Skip to content
 1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Đình, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Về Luật Dương Gia
  • Lãnh đạo công ty
  • Đội ngũ Luật sư
  • Chi nhánh 3 miền
    • Trụ sở chính tại Hà Nội
    • Chi nhánh tại Đà Nẵng
    • Chi nhánh tại TPHCM
  • Pháp luật
  • Văn bản
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
  • Liên hệ Luật sư
    • Luật sư gọi lại tư vấn
    • Chat Zalo
    • Chat Facebook

Home

Đóng thanh tìm kiếm

  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ Giáo dục

Hình thành, phát triển các vương quốc phong kiến ở Tây Âu

  • 17/06/202517/06/2025
  • bởi Cao Thị Thanh Thảo
  • Cao Thị Thanh Thảo
    17/06/2025
    Theo dõi chúng tôi trên Google News

    Từ thế kỉ V- IX là thời kì xác lập của chế độ phong kiến ở Tây Âu, sự ra đời của chế độ phong kiến ở Tây Âu được hình thành trên cơ sở đổ nát của chế độ chiếm hữu nô lệ Rôma và sự giải thể của chế độ thị tộc của người Gecman

      Mục lục bài viết

      • 1 1. Sự hình thành các vương quốc phong kiến Tây Âu:
      • 2 2. Sự hình thành và phái triển của chế độ phong kiến Tây Âu:
        • 2.1 2.1. Sơ kì trung đại (thế kỉ V- XI): thời kì hình thành chế độ phong kiến:
        • 2.2 2.2. Trung kì trung đại (XI- XV): thời kì phát triển của chế độ phong kiến:
        • 2.3 2.3. Hậu kì trung đại (thế kỉ XV- XVI):
      • 3 3. Tình hình văn hoá Tây Âu:

      1. Sự hình thành các vương quốc phong kiến Tây Âu:

      Từ thế kỷ III, đế quốc Rô-ma lâm vào tình trạng khủng hoảng, cuộc đấu tranh của nô lệ dẫn đến tình trạng sản xuất sút kém, xã hội rối ren.

      Người Gecmanh vốn là những tộc người sống ở phía Bắc và Đông Bắc của đế quốc Rôma cổ đại từ nhiều thế kỉ trước. Họ là những chủng tộc lớn thuộc chủng Ấn- Âu. Ngay từ thế kỉ II- III, họ đã thiên di vào lãnh thổ đế quốc Rôma. Họ là những bộ tộc đang ở giai đoạn cuối cùng của chế độ xã hội nguyên thủy. 

      Cuối thế kỉ IV, đầu thế kỉ V, nhân sự suy yếu của đế quốc Rôma, người Gecmanh đã tràn vào một cách ồ ạt, chiếm đất của người Rôma và lập nên những vương quốc riêng của họ như vương quốc Tây Gôt (thành lập trên lãnh thổ miền nam xứ Gôlơ, lãnh thổ Tây Ban Nha), Vương quốc Văngđan (bao gồm Bắc Phi, các đảo phía tây Địa Trung Hải), vương quốc Buôcgôngđơ (gồm miền đông nam xứ Gôlơ), vương quốc Ănglôxăcxông (gồm bán đảo Britani), vương quốc Đông Gôt (bán đảo Italia), vương quốc Phrăng (Đông Bắc xứ Gôlơ).

      Trong số các vương quốc do người Gecmanh thành lập, chỉ có vương quốc Phrăng tồn tại lâu dài nhất và đồng thời là quốc gia có vai trò quan trọng nhất ở Tây Âu trong thời sơ kì trung đại.

      Năm 476, đế quốc Rô-ma bị diệt vong, chế độ chiếm hữu nô lệ kết thúc, thời đại phong kiến bắt đầu ở châu Âu.

      + Khi vào lãnh thổ của Rô-ma, người Giéc-man đã thủ tiêu bộ máy nhà nước cũ, lập nhiều  vương quốc mới như vương quốc Ăng-glô Xắc-xông, Phơ-răng, Tây Gốt, Đông Gốt…

      + Họ chiếm đất của chủ nô Rô-ma chia cho quý tộc và tướng lĩnh quân sự.

      + Tự phong các tước vị, hình thành tầng lớp quý tộc. Các thủ lĩnh bộ lạc, các quý tộc thị tộc người Giéc-man tự phong các tước vị (công tước, bá tước, nam tước, …) hình thành tầng lớp quý tộc vũ sĩ.

      + Từ bỏ tôn giáo nguyên thủy và tiếp thu Kitô giáo, xây dựng nhà thờ. Kito giáo dần dần có vai trò và có ưu thế trong đời sống nhân dân (Họ xây dựng nhà thờ và tìm cách chiếm ruộng đất của nông dân, đồng thời nhà vua cũng phong tặng đất đai theo tước vị cho các quý tộc và nhà thờ).

      – Tầng lớp quý tộc và tăng lữ  được hình thành, có đặc quyền và giàu có, trở thành các lãnh chúa phong kiến, còn nô lệ và nông dân biến thành nông nô, phụ thuộc lãnh chúa. Quan hệ sản xuất phong kiến châu Âu hình thành, diễn ra mạnh mẽ nhất ở Vương quốc Phờ răng.

      2. Sự hình thành và phái triển của chế độ phong kiến Tây Âu:

      Từ thế kỉ V- IX là thời kì xác lập của chế độ phong kiến ở Tây Âu, sự ra đời của chế độ phong kiến ở Tây Âu được hình thành trên cơ sở đổ nát của chế độ chiếm hữu nô lệ Rôma và sự giải thể của chế độ thị tộc của người Gecman. Sự ra đời của quan hệ sản xuất phong kiến gắn liền với sự hình thành hai giai cấp cơ bản của xã hội phong kiến đó là giai cấp lãnh chúa và giai cấp nông nô. Muốn có hai giai cấp này phải trải qua một quá trình phong kiến hóa, đó là quá trình ruộng đất vào trong tay một số người để biến thành lãnh chúa phong kiến và đồng thời với quá trình trên là quá trình người nông dân tự do bị tước đoạt mất ruộng đất cùng với các tầng lớp nhân dân khác biến thành nông nô.

      2.1. Sơ kì trung đại (thế kỉ V- XI): thời kì hình thành chế độ phong kiến:

      – Từ thế kỉ V – IX, chế độ phong kiến ở Tây Âu đã được hình thành thông qua quá trình “phong kiến hóa„

      + Dưới thời Clôvit thực hiện chế độ ban tặng ruộng đất cho quý tộc thị tộc Gecmanh, thân binh, chủ nô Rôma phục tùng chính quyền mới, tăng lữ trong nhà thời Kitô giáo. Lúc đầu đó là ruộng đất “ân tứ„- một hình thức cho không ruộng đất, như một ân huệ của nhà vua đối với người có công. Sau dần biến thành đất Anlơ (đất tự do)- có quyền nhượng lại, mua bán, trao đổi.

      + Dưới thời trị vì của tể tướng Saclơ Macten, thực hiện chế độ ban cấp ruộng đất, gọi là Bênêphixium (đất phong quân vụ). Có nghĩa là người nhận ruộng đất phong cấp phải có nghĩa vụ quân sự đối với người ban cấp ruộng đất cho mình. Người được phong đất phải thề trung thành với tôn chủ (người phong đất) và phải thực hiện nghĩa vụ quân sự 40 ngày/năm, đất phong chỉ được sử dụng suốt đời chứ không được truyền cho con cháu, có thể bị chủ đất lấy lại nếu người nhận đất không làm tròn bổn phận.

      Vì vậy đã hình thành hai giai cấp mới trong xã hội là giai cấp lãnh chúa phong kiến và giai cấp nông nô. Người nông dân tự do bị chiếm đoạt ruộng đất, bị lệ thuộc vào lãnh chúa và trở thành nông nô, phải nộp địa tô cho lãnh chúa (địa tô lao dịch, hiện vật, tiền) và phải chịu nhiều nghĩa vụ khác (lao dịch, binh dịch).

      – Từ thế kỉ IX- XI: là thời kì tồn tại của chế độ phong kiến phân quyền. Toàn bộ nền kinh tế Tây Âu tập trung trong các lãnh địa phong kiến. Mỗi lãnh địa phong kiến là một vương quốc khép kín riêng, mỗi lãnh chúa là 1 ông vua con và mỗi lãnh địa là một đơn vị kinh tế- chính trị độc lập.

      2.2. Trung kì trung đại (XI- XV): thời kì phát triển của chế độ phong kiến:

      – Thế kỉ XI, thành thị trung đại Tây Âu ra đời đã làm thay đổi toàn bộ bộ mặt của chế độ phong kiến Tây Âu trên tất cả các mặt kinh tế- chính trị – xã hội – văn hóa.

      + Thành thị ra đời đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế hàng hóa, làm tan rã nhanh chóng nền kinh tế tự nhiên.

      + Thành thị ra đời góp phần làm giải thế chế độ nông nô. Đồng thời làm xuất hiện một tầng lớp xã hội mới là tầng lớp thị dân. Thị dân tuy ít về số lượng nhưng lại nắm phần lớn của cải của xã hội và ngày càng lớn mạnh. Họ có vai trò to lớn trong đời sống chính trị Tây Âu, là lực lượng đồng minh của nhà vua, là hạt nhân để chuyển từ chế độ phong kiến phân quyền sang tập quyền.

      + Thành thị ra đời đóng vai trò tích cực chuyển từ chế độ phong kiến phân quyền sang tập quyền.

      – Mac đã nhận xét: thành thị ở phương Đông giống như những cái bướu thừa mọc trên cơ thể, còn ở phương Tây thành thị là những bông hoa rực rỡ của thời trung đại…

      Thành thị không chỉ là trung tâm chính trị, mà còn là trung tâm kinh tế- văn hóa. Có thể nói, sự ra đời và phát triển của thành thị trung đại Tây Âu đã chứa đựng trong nó những nhân tố làm tan rã chế độ phong kiến từ trong lòng của chế độ đó.

      2.3. Hậu kì trung đại (thế kỉ XV- XVI):

      Đây là thời kì suy tàn của chế độ phong kiến Tây Âu, quan hệ sản xuất TBCN đã xuất hiện trong lòng chế độ phong kiến Tây Âu.

      – Về kinh tế:

      + Kinh tế hàng hóa tiền tệ phát triển, đẩy lùi kinh tế tự nhiên, các tổ chức kinh tế theo lối phong kiến được thay thế bằng các hình thức sản xuất mới theo lối TBCN. VD: phường hội được thay thế bằng các công trường thủ công.

      + Các tổ chức hội buôn được thay bằng các công ty thương mại.

      + Trong nông nghiệp: các lãnh địa bị xóa bỏ, thay bằng các trang trại kinh doanh theo lối TBCN.

      – Về xã hội: quan hệ xã hội đã có sự thay đổi, ở thời sơ và trung kì quan hệ bóc lột là lãnh chúa đối với nông nô đã thay bằng quan hệ bóc lột giữa chủ và thợ. Hình thức bóc lột lao động làm thuê, bóc lột giá trị thặng dư thay cho hình thức bóc lột có tính chất cưỡng bức người nông nô. Công thức là chủ xuất vốn, thợ xuất sức.

      Trong xã hội xuất hiện một giai cấp mới là giai cấp tư sản (một số thương nhân giàu có, một số chủ đất, một bộ phận thị dân giàu có). Bên cạnh những mâu thuẫn cũ trong xã hội, xuất hiện thêm những mâu thuẫn mới: Tư sản và phong kiến, tư sản và vô sản. Trong đó mâu thuẫn tư sản và vô sản mới nảy sinh, chưa sâu sắc. Còn mâu thuẫn giữa tư sản và phong kiến mới là mâu thuẫn cơ bản, chủ yếu ở thời hậu kì. Do đó, đấu tranh của tư sản chống phong kiến là động lực thúc đẩy xã hội phong kiến Tây Âu hậu kì, làm cho xã hội phong kiến tan rã nhanh hơn, mở đường cho sức sản xuất TBCN phát triển.

      – Về chính trị: Từ cuối thế kỉ XV, chế độ phong kiến trung ương tập quyền đã hình thành, tiếp tục phát triển thành nhà nước quân chủ chuyên chế (Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha). Bên cạnh vua vẫn có nghị viện, hội nghị 3 đẳng cấp như một cơ quan tư vấn giúp nhà vua cai trị. Nhà nước quân chủ chuyên chế thời kì này có sự liên minh giữa tư sản và phong kiến. Chính quyền phong kiến khuyến khích tư sản kinh doanh phát triển kinh tế nhưng trong khuôn khổ của chế độ phong kiến.

      – Về văn hóa: thời kì này diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt về văn hóa tư tưởng giữa giai cấp tư sản và phong kiến, được biểu hiện qua các phong trào Văn hóa Phục hưng, cải cách tôn giáo, chiến tranh nông dân Đức, Cách mạng tư sản Nêđeclan.

      3. Tình hình văn hoá Tây Âu:

      Khi vào lãnh thổ Tây bộ Rôma, người Gecman đã tàn phá nặng nề những di sản của nền văn minh cổ đại ở đây, chỉ duy nhất không xâm phạm các nhà thờ và tu viện Kitô giáo. Trong các vương quốc của người Gecman, hầu hết giai cấp quý tộc, kể cả nhà vua đều mù chữ, cũng như không có trường học nào ngoài trường Dòng. Tầng lớp giáo sĩ là tầng lớp duy nhất biết chữ (nhưng họ biết chữ chỉ để học và giảng kinh thánh)

      Nội dung học tập chủ yếu trong các trường Dòng là Thần học- môn học được coi là “bà chúa của khoa học„. Các môn học khác như: Ngữ pháp, Tu từ học, Lôgic học, Số học, Hình học, Thiên văn học, Âm nhạc…đều nhằm bổ trợ và phục vụ cho Thần học.

      Tóm lại, văn hóa Tây Âu thời sơ kì trung đại hết sức thấp kém và hoàn toàn bị giáo hội Kitô lũng đoạn. Những gì trái với Kinh thánh đều bị giáo hội vùi dập không thương tiếc. Châu Âu thời kì này chìm đắm trong “đêm trường tủng cổ”

      Duong Gia Facebook Duong Gia Tiktok Duong Gia Youtube Duong Gia Google

        Liên hệ với Luật sư để được hỗ trợ:

      •   Tư vấn pháp luật qua Email
         Tư vấn nhanh với Luật sư
      -
      CÙNG CHUYÊN MỤC
      • Viết đoạn văn đóng vai lão Hạc kể lại câu chuyện bán chó
      • Cảm nhận Hạnh phúc của một tang gia (Vũ Trọng Phụng)
      • Soạn bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân – Lớp 6 Chân trời sáng tạo
      • Đóng vai Giôn-xi kể lại câu chuyện Chiếc lá cuối cùng
      • Nam Á có mấy miền địa hình? Nêu rõ đặc điểm các miền?
      • Toán Vừa gà vừa chó bó lại cho tròn 36 con 100 chân chẵn
      • Thuyết minh về tác phẩm Bình Ngô đại cáo chọn lọc siêu hay
      • Cảm nhận về nhân vật bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt
      • Viết 4-5 câu kể về buổi đi chơi cùng người thân ý nghĩa
      • Kết bài Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ) hay nhất
      • Đoạn văn trình bày cảm nghĩ về truyện cổ tích em yêu thích
      • Mở bài về hình tượng cây xà nu của Nguyễn Trung Thành
      BÀI VIẾT MỚI NHẤT
      • Tụ tập sử dụng ma túy trong khách sạn bị xử lý thế nào?
      • Thủ tục kết nạp Đoàn viên Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
      • Mức trợ cấp một lần khi suy giảm khả năng lao động
      • Danh sách công ty đấu giá, tổ chức đấu giá tại Bình Thuận
      • Có được cách ly người làm chứng với bị cáo tại phiên tòa?
      • Tù chung thân có được giảm thành tù có thời hạn không?
      • Tiền thu được từ vụ án đánh bạc được bảo quản thế nào?
      • Con phạm tội hành hạ cha mẹ được hưởng thừa kế không?
      • Mẫu đơn xin trích lục giấy ra trại, đơn xin cấp lại giấy ra tù
      • Danh sách 135 xã, phường của Gia Lai (mới) sau sáp nhập
      • 48 xã, 16 phường, 01 đặc khu của Khánh Hoà sau sáp nhập
      • 99 xã, 20 phường, 01 đặc khu của Lâm Đồng sau sáp nhập
      LIÊN KẾT NỘI BỘ
      • Tư vấn pháp luật
      • Tư vấn luật tại TPHCM
      • Tư vấn luật tại Hà Nội
      • Tư vấn luật tại Đà Nẵng
      • Tư vấn pháp luật qua Email
      • Tư vấn pháp luật qua Zalo
      • Tư vấn luật qua Facebook
      • Tư vấn luật ly hôn
      • Tư vấn luật giao thông
      • Tư vấn luật hành chính
      • Tư vấn pháp luật hình sự
      • Tư vấn luật nghĩa vụ quân sự
      • Tư vấn pháp luật thuế
      • Tư vấn pháp luật đấu thầu
      • Tư vấn luật hôn nhân gia đình
      • Tư vấn pháp luật lao động
      • Tư vấn pháp luật dân sự
      • Tư vấn pháp luật đất đai
      • Tư vấn luật doanh nghiệp
      • Tư vấn pháp luật thừa kế
      • Tư vấn pháp luật xây dựng
      • Tư vấn luật bảo hiểm y tế
      • Tư vấn pháp luật đầu tư
      • Tư vấn luật bảo hiểm xã hội
      • Tư vấn luật sở hữu trí tuệ
      LIÊN KẾT NỘI BỘ
      • Tư vấn pháp luật
      • Tư vấn luật tại TPHCM
      • Tư vấn luật tại Hà Nội
      • Tư vấn luật tại Đà Nẵng
      • Tư vấn pháp luật qua Email
      • Tư vấn pháp luật qua Zalo
      • Tư vấn luật qua Facebook
      • Tư vấn luật ly hôn
      • Tư vấn luật giao thông
      • Tư vấn luật hành chính
      • Tư vấn pháp luật hình sự
      • Tư vấn luật nghĩa vụ quân sự
      • Tư vấn pháp luật thuế
      • Tư vấn pháp luật đấu thầu
      • Tư vấn luật hôn nhân gia đình
      • Tư vấn pháp luật lao động
      • Tư vấn pháp luật dân sự
      • Tư vấn pháp luật đất đai
      • Tư vấn luật doanh nghiệp
      • Tư vấn pháp luật thừa kế
      • Tư vấn pháp luật xây dựng
      • Tư vấn luật bảo hiểm y tế
      • Tư vấn pháp luật đầu tư
      • Tư vấn luật bảo hiểm xã hội
      • Tư vấn luật sở hữu trí tuệ
      Dịch vụ luật sư uy tín toàn quốc


      Tìm kiếm

      Duong Gia Logo

      •   Tư vấn pháp luật qua Email
         Tư vấn nhanh với Luật sư

      VĂN PHÒNG MIỀN BẮC:

      Địa chỉ: 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Đình, thành phố Hà Nội, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

       Email: dichvu@luatduonggia.vn

      VĂN PHÒNG MIỀN TRUNG:

      Địa chỉ: 141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

       Email: danang@luatduonggia.vn

      VĂN PHÒNG MIỀN NAM:

      Địa chỉ: 227 Nguyễn Thái Bình, phường Tân Sơn Nhất, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

        Email: luatsu@luatduonggia.vn

      Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!

      Chính sách quyền riêng tư của Luật Dương Gia

      • Chatzalo Chat Zalo
      • Chat Facebook Chat Facebook
      • Chỉ đường picachu Chỉ đường
      • location Đặt câu hỏi
      • gọi ngay
        1900.6568
      • Chat Zalo
      Chỉ đường
      Trụ sở chính tại Hà NộiTrụ sở chính tại Hà Nội
      Văn phòng tại Đà NẵngVăn phòng tại Đà Nẵng
      Văn phòng tại TPHCMVăn phòng tại TPHCM
      Gọi luật sư Gọi luật sư Yêu cầu dịch vụ Yêu cầu dịch vụ
      • Gọi ngay
      • Chỉ đường

        • HÀ NỘI
        • ĐÀ NẴNG
        • TP.HCM
      • Đặt câu hỏi
      • Trang chủ