm biệt Kim Trọng và Thúc Sinh. Khi chia tay Kim Trọng, đó là lời từ biệt của một người yêu với nỗi nhớ nhung, xa cách. Còn khi chia tay Thúc Sinh, cả hai đều hiểu rằng gặp lại là điều rất khó khăn vì sự ghen tuông của Hoạn Thư. Còn khi chia tay Từ Hải, đó là cuộc chia tay với một người anh hùng, để chàng thỏa chí tung hoành bốn biển. Do đó, ba cuộc chia tay mang tính chất khác nhau rõ rệt.

      Lời Từ Hải nói với Kiều lúc chia tay đã thể hiện rõ ràng tính cách nhân vật. Trước hết, Từ Hải là người có chí khí phi thường. Khi Kiều nói:

      Nàng rằng: “Phận gái chữ tòng,
      Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi”.

      Từ Hải đã đáp lại rằng:

      Từ rằng: “Tâm phúc tương tri,
      Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình”.

      Trong lời đáp này, Từ Hải vừa gửi gắm lời dặn dò vừa thể hiện niềm tin nơi Thúy Kiều. Chàng mong Kiều hiểu mình, đã là tri kỉ thì cần chia sẻ mọi điều trong cuộc sống.

      Nguyễn Du sử dụng từ “trượng phu” có nghĩa là người đàn ông có chí khí lớn để khắc họa nên khí chất khác người của Từ Hải. Đặc biệt, ngay khi đang trong niềm hạnh phúc với Kiều, chàng Từ Hải cũng luôn nhớ đến mục tiêu của đời mình. Điều này hoàn toàn phù hợp với bản chất của Từ Hải, và chàng cũng nghĩ rằng, khi thực hiện được chí lớn, đó cũng là xứng đáng với niềm tin và sự trân trọng mà Thúy Kiều dành cho mình.

      Cụm từ “động lòng bốn phương” theo cách giải thích của Tản Đà là “động lòng nghĩ đến bốn phương”, cho thấy Từ Hải không chỉ thuộc về gia đình hay một cộng đồng nhỏ, mà là người của trời đất, của bốn phương. Hai chữ “dứt áo” trong “Quyết lời dứt áo ra đi” thể hiện được phong cách mạnh mẽ, phi thường của đấng trượng phu trong lúc chia tay.

      Kiều biết Từ Hải ra đi trong tình cảnh “bốn bể không nhà”, nhưng vẫn nguyện theo chàng. Chữ “tòng” không chỉ đơn thuần là theo như sách Nho giáo dạy rằng phụ nữ phải “xuất giá tòng phu”, mà còn bao hàm ý thức sẻ chia, đồng lòng cùng vượt qua những thử thách trong cuộc sống. Từ Hải nói rằng sao Kiều chưa thoát khỏi “thói nữ nhi thường tình” không phải để trách móc, mà là mong muốn Kiều cứng rắn hơn để xứng đáng làm vợ một người anh hùng.

      Chỉ với 8 câu thơ đầu, Nguyễn Du đã tài tình khắc họa được tình yêu mà Kiều và Từ Hải dành cho nhau, nhưng đồng thời vẫn làm nổi bật được vẻ đẹp và chí khí vĩ đại của người anh hùng luôn khao khát lập công danh.

      3. Phân tích 8 câu thơ đầu bài Chí khí anh hùng chọn lọc:

      Vương Thúy Kiều là một thiếu nữ “tài sắc vẹn toàn,” một giai nhân hiếm có trong xã hội. Dù sở hữu cả tài năng và vẻ đẹp, cuộc đời của nàng lại đầy rẫy trắc trở và đau khổ. Sau khi bán mình cho Mã Giám Sinh để cứu cha và gia đình, cuộc đời của Kiều đã sang một chương mới.

      Tưởng như cuộc sống của nàng mãi chìm trong đau đớn, nhưng sự xuất hiện của Từ Hải, người đàn ông “đầu đội trời, chân đạp đất,” đã cứu vớt nàng khỏi số phận bi thương. Từ Hải đã mang đến cho Kiều một danh phận và một cuộc sống bình thường như bao phụ nữ khác. Trong trích đoạn “Chí khí anh hùng,” Nguyễn Du đã khắc họa rõ nét hình ảnh của người anh hùng Từ Hải.

      Dù sống bên Thúy Kiều, Từ Hải không bao giờ quên lý tưởng và sự nghiệp lớn của mình. Sau sáu tháng sống hạnh phúc bên nàng, Từ Hải quyết định từ biệt để tiếp tục thực hiện sự nghiệp lớn của mình:

      “Nửa năm hương lửa đương nồng
      Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương
      Trông vời trời bể mênh mang
      Thanh gươm yên ngựa, lên đường thẳng rong”

      “Nửa năm” là khoảng thời gian Từ Hải hạnh phúc bên Kiều. “Hương lửa đương nồng” chỉ những tháng ngày êm đềm và hạnh phúc ấy, với tình yêu nồng cháy trong trái tim. Nhưng người trượng phu đã “động lòng bốn phương,” khát khao thực hiện lý tưởng lớn của mình lại trỗi dậy mạnh mẽ. “Trời bể mênh mang” đại diện cho sự nghiệp mà Từ Hải đang ấp ủ, một mục tiêu lớn đang chờ đón. “Thanh gươm” và “yên ngựa” là những hành trang theo chàng lên đường, sẵn sàng cho các cuộc chiến đấu để thực hiện giấc mộng của mình.

      Trước quyết định ra đi của Từ Hải, Thúy Kiều đã bày tỏ nguyện vọng muốn theo chàng, không chỉ để chăm sóc và hoàn thành trách nhiệm của một người vợ mà còn để không phải chia ly:

      “Nàng rằng: Phận gái chữ tòng
      Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi
      Từ rằng: Tâm phúc tòng tri
      Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình” 

      Thúy Kiều bày tỏ mong muốn chân thành với Từ Hải, rằng nàng muốn theo chàng đến nơi chân trời góc bể, vì với nàng, phận làm vợ là phải “tòng phu,” tức theo chồng trong mọi hoàn cảnh. Tuy nhiên, Từ Hải không thể đồng ý, vì chàng cho rằng Thúy Kiều vẫn chưa thoát khỏi sự yếu đuối của “nữ nhi thường tình” và không nên đi theo chàng đến những nơi nguy hiểm.

      Dù nhận thức được lòng chân thành của Kiều, Từ Hải đành phải từ chối. Tình yêu của Từ Hải dành cho Kiều là chân thật, nhưng chàng cũng biết chiến trường đầy hiểm nguy, khó khăn sẽ không phù hợp với một người phụ nữ như Kiều. Do đó, càng yêu Kiều, Từ Hải càng quyết tâm ra đi để thực hiện sự nghiệp và mang lại cho Kiều một cuộc sống tốt đẹp hơn.

      Qua tám câu thơ đầu, Nguyễn Du đã phần nào phác họa được những thiệt thòi của người phụ nữ trong xã hội phong kiến và làm rõ ý chí kiên cường của người anh hùng, quyết tâm ra đi để trở về với vinh quang.

      Duong Gia Facebook Duong Gia Tiktok Duong Gia Youtube Duong Gia Google

        Liên hệ với Luật sư để được hỗ trợ:

      •   Tư vấn pháp luật qua Email
         Tư vấn nhanh với Luật sư
      -
      CÙNG CHUYÊN MỤC
      • Viết đoạn văn đóng vai lão Hạc kể lại câu chuyện bán chó
      • Cảm nhận về Hạnh phúc của một tang gia (Vũ Trọng Phụng)
      • Soạn bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân – Lớp 6 Chân trời sáng tạo
      • Đóng vai Giôn-xi kể lại câu chuyện Chiếc lá cuối cùng
      • Nam Á có mấy miền địa hình? Nêu rõ đặc điểm các miền?
      • Toán Vừa gà vừa chó bó lại cho tròn 36 con 100 chân chẵn
      • Thuyết minh về tác phẩm Bình Ngô đại cáo chọn lọc siêu hay
      • Cảm nhận về nhân vật bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt
      • Viết 4-5 câu kể về buổi đi chơi cùng người thân ý nghĩa
      • Kết bài Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ) hay nhất
      • Đoạn văn trình bày cảm nghĩ về truyện cổ tích em yêu thích
      • Mở bài về hình tượng cây xà nu của Nguyễn Trung Thành
      BÀI VIẾT MỚI NHẤT
      • Viết đoạn văn đóng vai lão Hạc kể lại câu chuyện bán chó
      • Cảm nhận về Hạnh phúc của một tang gia (Vũ Trọng Phụng)
      • Đổi mới phương pháp giáo dục pháp luật học sinh, sinh viên?
      • Soạn bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân – Lớp 6 Chân trời sáng tạo
      • Đóng vai Giôn-xi kể lại câu chuyện Chiếc lá cuối cùng
      • Nam Á có mấy miền địa hình? Nêu rõ đặc điểm các miền?
      • Toán Vừa gà vừa chó bó lại cho tròn 36 con 100 chân chẵn
      • Thuyết minh về tác phẩm Bình Ngô đại cáo chọn lọc siêu hay
      • Cảm nhận về nhân vật bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt
      • Viết 4-5 câu kể về buổi đi chơi cùng người thân ý nghĩa
      • Như thế nào được coi là người tham gia giao thông có văn hóa?
      • Kết bài Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ) hay nhất
      LIÊN KẾT NỘI BỘ
      • Tư vấn pháp luật
      • Tư vấn luật tại TPHCM
      • Tư vấn luật tại Hà Nội
      • Tư vấn luật tại Đà Nẵng
      • Tư vấn pháp luật qua Email
      • Tư vấn pháp luật qua Zalo
      • Tư vấn luật qua Facebook
      • Tư vấn luật ly hôn
      • Tư vấn luật giao thông
      • Tư vấn luật hành chính
      • Tư vấn pháp luật hình sự
      • Tư vấn luật nghĩa vụ quân sự
      • Tư vấn pháp luật thuế
      • Tư vấn pháp luật đấu thầu
      • Tư vấn luật hôn nhân gia đình
      • Tư vấn pháp luật lao động
      • Tư vấn pháp luật dân sự
      • Tư vấn pháp luật đất đai
      • Tư vấn luật doanh nghiệp
      • Tư vấn pháp luật thừa kế
      • Tư vấn pháp luật xây dựng
      • Tư vấn luật bảo hiểm y tế
      • Tư vấn pháp luật đầu tư
      • Tư vấn luật bảo hiểm xã hội
      • Tư vấn luật sở hữu trí tuệ
      LIÊN KẾT NỘI BỘ
      • Tư vấn pháp luật
      • Tư vấn luật tại TPHCM
      • Tư vấn luật tại Hà Nội
      • Tư vấn luật tại Đà Nẵng
      • Tư vấn pháp luật qua Email
      • Tư vấn pháp luật qua Zalo
      • Tư vấn luật qua Facebook
      • Tư vấn luật ly hôn
      • Tư vấn luật giao thông
      • Tư vấn luật hành chính
      • Tư vấn pháp luật hình sự
      • Tư vấn luật nghĩa vụ quân sự
      • Tư vấn pháp luật thuế
      • Tư vấn pháp luật đấu thầu
      • Tư vấn luật hôn nhân gia đình
      • Tư vấn pháp luật lao động
      • Tư vấn pháp luật dân sự
      • Tư vấn pháp luật đất đai
      • Tư vấn luật doanh nghiệp
      • Tư vấn pháp luật thừa kế
      • Tư vấn pháp luật xây dựng
      • Tư vấn luật bảo hiểm y tế
      • Tư vấn pháp luật đầu tư
      • Tư vấn luật bảo hiểm xã hội
      • Tư vấn luật sở hữu trí tuệ
      Dịch vụ luật sư uy tín toàn quốc


      Tìm kiếm

      Duong Gia Logo

      •   ĐẶT CÂU HỎI TRỰC TUYẾN
         ĐẶT LỊCH HẸN LUẬT SƯ

      VĂN PHÒNG HÀ NỘI:

      Địa chỉ: 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

       Email: dichvu@luatduonggia.vn

      VĂN PHÒNG MIỀN TRUNG:

      Địa chỉ: 141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

       Email: danang@luatduonggia.vn

      VĂN PHÒNG MIỀN NAM:

      Địa chỉ: 227 Nguyễn Thái Bình, phường 4, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

        Email: luatsu@luatduonggia.vn

      Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!

      Chính sách quyền riêng tư của Luật Dương Gia

      • Chatzalo Chat Zalo
      • Chat Facebook Chat Facebook
      • Chỉ đường picachu Chỉ đường
      • location Đặt câu hỏi
      • gọi ngay
        1900.6568
      • Chat Zalo
      Chỉ đường
      Trụ sở chính tại Hà NộiTrụ sở chính tại Hà Nội
      Văn phòng tại Đà NẵngVăn phòng tại Đà Nẵng
      Văn phòng tại TPHCMVăn phòng tại TPHCM
      Gọi luật sư Gọi luật sư Yêu cầu dịch vụ Yêu cầu dịch vụ
      • Gọi ngay
      • Chỉ đường

        • HÀ NỘI
        • ĐÀ NẴNG
        • TP.HCM
      • Đặt câu hỏi
      • Trang chủ