Giáo dục Thể chất là một loại hình giáo dục mà nội dung chính là dạy vận động và phát triển có chọn lọc các tố chất vận động của con người. Tổng hợp quá trình đó hình thành khả năng thích ứng thể chất của con người. Giáo dục thể chất được phân làm hai mặt riêng biệt là dạy động tác và giáo dục các tố chất vận động. Dưới đây là thông tin giới thiệu về ngành giáo dục thể chất đầy đủ và chi tiết nhất.
Mục lục bài viết
1. Giới thiệu khái quát về ngành Giáo dục thể chất
1.1. Giáo dục thể chất và khái niệm ngành giáo dục thể chất:
Ngành giáo dục thể chất (Mã ngành: 7140206) là ngành học đặc biệt dành cho những bạn yêu thích thể dục thể thao và mong muốn trở thành huấn luyện viên thể dục hoặc tương lai làm các công việc liên quan tới thể dục thể thao. ..
Giáo dục thể chất (Physical education) là ngành học giáo dục giảng dạy về thể chất, sức khoẻ và ảnh hưởng từ vận động đối với sự phát triển về thể chất của con người. Qua quá trình vận động sẽ góp phần xây dựng thể chất của chúng ta theo hướng tích cực. Các bạn cứ hình dung thầy/cô dạy thể dục cho dễ hiểu nhé, họ là những người hướng dẫn các bạn cách giáo dục thể chất căn bản trước khi đi lên đại học.
Ngành Giáo dục thể chất được ra đời để phục vụ yêu cầu của phát triển giáo dục thể chất trong thời kì đất nước đang trong quá trình công nghiệp hoá và hiện đại học.
Chương trình đào tạo ngành Giáo dục thể chất sẽ cung cấp cho các bạn kiến thức và kĩ năng cần thiết trong công tác giảng dạy, huấn luyện, tổ chức các buổi sinh hoạt thể chất, thể dục thể thao tại các cấp trường, trung tâm thể thao sao cho phù hợp.
Là ngành đào tạo cử nhân Giáo dục thể chất để đáp ứng các yêu cầu mới của Giáo dục thể chất trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Sinh viên tốt nghiệp phải có tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức tốt và có đủ kiến thức, có năng lực giảng dạy, giáo dục học sinh theo các yêu cầu mới của Giáo dục thể chất, có khả năng thực hiện tốt chương trình giáo dục thể chất ở từng bậc học, đặc biệt có khả năng nghiên cứu khoa học giáo dục, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ để đáp ứng yêu cầu của giáo dục thể chất trong giai đoạn tới.
1.2. Giáo dục thể chất bao gồm? Tố chất để theo học Giáo dục thể chất:
Theo đánh giá của Bộ phận tư vấn tuyển sinh, chương trình đào tạo ngành Giáo dục thể chất được khá nhiều người học quan tâm, đặc biệt là các thí sinh mong muốn theo học ngành này.
Giải đáp về vấn đề trên, chuyên gia tuyển sinh cho biết, ngành Giáo dục thể chất trang bị cho sinh viên kiến thức đại cương và một số môn thể thao cơ bản. Ngoài việc người học có thể tự chọn các môn thể thao khác nhau như tennis, bóng bàn, cầu lông, fustal….
Chương trình học sẽ cung cấp đủ kiến thức cũng như kĩ năng cơ bản cần thiết
Thêm vào đó, người học sẽ được học các môn về kiến thức giải phẫu cơ thể người, tâm lý thể dục thể thao, kinh nghiệm trong việc giảng dạy thể chất, luyện tập thể dục thể thao. .. để có thể phòng tránh chấn thương hoặc những sai lầm trong khi dạy và học.
Mỗi ngành học có những đặc thù riêng biệt và người học phải có tố chất mới có thể theo học. Dưới đây là những tố chất theo học ngành Giáo dục thể chất:
– Yêu thích dạy học và trẻ nhỏ
– Kiên trì, có sự nhẫn nại và chịu đựng áp lực công việc cao
– Có trách nhiệm với công việc, có lương tâm và tấm lòng trong sáng
– Yêu thích dạy học, thương yêu, quan tâm, giúp đỡ và đối xử công bằng với đồng nghiệp
– Có tinh thần trách nhiệm trong công việc, có phong cách sống giản dị, luôn gần gũi, thân thiện, khiêm nhường học hỏi
– Có ý thức tích cực tự học, tự trau dồi nâng cao trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ, thường xuyên rèn luyện sức khoẻ
– Có khả năng giao tiếp tốt, yêu thích thể thao và hoạt động thể thao.
1.3. Mục đích của ngành giáo dục thể chất:
Giới thiệu với học sinh, sinh viên các khía cạnh quan trọng của việc tập luyện sẽ mang đến một lối sống khoẻ mạnh.
Phát triển năng lực chăm sóc tinh thần và thể chất toàn diện của từng người. Thúc đẩy tập luyện thể thao nhằm cải thiện sức khoẻ của học sinh, sinh viên từ đó phát triển toàn diện cả thể chất và trí tuệ. Bên cạnh đó giáo dục thể chất cũng hướng đến những phẩm chất tốt và năng lực cần thiết để thành công dân có sức khoẻ
2. Các khối ngành xét tuyển ngành Giáo dục thể chất:
– T00 (Toán, Sinh, Năng khiếu TDTT)
– T01 (Toán, GDCD, NK TDTT)
– T02 (Toán, Văn, Năng khiếu TDTT)
– T03 (Văn, Sinh, Năng khiếu TDTT)
– T04 (Toán, Sinh, NK TDTT)
– T05 (Văn, GDCD, Năng khiếu TDTT)
– T07 (Văn, Địa, Năng khiếu TDTT)
– T08 (Toán, GDCD, Năng khiếu TDTT)
– M02 (Toán, NK2, NK3)
– M03 (Văn, NK2, NK3)
– C14 (Văn, Toán, GDCD)
– C19 (Văn, Sử, GDCD)
– C20 (Văn, Địa, GDCD)
3. Chương trình đào tạo ngành Giáo dục thể chất:
STT | I. KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG |
| Học phần bắt buộc |
1 | Những Nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin 1 |
2 | Những Nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin 2 |
3 | Tư tưởng Hồ Chí Minh |
4 | Đường lối Cách mạng của ĐCS Việt Nam |
5 | Tin học |
6 | Tiếng Anh 1, 2, 3, 4 |
7 | Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm |
| Học phần tự chọn |
8 | Âm nhạc |
1 | Pháp luật đại cương và phòng chống tham nhũng |
9 | Quản lý HCNN và Quản lý ngành Giáo dục đào tạo |
2 | Giáo dục quốc phòng an ninh |
10 | Tập huấn công tác Đoàn đội |
| II. GIÁO DỤC CHUYÊN NGÀNH |
| 1. Kiến thức cơ sở ngành |
| Học phần bắt buộc |
11 | Giáo dục học thể dục thể thao |
12 | Giải phẫu |
13 | Tâm lý học TDTT 1, 2 |
14 | Y học TDTT |
15 | Lý luận PP TDTT 1, 2 |
16 | Lý luận PP TDTT 2 |
17 | Lý luận & Phương pháp giáo dục thể chất trong trường học |
18 | Toán thống kê trong TDTT |
19 | Phương pháp Nhiên cứu khoa học TDTT |
| Học phần tự chọn |
20 | Quản lý TDTT |
21 | Vệ sinh học TDTT |
| 2. Kiến thức ngành |
| Học phần bắt buộc |
22 | Điền kinh 1 và phương pháp giảng dạy |
23 | Điền kinh 2 và phương pháp giảng dạy |
24 | Thể dục 1 và phương pháp giảng dạy |
25 | Thể dục 2 và phương pháp giảng dạy |
26 | Bơi lội và phương pháp giảng dạy |
27 | Bóng đá và phương pháp giảng dạy |
28 | Bóng chuyền và phương pháp giảng dạy |
29 | Cầu lông và phương pháp giảng dạy |
30 | Đá cầu và phương pháp giảng dạy |
31 | Bóng bàn và phương pháp giảng dạy |
32 | Trò chơi vận động và phương pháp giảng dạy |
33 | Bóng rổ và phương pháp giảng dạy |
34 | Võ cổ truyền và phương pháp giảng dạy |
| Học phần tự chọn |
35 | Dance sport và phương pháp giảng dạy |
36 | Cờ vua và phương pháp giảng dạy |
37 | Bóng ném và phương pháp giảng dạy |
38 | Quần vợt và phương pháp giảng dạy |
39 | Thể thao chuyên ngành |
| Chọn 1 trong các chuyên ngành sau: |
| Chuyên ngành Bóng đá |
| Chuyên ngành Bóng bàn |
| Chuyên ngành Bóng chuyền |
| Chuyên ngành Bóng rổ |
| Chuyên ngành Bóng ném |
| Chuyên ngành Cầu lông |
| Chuyên ngành Đá cầu |
| Chuyên ngành Quần vợt |
| Chuyên ngành Bơi lội |
| Chuyên ngành Điền kinh |
| Chuyên ngành Thể dục |
| Chuyên ngành Võ |
| Chuyên ngành Cờ vua |
4. Các trường đào tạo ngành giáo dục thể chất:
4.1. Khu vực miền Bắc
Tại khu vực miền bắc ta có thể kể đến như:
– Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội
– Đại học Sư phạm Hà Nội
– Đại học Sư phạm Hà Nội 2
– Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh
– Đại học Tây Bắc
– Đại học Hải Phòng
4.2. Khu vực miền Nam
Tại khu vực miền nam ta có thể kể đến như:
– Đại học Sư phạm TP.HCM
– Đại học Cần Thơ
– Đại học Đồng Tháp
– Đại học Quy Nhơn
– Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao TP.HCM
– Đại học Quốc tế Hồng Bàng
– Đại học Thể dục Thể thao TP.HCM
4.3. Khu vực miền Trung:
Tại khu vực miền trung ta có thể kể đến như:
– Khoa Giáo dục Thể chất – Đại học Huế
– Đại học Vinh
– Đại học Thể dục Thể thao Đà Nẵng
5. Cơ hội nghề nghiệp ngành Giáo dục thể chất:
Sinh viên ngành Giáo dục thể chất sau khi ra trường sẽ có đầy đủ năng lực về chuyên môn và nghiệp vụ để đảm nhận công việc giảng dạy hoặc huấn luyện tại các trường đại học, trường cấp 1, 2, cấp 3, học viện, đại học, trung tâm thể dục thể thao của Việt Nam.
Ngoài ra các bạn còn đảm nhiệm công tác lãnh đạo, quản lý tại một số cơ quan, đơn vị hoạt động TDTT quần chúng, trung tâm tổ chức thi đấu thể thao, sản xuất, kinh doanh dụng cụ thể thao và cơ quan báo chí về thể thao. ..
Cử nhân Giáo dục thể chất sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại các trường, trung tâm thể dục và văn hoá, các công ty kinh doanh và sản xuất trang thiết bị thể dục, các câu lạc bộ thể thao hoặc các dự án về giáo dục thể chất.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham gia một số hoạt động, chương trình liên quan giáo dục thể chất như các sự kiện thể thao và văn hoá. ..
Mức lương ngành Giáo dục thể chất có sự phân hoá rõ rệt với các vị trí công việc, cụ thể như sau:
Những công việc về giáo dục thể chất yêu cầu chuyên môn cao và kỹ năng tốt: Mức lương trong khoảng 25 – 40 triệu đồng/tháng.
Các vị trí công việc như huấn luyện viên thể chất mới ra trường hoặc chưa có kinh nghiệm; Mức lương khiêm tốn hơn, trong khoảng 6 – 8 triệu đồng/tháng.