Skip to content
 1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Đình, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Về Luật Dương Gia
  • Lãnh đạo công ty
  • Đội ngũ Luật sư
  • Chi nhánh 3 miền
    • Trụ sở chính tại Hà Nội
    • Chi nhánh tại Đà Nẵng
    • Chi nhánh tại TPHCM
  • Pháp luật
  • Văn bản
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
  • Liên hệ Luật sư
    • Luật sư gọi lại tư vấn
    • Chat Zalo
    • Chat Facebook

Home

Đóng thanh tìm kiếm

  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ Giáo dục

Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển và phân bố sinh vật?

  • 02/06/202502/06/2025
  • bởi Cao Thị Thanh Thảo
  • Cao Thị Thanh Thảo
    02/06/2025
    Theo dõi chúng tôi trên Google News

    Sự phát triển và phẩn bổ của sinh vật trên trái đất này không phải là ngẫu nhiên tự phát triển mà do ảnh hưởng của nhiều yếu tố tác động cùng với sự thích nghi của mỗi loài sinh vật trong mỗi môi trường là khác nhau. Cùng bài viết này tìm hiểu nhé!

      Mục lục bài viết

      • 1 1. Khái quát về môi trường sống của sinh vật – sinh quyển:
        • 1.1 1.1. Sinh quyển là gì?
        • 1.2 1.2. Phạm vi của sinh quyển:
        • 1.3 1.3. Những đặc tính của sinh quyển:
      • 2 2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của sinh vật:
        • 2.1 2.1. Khí hậu:
        • 2.2 2.2. Đất:
        • 2.3 2.3. Địa hình:
        • 2.4 2.4. Sinh vật:
        • 2.5 2.5. Con người:
      • 3 3. Những nguyên nhân có thể dẫn đến sự tuyệt chủng của một số loài sinh vật:

      1. Khái quát về môi trường sống của sinh vật – sinh quyển:

      1.1. Sinh quyển là gì?

      – Sinh quyển là một trong các quyển của Trái Đất (sinh quyển, thạch quyển, khí quyển, thủy quyển, thổ nhưỡng quyển) trong đó có toàn bộ sinh vật sinh sống gồm thực vật, động vật và vi sinh vật.

      – Trong sinh quyển bao gồm 3 hình thức chính là môi trường cạn, môi trường không khí và môi trường nước. Vì vậy, sinh quyển bao gồm những khu vực thể khí, thể rắn và thể lỏng, ở trên mặt đất hoặc dưới mặt nước nơi có sự sống.

      – Các nhà khoa học đã nhận định rằng, CO2 là thành phần chủ yếu của khí quyển khi Trái Đất vừa mới hình thành và khi đó hàm lượng oxy ở mức vô cùng nhỏ.  Mãi cho đến khi có sự xuất hiện của thực vật, dưới tác dụng của quá trình quanh hợp thì oxy mới được sản sinh giúp bầu khí quyển chứa lượng lớn oxy đủ để cung cấp giúp con người đầy trí tuệ và động vật lớn mới có khả năng tồn tại được trên Trái Đất.

      1.2. Phạm vi của sinh quyển:

      – Phạm vi và chiều dày của sinh quyển tùy thuộc vào giới hạn phân bổ của sinh vật.

      + Giới hạn phía trên (môi trường không khí): là khu vực tiếp xúc đến tầng ô-dôn của khí quyển (khoảng 22 – 30 km). trong tầng bình lưu: các bào tử có trong khí quyển có thể tồn tại đến độ cao này. Sinh vật không thể xâm nhập vào tầng ô-dôn, vì ô-dôn hấp thụ tia từ ngoại, ngăn chặn không cho tia tử ngoại đi tới bề mặt đất. Tầng ô-dôn như một tấm áo giáp che chở cho sinh vật trên Trái Đất không bị hủy diệt.

      + Giới hạn phía dưới (môi trường nước): đến đáy sâu các hố đại dương (nơi sâu nhất trên 11 km).

      + Giới hạn trên lục địa (môi trường cạn) tới lớp đáy của lớp vỏ phong hóa.

      Tuy nhiên, trong phạm vi này sinh vật phân bố không đồng đều trong toàn bộ bề dày cùa sinh quyển mà tập trung ở những phạm vi có với mật độ cao nhất vào một lớp, nơi có thực vật mọc phổ biến (ở trên và dưới bề mặt trái đất khoảng vài chục mét), theo E.M. Lavrenko (1949) gọi là “quyển địa thực vật”.

      Như vậy, phạm vi của sinh quyển bao gồm: phần thấp của khí quyển (hay còn gọi là tầng đối lưu), toàn bộ thủy quyển và phần trên cùa thạch quyển (lớp phủ thổ nhường và lớp vỏ phong hóa). Trong trường hợp đặc biệt có thể tìm thấy sự sống ở ngoài lớp vỏ phong hóa. Ví dụ: các nhà khoa học đã tìm thấy sự tồn tại của vi sinh vật trong nước dầu mỏ ở độ sâu đến 4.500m.

      1.3. Những đặc tính của sinh quyển:

      Trong lớp vỏ địa lí sinh quyển cỏ một số đặc tính sau:

      – Khối lượng sinh chất trong sinh quyển nhỏ hơn nhiều so với khối lượng vật chất cùa các quyển khác trong lóp vỏ địa lí. Trên đất nổi, khối lượng thực vật (chủ yếu là cây thân gỗ) chiếm ưu thế tuyệt đối, đặc biệt rừng là nơi tích lũy một khối lượng khổng lồ, còn động vật chi chiếm khối lượng rất nhỏ. Ngược lại, ở đại dương, khối lượng động vật lại lớn hon gấp bội lần so với khối lượng thực vật.

      – Đặc tính tích lũy năng lượng hay chuyển hóa năng lượng mặt ttrời thành dạng năng lượng hóa học của quá trình sống. Thực vật là yếu tố quan trọng trong sinh quyển, nhờ khả năng quang hợp của thực vật có thể tạo nên vật chất hữu cơ từ vật chất vô cơ. Trong quá trình quang hợp, thực hấp thụ một lượng lớn năng lượng bức xạ Mặt Trời, khí oxy được sinh ra và làm tăng hàm lượng oxy trong không khí. Chính năng lượng này về sau được chuyển hóa cho các cơ thể khác trong quá trình dinh dưỡng hoặc được giải phóng trong quá trình cháy hoặc khoáng hóa vật chất hữu cơ.

      – Các cơ thể sổng của sinh quyển đã tham gia tích cực vào quá trình sinh địa hóa. Các sinh vật tham gia vào các vòng tuần hoàn vật chất, tức là chu trình sinh địa hóa giữa lớp vỏ phong hóa – đất – sinh vật. Đó là các vòng tuần hoàn ni-tơ, cac-bon, phốt-pho… rất quan trọng với sự sống. Xác sinh vật diễn biến tích đọng tạo nên than và dầu mỏ.

      – Động vật trong sinh quyển được phân bố khá rộng (khoảng 1,5 triệu loài) theo đặc trưng bầy đàn trong môi trường tự nhiên khác nhau như động vật rừng, động vật đồng cỏ, động vật hoang mạc, động vật tài nguyên, … 

      – Vi sinh vật trong sinh quyển có khả năng sinh sản nhanh và thích nghi tốt với sự thay đổi của môi trường. Ở độ sâu hàng trăm mét đều có sự sống của một số loài vi sinh vật và vi khuẩn.

      2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của sinh vật:

      Hiện theo nghiên cứu thì sự phát triển và phân bố sinh vật bị ảnh hưởng bởi những yếu tố như sau:

      2.1. Khí hậu:

      – Nhiệt độ:

      + Mỗi loài sinh vật thích nghi với một giới hạn nhiệt độ nhất định khác nhau.

      + Trong môi trường có nhiệt độ thích hợp, sinh vật sẽ phát triển nhanh và thuận lợi.

      – Nước và độ ẩm không khí: là môi trường thuận lợi để sinh vật phát triển mạnh. Nơi có nguồn nước dồi dào, sinh vật sẽ phát triển tốt.

      – Ánh sáng:

      + Ánh sáng là yếu tố qquyết định quá trình quang hợp của cây xanh.

      + Cây ưa sáng sẽ phát triển tốt ở nơi có đầy đủ ánh sáng, những cây ưa bóng thường phát triển tốt hơn khi ở trong bóng râm.

      Ví dụ, ở khu vực miền Bắc có mùa đông lạnh nên sẽ có một vài giống cây chỉ trồng được vào mùa lạnh như cây xà lách, rau cải, rau súp lơ,… Nên những giống cây này sẽ chỉ được trồng vào mùa đông. Ngày này với công nghệ phát triển, dựa và đặc tính này của thực vật mà người ta đã nghiên cứu ra phương pháp trông những cây theo mùa quanh năm.

      2.2. Đất:

      – Mỗi loại đất có các đặc tính vật lí, hóa học, độ phì, chất dinh dưỡng khác nhau, ảnh hưởng đến sự phát triển, phân bố của thực vật.

      Ví dụ: Ở vùng đất ngập mặn có rừng ngập mặn với một số cây có thể tồn tại; đất feralit đỏ vàng có rừng xích đạo, cây lá rộng; đất chua phèn có cây tràm, cây lác,… Cụ thể như cây cà phê của Việt Nam chỉ thích hợp trồng ở vùng đất Bazan Tây Nguyên sẽ đem lại nông sản chất lượng nhất.

      2.3. Địa hình:

      – Địa hình có những đặc điểm khác nhau như cao, thấp, thoải, dốc cũng ảnh hưởng đến sự phân bố của sinh vật;

      + Độ cao: Lên cao nhiệt độ thay đổi, độ ẩm thay đổi, thực vật phân bố thành vành đai khác nhau. Thảm thực vật thay đổi từ thấp đến cao như: đồng ruộng, làng mạc; rùng hỗm giao; rừng lá kim; đồng cỏ núi cao; băng tuyết vĩnh viễn.

      + Hướng sườn: Hướng sườn có ánh sáng khác nhau, thực vật phân bố khác nhau.

      Ví dụ: Cây chè (trà) thích hợp phát triển ở khu vực sườn đồi, núi thoải và ưa khí hậu cận nhiệt nên trồng ở khu vực cao như vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là vô cùng thích hợp.

      Hoặc như loài cây Dún đá, đây cùng là loài cây đặc thù chỉ mọc ở khu vực núi cao mà ở Ninh Bình có. Loài này chỉ xuất hiện sau cơn mưa và ở khu vực khe đá cao nên việc lấy cũng rất khó khăn.

      2.4. Sinh vật:

      – Thức ăn là nhân tố sinh học quyết định sự sống nên cũng ảnh hưởng đển sự phân bố, phát triển của động vật.

      – Trong tự nhiên ngoài dinh dưỡng từ đất thì mọi sinh vật khác nhau lại có những nhu cầu về thức ăn khác nhau phù hợp với từng loài.

      – Nơi nào thực vật phong phú đồng nghĩa với việc chuỗi thức ăn phong phú thì động vật phong phú, tạo nên sự đa dạng sinh học cao và ngược lại.

      Ví dụ: Chuột là loài động vật gặm nhấm, phá hoạt mùa màng của nhiều nơi trồng lúa, nên khu vực ruộng, nương sẽ tập trung nhiều chuột. 

      2.5. Con người:

      – Con người là nhân tố ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến các loài sinh vật, khi con người có tư duy và tác động lên sinh vật làm thay đổi chúng để phục vụ như cầu bản thân. Tác động của con người đến sự phân bổ sinh vật làm cho chúng rộng hơn hoặc thu hẹp.

      – Ví dụ:

      + Tác động tích cực: Trồng rừng, mở rộng diện tích rừng; con người nhân giống nên những loài cây mới như loại dưa hấu không hạt để trồng và phát triển.

      + Tác động tiêu cực: Khai thác rừng bừa bãi, rừng thu hẹp.

      Như vậy, từ 5 yếu tố trên đã tạo nên những điều kiện khác nhau cho từng khu vực mà chỉ có những loài sinh vật đặc thù mới sinh sống, phát triển mạnh được.

      3. Những nguyên nhân có thể dẫn đến sự tuyệt chủng của một số loài sinh vật:

      Hiện nay, trên phạm vi toàn thế giới đang có rất nhiều loài sinh vật đang trong tình trạng có nguy cơ tuyệt chủng, cần được bảo tồn.

      Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này đó là:

      – Nạn săn bắt, khai thác quá mức, bừa bãi khiến cho nhiều loài sinh vật không có khả năng sinh trưởng và tái tạo thế hệ mới.

      – Nạn chặt phá rừng, đốt rừng làm nương rẫy khiến nhiều loại thực vật quý hiếm tuyệt chủng, động vật không có nơi cư trú.

      – Nguyên nhân khách quan do khí hậu thay đổi (do hiệu ứng nhà kính nóng lên hoặc lạnh) làm cho nhiều loài khó thích nghi dẫn đến tuyệt chủng.

      Duong Gia Facebook Duong Gia Tiktok Duong Gia Youtube Duong Gia Google

        Liên hệ với Luật sư để được hỗ trợ:

      •   Tư vấn pháp luật qua Email
         Tư vấn nhanh với Luật sư
      -
      CÙNG CHUYÊN MỤC
      • Viết đoạn văn đóng vai lão Hạc kể lại câu chuyện bán chó
      • Cảm nhận Hạnh phúc của một tang gia (Vũ Trọng Phụng)
      • Soạn bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân – Lớp 6 Chân trời sáng tạo
      • Đóng vai Giôn-xi kể lại câu chuyện Chiếc lá cuối cùng
      • Nam Á có mấy miền địa hình? Nêu rõ đặc điểm các miền?
      • Toán Vừa gà vừa chó bó lại cho tròn 36 con 100 chân chẵn
      • Thuyết minh về tác phẩm Bình Ngô đại cáo chọn lọc siêu hay
      • Cảm nhận về nhân vật bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt
      • Viết 4-5 câu kể về buổi đi chơi cùng người thân ý nghĩa
      • Kết bài Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ) hay nhất
      • Đoạn văn trình bày cảm nghĩ về truyện cổ tích em yêu thích
      • Mở bài về hình tượng cây xà nu của Nguyễn Trung Thành
      BÀI VIẾT MỚI NHẤT
      • Danh sách 93 xã và 11 phường của Hưng Yên sau sáp nhập
      • 66 xã và 33 phường của Bắc Ninh (mới) sau khi sáp nhập
      • Danh sách 148 xã, phường của Phú Thọ (mới) sau sáp nhập
      • Danh sách 92 xã, phường của Thái Nguyên sau sáp nhập
      • Danh sách 89 xã và 10 phường của Lào Cai sau sáp nhập
      • 117 xã và 07 phường của Tuyên Quang (mới) sau sáp nhập
      • Viết đoạn văn đóng vai lão Hạc kể lại câu chuyện bán chó
      • Cảm nhận Hạnh phúc của một tang gia (Vũ Trọng Phụng)
      • Đổi mới phương pháp giáo dục pháp luật học sinh, sinh viên?
      • Soạn bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân – Lớp 6 Chân trời sáng tạo
      • Đóng vai Giôn-xi kể lại câu chuyện Chiếc lá cuối cùng
      • Nam Á có mấy miền địa hình? Nêu rõ đặc điểm các miền?
      LIÊN KẾT NỘI BỘ
      • Tư vấn pháp luật
      • Tư vấn luật tại TPHCM
      • Tư vấn luật tại Hà Nội
      • Tư vấn luật tại Đà Nẵng
      • Tư vấn pháp luật qua Email
      • Tư vấn pháp luật qua Zalo
      • Tư vấn luật qua Facebook
      • Tư vấn luật ly hôn
      • Tư vấn luật giao thông
      • Tư vấn luật hành chính
      • Tư vấn pháp luật hình sự
      • Tư vấn luật nghĩa vụ quân sự
      • Tư vấn pháp luật thuế
      • Tư vấn pháp luật đấu thầu
      • Tư vấn luật hôn nhân gia đình
      • Tư vấn pháp luật lao động
      • Tư vấn pháp luật dân sự
      • Tư vấn pháp luật đất đai
      • Tư vấn luật doanh nghiệp
      • Tư vấn pháp luật thừa kế
      • Tư vấn pháp luật xây dựng
      • Tư vấn luật bảo hiểm y tế
      • Tư vấn pháp luật đầu tư
      • Tư vấn luật bảo hiểm xã hội
      • Tư vấn luật sở hữu trí tuệ
      LIÊN KẾT NỘI BỘ
      • Tư vấn pháp luật
      • Tư vấn luật tại TPHCM
      • Tư vấn luật tại Hà Nội
      • Tư vấn luật tại Đà Nẵng
      • Tư vấn pháp luật qua Email
      • Tư vấn pháp luật qua Zalo
      • Tư vấn luật qua Facebook
      • Tư vấn luật ly hôn
      • Tư vấn luật giao thông
      • Tư vấn luật hành chính
      • Tư vấn pháp luật hình sự
      • Tư vấn luật nghĩa vụ quân sự
      • Tư vấn pháp luật thuế
      • Tư vấn pháp luật đấu thầu
      • Tư vấn luật hôn nhân gia đình
      • Tư vấn pháp luật lao động
      • Tư vấn pháp luật dân sự
      • Tư vấn pháp luật đất đai
      • Tư vấn luật doanh nghiệp
      • Tư vấn pháp luật thừa kế
      • Tư vấn pháp luật xây dựng
      • Tư vấn luật bảo hiểm y tế
      • Tư vấn pháp luật đầu tư
      • Tư vấn luật bảo hiểm xã hội
      • Tư vấn luật sở hữu trí tuệ
      Dịch vụ luật sư uy tín toàn quốc


      Tìm kiếm

      Duong Gia Logo

      •   Tư vấn pháp luật qua Email
         Tư vấn nhanh với Luật sư

      VĂN PHÒNG MIỀN BẮC:

      Địa chỉ: 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Đình, thành phố Hà Nội, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

       Email: dichvu@luatduonggia.vn

      VĂN PHÒNG MIỀN TRUNG:

      Địa chỉ: 141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

       Email: danang@luatduonggia.vn

      VĂN PHÒNG MIỀN NAM:

      Địa chỉ: 227 Nguyễn Thái Bình, phường Tân Sơn Nhất, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

        Email: luatsu@luatduonggia.vn

      Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!

      Chính sách quyền riêng tư của Luật Dương Gia

      • Chatzalo Chat Zalo
      • Chat Facebook Chat Facebook
      • Chỉ đường picachu Chỉ đường
      • location Đặt câu hỏi
      • gọi ngay
        1900.6568
      • Chat Zalo
      Chỉ đường
      Trụ sở chính tại Hà NộiTrụ sở chính tại Hà Nội
      Văn phòng tại Đà NẵngVăn phòng tại Đà Nẵng
      Văn phòng tại TPHCMVăn phòng tại TPHCM
      Gọi luật sư Gọi luật sư Yêu cầu dịch vụ Yêu cầu dịch vụ
      • Gọi ngay
      • Chỉ đường

        • HÀ NỘI
        • ĐÀ NẴNG
        • TP.HCM
      • Đặt câu hỏi
      • Trang chủ