Skip to content
 1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Đình, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Về Luật Dương Gia
  • Lãnh đạo công ty
  • Đội ngũ Luật sư
  • Chi nhánh 3 miền
    • Trụ sở chính tại Hà Nội
    • Chi nhánh tại Đà Nẵng
    • Chi nhánh tại TPHCM
  • Pháp luật
  • Văn bản
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
  • Liên hệ Luật sư
    • Luật sư gọi lại tư vấn
    • Chat Zalo
    • Chat Facebook

Home

Đóng thanh tìm kiếm

  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ Giáo dục

Cư dân Văn Lang – Âu Lạc không có tín ngưỡng nào?

  • 02/06/202502/06/2025
  • bởi Cao Thị Thanh Thảo
  • Cao Thị Thanh Thảo
    02/06/2025
    Theo dõi chúng tôi trên Google News

    Trong quá trình quy tụ các bộ lạc sống trên cùng một phạm vi đất đai để hình thành lãnh thổ chung, quốc gia thống nhất đầu tiên được mở rộng dần từ Văn Lang sang Âu Lạc, là sự biểu hiện thắng thế của xu hướng tư tưởng thống nhất, đoàn kết. Vậy cư dân Văn Lang - Âu Lạc không có tín ngưỡng nào?

      Mục lục bài viết

      • 1 1. Cư dân Văn Lang – Âu Lạc không có tín ngưỡng nào sau đây?
      • 2 2. Tín ngưỡng của cư dân Văn Lang – Âu lạc:
        • 2.1 2.1. Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên (thờ thần Mặt Trời, thần Sông, thần Núi và tục phồn thực):
        • 2.2 2.2. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên (hay còn được gọi là đạo ông bà):
      • 3 3. Bài tập tự luyện và đáp án:

      1. Cư dân Văn Lang – Âu Lạc không có tín ngưỡng nào sau đây?

      A. Thờ cúng tổ tiên.

      B. Thờ các vị thần tự nhiên.

      C. Tín ngưỡng phồn thực.

      D. Tín ngưỡng thờ Phật.

      Đáp án đúng là: D

      Trả lời: Về tín ngưỡng, cư dân Văn Lang – Âu Lạc có tục thờ cúng tổ tiên và những người có công với cộng đồng, thờ các vị thần tự nhiên và tín ngưỡng phồn thực (SGK – Trang 98).

      2. Tín ngưỡng của cư dân Văn Lang – Âu lạc:

      2.1. Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên (thờ thần Mặt Trời, thần Sông, thần Núi và tục phồn thực):

      Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên ở Việt Nam hình thành và phát triển như một tất yếu. Bởi lẽ, con người ngay từ khi sinh ra đã gắn bó mật thiết với tự nhiên. Con người phải dựa vào tự nhiên để kiếm sống đồng thời cũng phải chiến đấu chống lại sự hung dữ của nó.

      Do là một đất nước nông nghiệp nên việc sùng bái tự nhiên là điều dễ hiểu. Điều đặc biệt của tín ngưỡng Việt Nam là một tín ngưỡng đa thần và âm tính (trọng tình cảm, trọng nữ giới). Các vị thần ở Việt Nam chủ yếu là nữ giới, do ảnh hưởng của tín ngưỡng phồn thực như đã nói ở trên nên các vị thần đó không phải là các cô gái trẻ đẹp như trong một số tôn giáo, tín ngưỡng khác mà là các bà mẹ, các Mẫu.

      Nền nông nghiệp lúa nước càng khẳng định sự gắn bó giữa con người và thiên nhiên luôn bền chặt. Việc đồng thời phụ thuộc vào nhiều yếu tố tự nhiên dẫn đến lối tư duy tổng hợp. Vì vậy, con người bắt đầu sùng bái nhiều yếu tố trong tự nhiên: đất, nước, trời. Tín ngưỡng đa thần là nét nổi bật trong  tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam.

      2.2. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên (hay còn được gọi là đạo ông bà):

      Là tục lệ thờ cúng tổ tiên đã qua đời của nhiều dân tộc châu Á, đặc biệt phát triển trong văn hóa Việt Nam, văn hóa Trung Hoa, văn hóa Triều Tiên và Văn hóa Đông Nam Á Đối với người Việt, phong tục thờ cúng tổ tiên trở thành một thứ tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Nhiều người Việt Nam, ngoài tôn giáo của mình thường thờ cúng cả tổ tiên. Đại đa số các gia đình đều có bàn thờ tổ tiên trong nhà, ít nhất là có treo di ảnh một cách trang trọng, nhưng không phải là một tôn giáo mà là do lòng thành kính của người Việt đối với cha mẹ, ông bà, cụ kỵ. Đây là một tín ngưỡng rất quan trọng và gần như không thể thiếu trong phong tục Việt Nam.

      3. Bài tập tự luyện và đáp án:

      Câu 1. Nhà nước Văn Lang chia làm bao nhiêu bộ?

      A. 15 bộ.

      B. 16 bộ.

      C. 17 bộ.

      D. 18 bộ.

      Lời giải

      Đáp án: A.

      Nhà nước Văn Lang chia làm 15 bộ, đứng đầu liên minh 15 bộ là Hùng Vương (SGK Lịch Sử 6/ trang 62).

      Câu 2. Thời Văn Lang, người đứng đầu liên minh 15 bộ là

      A. Lạc hầu.

      B. Lạc tướng.

      C. Bồ chính.

      D. Vua Hùng.

      Lời giải

      Đáp án: D.

      Thời Văn Lang, người đứng đầu liên minh 15 bộ là Vua Hùng (SGK Lịch Sử 6/ trang 62).

      Câu 3. Năm 208 TCN, Thục Phán lên làm vua, xưng là An Dương Vương, lập ra nhà nước

      A. Văn Lang.

      B. Âu Lạc.

      C. Chăm-pa.

      D. Phù Nam.

      Lời giải

      Đáp án: B.

      Năm 208 TCN, Thục Phán lên làm vua, xưng là An Dương Vương, lập ra nhà nước Âu Lạc (SGK Lịch Sử 6/ trang 64).

      Câu 4. Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Văn Lang – Âu Lạc là

      A. Sản xuất thủ công nghiệp.

      B. Trao đổi, buôn bán qua đường biển.

      C. Sản xuất nông nghiệp.

      D. Trao đổi, buôn bán qua đường bộ.

      Lời giải

      Đáp án: C.

      Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Văn Lang – Âu Lạc là sản xuất nông nghiệp (SGK Lịch Sử 6/ trang 65).

      Câu 5. Về mặt tín ngưỡng, cư dân Văn Lang – Âu Lạc có tục

      A. Thờ cúng tổ tiên.

      B. Thờ thần – vua.

      C. Ứớp xác.

      D. Thờ phụng Chúa Giê-su.

      Lời giải

      Đáp án: A.

      Về mặt tín ngưỡng, cư dân Văn Lang – Âu Lạc có tục thờ cúng tổ tiên (SGK Lịch Sử 6/ trang 66).

      Câu 6. Nhà nước cổ đại đầu tiên xuất hiện trên lãnh thổ Việt Nam là

      A. Chăm-pa.

      B. Phù Nam.

      C. Văn Lang.

      D. Lâm Ấp.

      Lời giải

      Đáp án: C.

      – Nhà nước cổ đại đầu tiên xuất hiện trên lãnh thổ Việt Nam là Văn Lang (thành lập vào khoảng thế kỉ VII TCN).

      – Nhà nước Lâm Ấp ra đời vào cuối thế kỉ II, đến thế kỉ VII đổi tên thành Chăm-pa.

      – Vương quốc Phù Nam ra đời vào khoảng thế kỉ I.

      Câu 7. Nhà nước Âu Lạc ra đời trên cơ sở thắng lợi từ cuộc kháng chiến

      A. Chống quân Hán xâm lược của nhân dân huyện Tượng Lâm.

      B. Chống quân Tần xâm lược của người Âu Việt và Lạc Việt.

      C. Chống quân Nam Hán xâm lược của người Việt.

      D. Chống quân Đường xâm lược của người Việt.

      Lời giải

      Đáp án: B.

      Nhà nước Âu Lạc ra đời trên cơ sở thắng lợi từ cuộc kháng chiến chống quân Tần xâm lược của người Âu Việt và Lạc Việt (SGK Lịch Sử 6/ trang 64).

      Câu 8. Hình ảnh sau đây minh họa cho loại vũ khí nào của cư dân Âu Lạc?

      A. Nỏ Liên Châu.

      B. Mũi phóng lao.

      C. Rìu vạn năng.

      D. Súng thần công.

      Lời giải

      Đáp án: A.

      Hình ảnh trên minh họa cho Nỏ Liên Châu của cư dân Âu Lạc.

      Câu 9: Hình ảnh sau đây cho em biết điều gì về đời sống tinh thần của người Việt cổ thời Văn Lang – Âu Lạc?

      A. Người Việt thích nhảy múa, hát ca trong các dịp lễ hội.

      B. Xăm mình để tránh bị thủy quái làm hại.

      C. Làm bánh chưng, bánh giầy dịp lễ tết.

      D. Thờ cúng tổ tiên và các vị thần trong tự nhiên.

      Lời giải

      Đáp án: A.

      Hình ảnh trên cho thấy: Người Việt thích nhảy múa, hát ca trong các dịp lễ hội.

      Câu 10. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng phong tục, tập quán của người Việt cổ thời Văn Lang – Âu Lạc?

      A. Xăm mình.

      B. Làm bánh chưng, bán giầy.

      C. Nhuộm răng đen.

      D. Tục thờ thần – vua.

      Lời giải

      Đáp án: D.

      Người Việt cổ không có tục thờ thần – vua.

      Câu 11. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng đời sống vật chất của người việt cổ thời Văn Lang – Âu Lạc?

      A. Cư dân chủ yếu ở nhà sàn, dựng bằng tre, nứa, gỗ…

      B. Thức ăn chính là: lúa mì, lúa mạch, thịt bò, rượu vang.

      C. Để tóc ngang vai, búi tó hoặc tết tóc kiểu đuôi sam.

      D. Phương tiện đi lại chủ yếu trên sông là: ghe, thuyền.

      Lời giải

      Đáp án: B.

      Thức ăn chính của người việt cổ thời Văn Lang – Âu Lạc là: gạo nếp, gạo tẻ, muối, mắm cá… (SGK Lịch Sử 6/ trang 65).

      Câu 12. Nội dung nào sau đây không đúng về nước Văn Lang?

      A. Tổ chức nhà nước còn sơ khai.

      B. Đã có luật pháp thành văn và chữ viết.

      C. Địa bàn chủ yếu ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

      D. Chưa có quân đội, luật pháp.

      Lời giải

      Đáp án: B.

      Nhà nước Văn Lang chua có luật pháp thành văn và chữ viết (SGK Lịch Sử 6/ trang 63).

      Câu 13. Nội dung nào sau đây không đúng về nước Âu Lạc?

      A. Kinh đô đặt ở Phong Châu (Phú Thọ).

      B. Có quân đội mạnh, vũ khí tốt.

      C. Địa bàn chủ yếu ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

      D. Xây dựng được thành Cổ Loa kiên cố.

      Lời giải

      Đáp án: A.

      Kinh đô của nhà nước Âu Lạc đặt ở Phong Khê (Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội) – SGK Lịch Sử 6/ trang 64.

      Câu 14. Điểm giống nhau giữa nhà nước Văn Lang và Âu Lạc là gì?

      A. Tổ chức bộ máy nhà nước.

      B. Quân đội được tổ chức quy củ.

      C. Có vũ khí tốt (nỏ Liên Châu).

      D. Nhà nước đã có luật pháp thành văn.

      Lời giải

      Đáp án: A.

      – Cơ cấu tổ chức của nhà nước Văn Lang và Âu Lạc có điểm tương đồng:

      + Đứng đầu nhà nước là vua.

      + Cả nước chia làm các bộ, do Lạc tướng đứng đầu.

      + Bồ chính đứng đầu các chiềng, chạ.

      Câu 15. Địa bàn lãnh thổ chủ yếu của nhà nước Văn Lang và Âu Lạc là khu vực nào của Việt Nam hiện nay?

      A. Tây Bắc và Đông Bắc.

      B. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

      C. Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

      D. Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.

      Lời giải

      Đáp án: B.

      Địa bàn lãnh thổ chủ yếu của nhà nước Văn Lang và Âu Lạc là khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ của Việt Nam hiện nay (SGK Lịch Sử 6/ trang 62).

      THAM KHẢO THÊM:

      • Giám định pháp y tử thi chết ngạt trong chất lỏng
      • Văn Lang – Âu Lạc còn được gọi là nền văn minh Sông Hồng

      Duong Gia Facebook Duong Gia Tiktok Duong Gia Youtube Duong Gia Google

        Liên hệ với Luật sư để được hỗ trợ:

      •   Tư vấn pháp luật qua Email
         Tư vấn nhanh với Luật sư
      -
      CÙNG CHUYÊN MỤC
      • Viết đoạn văn đóng vai lão Hạc kể lại câu chuyện bán chó
      • Cảm nhận về Hạnh phúc của một tang gia (Vũ Trọng Phụng)
      • Soạn bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân – Lớp 6 Chân trời sáng tạo
      • Đóng vai Giôn-xi kể lại câu chuyện Chiếc lá cuối cùng
      • Nam Á có mấy miền địa hình? Nêu rõ đặc điểm các miền?
      • Toán Vừa gà vừa chó bó lại cho tròn 36 con 100 chân chẵn
      • Thuyết minh về tác phẩm Bình Ngô đại cáo chọn lọc siêu hay
      • Cảm nhận về nhân vật bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt
      • Viết 4-5 câu kể về buổi đi chơi cùng người thân ý nghĩa
      • Kết bài Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ) hay nhất
      • Đoạn văn trình bày cảm nghĩ về truyện cổ tích em yêu thích
      • Mở bài về hình tượng cây xà nu của Nguyễn Trung Thành
      BÀI VIẾT MỚI NHẤT
      • Viết đoạn văn đóng vai lão Hạc kể lại câu chuyện bán chó
      • Cảm nhận về Hạnh phúc của một tang gia (Vũ Trọng Phụng)
      • Đổi mới phương pháp giáo dục pháp luật học sinh, sinh viên?
      • Soạn bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân – Lớp 6 Chân trời sáng tạo
      • Đóng vai Giôn-xi kể lại câu chuyện Chiếc lá cuối cùng
      • Nam Á có mấy miền địa hình? Nêu rõ đặc điểm các miền?
      • Toán Vừa gà vừa chó bó lại cho tròn 36 con 100 chân chẵn
      • Thuyết minh về tác phẩm Bình Ngô đại cáo chọn lọc siêu hay
      • Cảm nhận về nhân vật bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt
      • Viết 4-5 câu kể về buổi đi chơi cùng người thân ý nghĩa
      • Như thế nào được coi là người tham gia giao thông có văn hóa?
      • Kết bài Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ) hay nhất
      LIÊN KẾT NỘI BỘ
      • Tư vấn pháp luật
      • Tư vấn luật tại TPHCM
      • Tư vấn luật tại Hà Nội
      • Tư vấn luật tại Đà Nẵng
      • Tư vấn pháp luật qua Email
      • Tư vấn pháp luật qua Zalo
      • Tư vấn luật qua Facebook
      • Tư vấn luật ly hôn
      • Tư vấn luật giao thông
      • Tư vấn luật hành chính
      • Tư vấn pháp luật hình sự
      • Tư vấn luật nghĩa vụ quân sự
      • Tư vấn pháp luật thuế
      • Tư vấn pháp luật đấu thầu
      • Tư vấn luật hôn nhân gia đình
      • Tư vấn pháp luật lao động
      • Tư vấn pháp luật dân sự
      • Tư vấn pháp luật đất đai
      • Tư vấn luật doanh nghiệp
      • Tư vấn pháp luật thừa kế
      • Tư vấn pháp luật xây dựng
      • Tư vấn luật bảo hiểm y tế
      • Tư vấn pháp luật đầu tư
      • Tư vấn luật bảo hiểm xã hội
      • Tư vấn luật sở hữu trí tuệ
      LIÊN KẾT NỘI BỘ
      • Tư vấn pháp luật
      • Tư vấn luật tại TPHCM
      • Tư vấn luật tại Hà Nội
      • Tư vấn luật tại Đà Nẵng
      • Tư vấn pháp luật qua Email
      • Tư vấn pháp luật qua Zalo
      • Tư vấn luật qua Facebook
      • Tư vấn luật ly hôn
      • Tư vấn luật giao thông
      • Tư vấn luật hành chính
      • Tư vấn pháp luật hình sự
      • Tư vấn luật nghĩa vụ quân sự
      • Tư vấn pháp luật thuế
      • Tư vấn pháp luật đấu thầu
      • Tư vấn luật hôn nhân gia đình
      • Tư vấn pháp luật lao động
      • Tư vấn pháp luật dân sự
      • Tư vấn pháp luật đất đai
      • Tư vấn luật doanh nghiệp
      • Tư vấn pháp luật thừa kế
      • Tư vấn pháp luật xây dựng
      • Tư vấn luật bảo hiểm y tế
      • Tư vấn pháp luật đầu tư
      • Tư vấn luật bảo hiểm xã hội
      • Tư vấn luật sở hữu trí tuệ
      Dịch vụ luật sư uy tín toàn quốc


      Tìm kiếm

      Duong Gia Logo

      •   Tư vấn pháp luật qua Email
         Tư vấn nhanh với Luật sư

      VĂN PHÒNG MIỀN BẮC:

      Địa chỉ: 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Đình, thành phố Hà Nội, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

       Email: dichvu@luatduonggia.vn

      VĂN PHÒNG MIỀN TRUNG:

      Địa chỉ: 141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

       Email: danang@luatduonggia.vn

      VĂN PHÒNG MIỀN NAM:

      Địa chỉ: 227 Nguyễn Thái Bình, phường Tân Sơn Nhất, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

        Email: luatsu@luatduonggia.vn

      Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!

      Chính sách quyền riêng tư của Luật Dương Gia

      • Chatzalo Chat Zalo
      • Chat Facebook Chat Facebook
      • Chỉ đường picachu Chỉ đường
      • location Đặt câu hỏi
      • gọi ngay
        1900.6568
      • Chat Zalo
      Chỉ đường
      Trụ sở chính tại Hà NộiTrụ sở chính tại Hà Nội
      Văn phòng tại Đà NẵngVăn phòng tại Đà Nẵng
      Văn phòng tại TPHCMVăn phòng tại TPHCM
      Gọi luật sư Gọi luật sư Yêu cầu dịch vụ Yêu cầu dịch vụ
      • Gọi ngay
      • Chỉ đường

        • HÀ NỘI
        • ĐÀ NẴNG
        • TP.HCM
      • Đặt câu hỏi
      • Trang chủ