Skip to content
 1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Đình, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Về Luật Dương Gia
  • Lãnh đạo công ty
  • Đội ngũ Luật sư
  • Chi nhánh 3 miền
    • Trụ sở chính tại Hà Nội
    • Chi nhánh tại Đà Nẵng
    • Chi nhánh tại TPHCM
  • Pháp luật
  • Văn bản
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
  • Liên hệ Luật sư
    • Luật sư gọi lại tư vấn
    • Chat Zalo
    • Chat Facebook

Home

Đóng thanh tìm kiếm

  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ Giáo dục

Biểu hiện của giữ chữ tín? Biểu hiện của không giữ chữ tín?

  • 02/06/202502/06/2025
  • bởi Cao Thị Thanh Thảo
  • Cao Thị Thanh Thảo
    02/06/2025
    Theo dõi chúng tôi trên Google News

    Giữ chữ tín là một cuộc từng đề cập đến tính minh bạch, đạo đức trong mọi khía cạnh khác nhau của cuộc sống, đó là khả năng tuân thủ cam kết và thực hiện đúng những gì đã hứa một cách trung thực nhất. Vậy biểu hiện của giữ chữ tín và biểu hiện của không giữ chữ tín như thế nào?

      Mục lục bài viết

      • 1 1. Biểu hiện của giữ chữ tín? 
      • 2 2. Biểu hiện của không giữ chữ tín?
      • 3 3. Cách để rèn luyện trở thành người giữ chữ tín:

      1. Biểu hiện của giữ chữ tín? 

      Có thể kể đến một số biểu hiện tiêu biểu của một người biết giữ chữ tín như sau:

      • Người biết thực hiện lời hứa và biết tuân thủ cam kết: Đó là một người luôn luôn thực hiện những gì mà họ đã cam kết. Điều này bao gồm việc đúng hẹn, giữ đúng lời hứa và thực hiện đầy đủ các nội dung cam kết một cách đáng tin cậy nhất;

      • Trung thực: Đó là con người luôn thể hiện sự trung thực, thẳng thắn, không che giấu những thông tin quan trọng, không thường xuyên nói dối hoặc có biểu hiện sai sự thật;

      • Đúng hẹn: Đó là người luôn đến đúng giờ và thực hiện đầy đủ cam kết một cách đúng hẹn nhất, thể hiện sự tôn trọng và đáng tin cậy đối với người khác;

      • Sự minh bạch: Đó là người luôn thể hiện sự minh bạch trong tất cả các tương tác, đây là một biểu hiện quan trọng của giữ chữ tín;

      • Là người có tư cách phẩm chất đạo đức: Người này thường thể hiện đạo đức cá nhân một cách trọn vẹn, là người sống đúng nguyên tắc, đúng đắn trong quyết định và hành vi của mình;

      • Sẵn sàng sửa chữa sai lầm: Tức là khi con người mắc sai lầm trong cuộc sống và không tuân thủ cam kết của mình, họ sẽ thường xuyên đảm bảo và tìm cách sửa chữa sai lầm của mình, khắc phục tình huống một cách trung thực và thẳng thắn nhất;

      • Luôn suy nghĩ về việc mà mình đã làm hoặc sẽ làm: Người biết giữ chữ tín là người không gây ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của người khác, luôn đặt quyền lợi hợp pháp của người khác lên hàng đầu, họ luôn xem xét tác động của hành vi và lời nói của mình đối với người khác;

      • Giữ lời hứa mặc dù có gặp khó khăn hay trở ngại trong cuộc sống: Đó là người không dễ dàng từ bỏ lời hứa của mình mặc dù gặp áp lực hoặc khó khăn trong cuộc sống. Sự kiên nhẫn và sự quyết tâm sẽ giúp cho con người duy trì lời hứa của mình ngay kể cả khi họ gặp những tình huống khó khăn nhất;

      • Biết tạo niềm tin từ người khác: Họ có khả năng xây dựng niềm tin từ người khác và tạo ra những mối quan hệ đáng tin cậy trong cuộc sống cá nhân và kinh doanh trên thực tế;

      • Biết học hỏi và biết cách cải thiện: Đó là con người luôn sẵn sàng học hỏi kinh nghiệm từ người khác, khắc phục sai lầm để có thể trở nên tốt hơn.

      Có thể đưa ra một số ví dụ về hành vi giữ chữ tín như sau:

      • Thủy là học sinh giỏi nhất lớp nhưng gia đình Thủy khá nghèo vì vậy Thủy phải đi làm sau mỗi buổi học. Tuy nhiên, Thủy vẫn giữ đúng lời hứa với bạn của mình đó là kèm cặp Hoa sau mỗi buổi đi làm.

      • Trang là người học kém vì vậy bố mẹ Trang rất buồn lòng, suy nghĩ về tình trạng học tập của Trang. Sau kỳ nghỉ hè năm nay, Trang đã hứa với bố mẹ rằng sang năm sẽ cố gắng phấn đấu để có kết quả học tập tốt hơn. Đúng như lời hứa, cuối kỳ Trang đã đọc học sinh giỏi của lớp và được cô giáo khen là cá nhân có học lực ngày càng tiến bộ.

      • Sau mỗi lần tụ tập đi chơi với bạn bè, Linh thường về sớm nhất và đến đúng giờ nhất.

      2. Biểu hiện của không giữ chữ tín?

      Giữ chữ tín được xem là việc con người luôn luôn coi trọng lòng tin của mọi người đối với bản thân mình, biết coi trọng lời hứa và biết tin tưởng lẫn nhau trong cuộc sống và trong kinh doanh. Một người biết giữ chữ tín sẽ luôn nhận được sự tin cậy và tín nhiệm từ người khác đối với mình, một người biết giữ chữ tín còn có thể giúp đỡ mọi người trở nên đoàn kết và dễ dàng hợp tác với nhau hơn trong cuộc sống. Bên cạnh đó, muốn giữ được lòng tin và sự tin cậy của người khác đối với bản thân mình thì mỗi con người chúng ta cần phải làm tốt chức năng, nhiệm vụ của bản thân mình phải luôn luôn sống đúng chừng mực, luôn giữ lời hứa và đúng hẹn trong tất cả các mối quan hệ đối với mọi người xung quanh. Có thể kể đến một số biểu hiện của một người không biết giữ chữ tín như sau:

      • Nói dối, che giấu những điểm tiêu cực của bản thân đối với người khác.

      • Hứa tuy nhiên không thực hiện được lời hứa của mình đối với mọi người xung quanh.

      • Không hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao hoặc có làm thành tuy nhiên thực hiện một cách hời hợt, nhận việc nhưng không làm tốt nhiệm vụ được giao.

      • Không tuân thủ đầy đủ quy định.

      Có thể kể đến một số ví dụ về hành vi không giữ chữ tín như sau:

      • Nam hứa với cô giáo rằng bản thân sẽ không đi học muộn thế nhưng hôm sau Nam lại tiếp tục tái phạm đi học muộn, vì vậy nam đã không giữ chữ tín đối với cô giáo, Nam đã không thực hiện đúng lời hứa của mình đối với cô.

      • Hoàng hứa với mẹ sẽ ở nhà chơi với em để mẹ có thể tập trung đi làm thế nhưng khi thấy các bạn đến nhà rủ đi chơi thì Hoàng đã để em ở nhà một mình với đống trò chơi rồi vội vàng chạy ra chơi cùng với các bạn, vì vậy Hoàng đã không giữ lời hứa đối với mẹ của mình.

      • Phương hứa với mẹ rằng sẽ cố gắng dọn dẹp nhà cửa thật sạch sẽ, nấu ăn giúp mẹ, thế nhưng mà đọc truyện nên Phương đã quên mất lời hứa với mẹ, khi về đến nhà thì mẹ Phương phải làm tất cả những công việc đó.

      3. Cách để rèn luyện trở thành người giữ chữ tín:

      Giữ chữ tín được xem là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng trong quá trình xây dựng và bảo vệ các mối quan hệ trong cuộc sống và trong công việc hằng ngày. Một con người biết giữ chữ tín thông thường đều được mọi người quý trọng, tin tưởng, tôn trọng và đánh giá cao. Như chúng ta đã thấy, chúng ta thường có xu hướng chia sẻ câu chuyện cá nhân đối với những người mà bạn cảm thấy tin tưởng và kín đáo nhất, vì vậy việc giữ chữ tín là một trong những vấn đề vô cùng then chốt. Bên cạnh đó trong hoạt động kinh doanh, giữ chữ tín có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc xây dựng thương hiệu của các doanh nghiệp và công ty, nhằm mục đích tạo lòng tin tuyệt đối đối với khách hàng và đối tác. Đây cũng được xem là một trong những cơ sở cần thiết để có thể mở rộng cơ hội phát triển và kinh doanh. Vì vậy, mỗi chúng ta cần phải rèn luyện để có thể giữ chữ tín. Có thể kể đến một số gợi ý cách rèn luyện giữ chữ tín như sau:

      • Cần phải rèn luyện bản thân giữ lời hứa, lời nói cần phải đi kèm với hành động. Khi bạn đã hứa hay cam kết thực hiện một điều gì đó trên thực tế thì hãy cố gắng hết sức mình để có thể thực hiện được cam kết đó một cách trọn vẹn nhất. Điều này thể hiện sự tôn trọng đối với cam kết và lời hứa của bản thân mình, đồng thời cũng thể hiện chữ tín của bản thân đối với đối phương và các khách hàng;

      • Tuyệt đối không thực hiện các hành vi gian lận hoặc lừa dối người khác dưới bất kỳ hình thức nào. Việc lừa dối người khác vô tình sẽ khiến bản thân bạn đánh mất đi lòng tin của những người xung quanh rất nhanh. Việc xây dựng lòng tin đối với người khác là rất khó nhưng để đánh mất lòng tin đó thì rất dễ, vì vậy bạn cần phải biết trân trọng và giữ gìn. Một khi lòng tin của con người đã mất đi thì rất khó để có thể tìm lại được như ban đầu. Vì vậy một trong những yếu tố quan trọng giúp cho bạn trở thành một người biết giữ chữ tín đó là cần phải hành động một cách trung thực, không gian lận và không lừa dối người khác dưới bất kỳ hình thức nào;

      • Tuân thủ đạo đức cá nhân. Tức là bạn cần phải luôn biết cách hành xử đúng đắn, làm những điều chuẩn mực đối với đạo đức và lương tâm. Điều này giúp cho bạn tạo được lòng tin với người khác và giữ được sự tôn trọng từ mọi người xung quanh;

      • Biết giữ mồm miệng, không soi mói chuyện đời tư cá nhân của người khác. Trong cuộc sống thì không phải ai cũng muốn chia sẻ câu chuyện của mình với người khác, vì vậy khi nghe được một câu chuyện của ai đó thì bạn cần phải biết giữ gìn câu chuyện đó, nếu người kể chuyện không muốn để cho câu chuyện này lan truyền đến người khác thì bạn cần phải biết giữ mồm miệng.

      THAM KHẢO THÊM:

      • Những câu ca dao tục ngữ hay nói về việc giữ chữ tín hay nhất
      • Dẫn chứng nghị luận xã hội về niềm tin chọn lọc hay nhất
      • Chứng minh rằng nói dối có hại cho bản thân hay nhất

      Duong Gia Facebook Duong Gia Tiktok Duong Gia Youtube Duong Gia Google

        Liên hệ với Luật sư để được hỗ trợ:

      •   Tư vấn pháp luật qua Email
         Tư vấn nhanh với Luật sư
      -
      CÙNG CHUYÊN MỤC
      • Viết đoạn văn đóng vai lão Hạc kể lại câu chuyện bán chó
      • Cảm nhận Hạnh phúc của một tang gia (Vũ Trọng Phụng)
      • Soạn bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân – Lớp 6 Chân trời sáng tạo
      • Đóng vai Giôn-xi kể lại câu chuyện Chiếc lá cuối cùng
      • Nam Á có mấy miền địa hình? Nêu rõ đặc điểm các miền?
      • Toán Vừa gà vừa chó bó lại cho tròn 36 con 100 chân chẵn
      • Thuyết minh về tác phẩm Bình Ngô đại cáo chọn lọc siêu hay
      • Cảm nhận về nhân vật bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt
      • Viết 4-5 câu kể về buổi đi chơi cùng người thân ý nghĩa
      • Kết bài Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ) hay nhất
      • Đoạn văn trình bày cảm nghĩ về truyện cổ tích em yêu thích
      • Mở bài về hình tượng cây xà nu của Nguyễn Trung Thành
      BÀI VIẾT MỚI NHẤT
      • Quấy rối tình dục bằng lời nói, cử chỉ bị xử lý như thế nào?
      • Tụ tập sử dụng ma túy trong khách sạn bị xử lý thế nào?
      • Thủ tục kết nạp Đoàn viên Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
      • Mức trợ cấp một lần khi suy giảm khả năng lao động
      • Danh sách công ty đấu giá, tổ chức đấu giá tại Bình Thuận
      • Có được cách ly người làm chứng với bị cáo tại phiên tòa?
      • Tù chung thân có được giảm thành tù có thời hạn không?
      • Tiền thu được từ vụ án đánh bạc được bảo quản thế nào?
      • Con phạm tội hành hạ cha mẹ được hưởng thừa kế không?
      • Mẫu đơn xin trích lục giấy ra trại, đơn xin cấp lại giấy ra tù
      • Danh sách 135 xã, phường của Gia Lai (mới) sau sáp nhập
      • 48 xã, 16 phường, 01 đặc khu của Khánh Hoà sau sáp nhập
      LIÊN KẾT NỘI BỘ
      • Tư vấn pháp luật
      • Tư vấn luật tại TPHCM
      • Tư vấn luật tại Hà Nội
      • Tư vấn luật tại Đà Nẵng
      • Tư vấn pháp luật qua Email
      • Tư vấn pháp luật qua Zalo
      • Tư vấn luật qua Facebook
      • Tư vấn luật ly hôn
      • Tư vấn luật giao thông
      • Tư vấn luật hành chính
      • Tư vấn pháp luật hình sự
      • Tư vấn luật nghĩa vụ quân sự
      • Tư vấn pháp luật thuế
      • Tư vấn pháp luật đấu thầu
      • Tư vấn luật hôn nhân gia đình
      • Tư vấn pháp luật lao động
      • Tư vấn pháp luật dân sự
      • Tư vấn pháp luật đất đai
      • Tư vấn luật doanh nghiệp
      • Tư vấn pháp luật thừa kế
      • Tư vấn pháp luật xây dựng
      • Tư vấn luật bảo hiểm y tế
      • Tư vấn pháp luật đầu tư
      • Tư vấn luật bảo hiểm xã hội
      • Tư vấn luật sở hữu trí tuệ
      LIÊN KẾT NỘI BỘ
      • Tư vấn pháp luật
      • Tư vấn luật tại TPHCM
      • Tư vấn luật tại Hà Nội
      • Tư vấn luật tại Đà Nẵng
      • Tư vấn pháp luật qua Email
      • Tư vấn pháp luật qua Zalo
      • Tư vấn luật qua Facebook
      • Tư vấn luật ly hôn
      • Tư vấn luật giao thông
      • Tư vấn luật hành chính
      • Tư vấn pháp luật hình sự
      • Tư vấn luật nghĩa vụ quân sự
      • Tư vấn pháp luật thuế
      • Tư vấn pháp luật đấu thầu
      • Tư vấn luật hôn nhân gia đình
      • Tư vấn pháp luật lao động
      • Tư vấn pháp luật dân sự
      • Tư vấn pháp luật đất đai
      • Tư vấn luật doanh nghiệp
      • Tư vấn pháp luật thừa kế
      • Tư vấn pháp luật xây dựng
      • Tư vấn luật bảo hiểm y tế
      • Tư vấn pháp luật đầu tư
      • Tư vấn luật bảo hiểm xã hội
      • Tư vấn luật sở hữu trí tuệ
      Dịch vụ luật sư uy tín toàn quốc


      Tìm kiếm

      Duong Gia Logo

      •   Tư vấn pháp luật qua Email
         Tư vấn nhanh với Luật sư

      VĂN PHÒNG MIỀN BẮC:

      Địa chỉ: 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Đình, thành phố Hà Nội, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

       Email: dichvu@luatduonggia.vn

      VĂN PHÒNG MIỀN TRUNG:

      Địa chỉ: 141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

       Email: danang@luatduonggia.vn

      VĂN PHÒNG MIỀN NAM:

      Địa chỉ: 227 Nguyễn Thái Bình, phường Tân Sơn Nhất, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

        Email: luatsu@luatduonggia.vn

      Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!

      Chính sách quyền riêng tư của Luật Dương Gia

      • Chatzalo Chat Zalo
      • Chat Facebook Chat Facebook
      • Chỉ đường picachu Chỉ đường
      • location Đặt câu hỏi
      • gọi ngay
        1900.6568
      • Chat Zalo
      Chỉ đường
      Trụ sở chính tại Hà NộiTrụ sở chính tại Hà Nội
      Văn phòng tại Đà NẵngVăn phòng tại Đà Nẵng
      Văn phòng tại TPHCMVăn phòng tại TPHCM
      Gọi luật sư Gọi luật sư Yêu cầu dịch vụ Yêu cầu dịch vụ
      • Gọi ngay
      • Chỉ đường

        • HÀ NỘI
        • ĐÀ NẴNG
        • TP.HCM
      • Đặt câu hỏi
      • Trang chủ