Trong khi xã hội ngày càng trở nên phát triển và hiện đại hơn, thì vấn đề đầu tư cho giáo dục ngày càng được các chủ thể và Nhà nước quan tâm đến nhiều hơn. Giáo dục mầm non đã được các nhà làm luật đưa vào trong hệ thống pháp luật của Việt Nam hiện hành. Cùng tìm hiểu về giáo dục mầm non dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Giáo dục mầm non là gì?
Trước khi đi sâu vào tìm hiểu về các vấn đề liên quan đến giáo dục mầm non hay việc nội dung của giáo dục mầm non và phương pháp của giáo dục mầm non. Thì trong nội dung mục 1 này tác giả sẽ gửi đến quý bạn đọc các nội dung liên quan đến giáo dục mầm non là gì? Giáo dục học là gì?
Do đó, giáo dục học được định nghĩa dưới góc độ pháp lý là một khoa học dùng để giáo dục về việc giáo dục con người – có nhiệm vụ chỉ ra bản chất và nêu ra các quy luật của quá trình giáo dục con người; xác định mục tiêu giáo dục; quy định nội dung, phương pháp và các hình thức tổ chức giáo dục cho trẻ em ở các đối tượng khác nhau nhằm đạt được hiệu quả hoạt động tối ưu trong những điều kiện, xã hội nhất định.
Bên cạnh khái niệm chung được nhắc đến ở trên về giáo dục thì pháp luật hiện hành cũng có đưa ra định nghĩa về giáo dục học mầm non là một chuyên ngành của giáo dục học, có nhiệm vụ xây dựng lí luận và tổ chức khoa học quá trình giáo dục trẻ em ở độ tuổi từ 0 – 6 tuổi (trước tuổi đến trường phổ thông).
Dựa trên cơ sở khoa học mang tính quy luật chung của giáo dục học và tính đến những đặc điểm riêng của sự phát triển tâm sinh lí của trẻ để hình thành và phát triển nhân cách của trẻ em ở lứa tuổi này, giáo dục học mầm non có nhiệm vụ nghiên cứu, xác định mục tiêu, quy định nội dung, chỉ dẫn phương pháp và các hình thức tổ chức giáo dục trẻ em ở lứa tuổi này một cách khoa học để đạt được hiệu quả giáo dục tối ưu cho trẻ em trong độ tuổi trước tuổi đến trường phổ thông.
Theo như quy định của pháp luật hiện hành thì đối tượng của giáo dục hiện nay đó là con người. Và con người cũng được biết đến là đối tường của rất nhiều ngành và lĩnh vực khác nhau. Trong đó, giáo dục học mầm non được biết đến là nơi định hướng nhận thức của con người ngay từ khi còn nhỏ. Đồng thời cũng được xem là nơi để nghiên cứu bản chất của quá trình giáo dục, quá trình hình thành con người có mục đích, có kế hoạch, một hoạt động tự giác tác động đến việc hình thành nhân cách trẻ em của nhà giáo dục hoặc tổ chức giáo dục.
2. Nội dung giáo dục mầm non:
Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành thì nội dung giáo dục mầm non được biết đến và quy định phải phù hợp đối với sự phát triển của trẻ em tiếp thu các nội dung liên quan đến giáo dục ở độ tuổi ở bậc mầm non. Do đó, trong pháp
“1. Nội dung giáo dục mầm non phải bảo đảm phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ em; hài hòa giữa bảo vệ, chăm sóc, nuôi dưỡng với giáo dục trẻ em; phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, kỹ năng xã hội, trí tuệ, thẩm mỹ; tôn trọng sự khác biệt; phù hợp với các độ tuổi và liên thông với giáo dục tiểu học”.
Từ quy định vừa được nêu ra thì có thể thấy rằng nội dung giáo dục rất quan trong trong việc giáo dục trẻ nhở. Bở vì tâm sinh lý của trẻ nhỏ chưa có đủ nhận thức để nhận biết hết được các nội dung phức tạp về vấn đề giáo dục. Đối với trẻ em thì nội dung giáo dục thường được quy định thiên về các hình ảnh và âm thanh và đặc biệt là các hoạt động mà trẻ có thể học được từ các giáo viên dạy mầm non. Bởi vì, đối với bậc học giáo dục mà là trẻ em thì nội dung giáo dục được nhận định đối với từng độ tuổi khác nhau chứ không giống như các cấp bậc giáo dục khác. Bởi vì ở cấp bậc này đối tượng học sinh thường là các em nhỏ chưa có đủ khả năng để nhận thức về hành vi, hoạt động và lời nói của các cô giao nên việc quản lý nội dung giáo dục là điều vô cùng quan trọng đối với đối tượng này.
Giáo dục học mầm non được biết đến là một khoa học có đối tượng, nhiệm vụ và hệ thống phương pháp nghiên cứu của mình. Khi nghiên cứu giáo dục học mầm non với tư cách là một chuyên ngành của giáo dục học, tác giả cần sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục nói chung đồng thời là nhưng xuất phát từ đặc điểm của đối tượng thì quy định về phương pháp giáo dục mầm non được quy định khoản 2 Điều 24 Luật Giáo dục thì được quy định với một số phương pháp sau:
“a) Giáo dục nhà trẻ phải tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ em được tích cực hoạt động, vui chơi, tạo sự gắn bó giữa người lớn với trẻ em; kích thích sự phát triển các giác quan, cảm xúc và các chức năng tâm sinh lý;
b) Giáo dục mẫu giáo phải tạo điều kiện cho trẻ em được vui chơi, trải nghiệm, tìm tòi, khám phá môi trường xung quanh bằng nhiều hình thức, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ em”.
3. Phương pháp giáo dục mầm non:
Từ quy định vừa được nêu ra ở trên thì có thể thấy rằng việc đưa ra các phương pháp học hợp lý để thực hiện hoạt động giáo dục đối với trẻ em là một điều rất quan trọng. Từ các quy định về phương pháp vừa mới nêu thì có thể hiểu một cách chi tiết về nội dung này để biết và đưa ra phương pháp giáo dục tối ưu nhất đối với đối tượng là trẻ em ở các trường mầm non. Trong đó:
Một là, phương pháp thực hành, trải nghiệm được biết đến là một trong các phương thức khá bổ ích và giúp khích thích được sự phát triển về não bộ của trẻ rất nhiều trong các tư duy nhận thức sơ khai ban đầu của trẻ e không bị lệch lạc. Trong đó, thì phương thức này bao gồm: phương pháp thực hành thao tác với đồ vật, đồ chơi, phương pháp dùng trò chơi, hương pháp nêu tình huống có vấn đề, phương pháp luyện tập. Mỗi phương pháp được hiểu với nội dung đó là:
– Phương pháp thực hành thao tác với đồ vật, đồ chơi: Trẻ sử dụng và phối hợp các giác quan, làm theo sự chỉ dẫn của giáo viên, hành động đối với các đồ vật, đồ chơi (cầm, nắm, sờ, đóng mở, xếp chồng, xếp cạnh nhau, xâu vào nhau,…) để phát triển giác quan và rèn luyện thao tác tư duy.
– Phương pháp dùng trò chơi: sử dụng các loại trò chơi với các yếu tố chơi phù hợp để kích thích trẻ tự nguyện, hứng thú hoạt động tích cực giải quyết nhiệm vụ nhận thức, nhiệm vụ giáo dục đặt ra.
– Phương pháp nêu tình huống có vấn đề: Đưa ra các tình huống cụ thể nhằm kích thích trẻ tìm tòi, suy nghĩ dựa trên vốn kinh nghiệm để giải quyết vấn đề đặt ra.
– Phương pháp luyện tập: Trẻ thực hành lặp đi lặp lại các động tác, lời nói, cử chỉ, điệu bộ theo yêu cầu của giáo viên nhằm củng cố kiến thức và kỹ năng đã được thu nhận.
Hai là, phương pháp trực quan – minh họa hay nói theo một cách đơn giản và dễ hiểu hơn đó là những quan sát, làm mẫu, minh hoạ mà các giao viên mầm non thực hiện cho trẻ quan sát, tiếp xúc, giao tiếp với các đối tượng, phương tiện (vật thật, đồ chơi, tranh ảnh); hành động mẫu; hình ảnh tự nhiên, mô hình, sơ đồ và phương tiện nghe nhìn (phim vô tuyến, đài, máy ghi âm, điện thoại, vi tính) thông qua sử dụng các giác quan kết hợp với lời nói nhằm tăng cường vốn hiểu biết, phát triển tư duy và ngôn ngữ của trẻ.
Ba là, phương pháp dùng lời nói. Được biết đến là phương pháp mà pháp luật quy định là việc giáo viên sử dụng các phương tiện ngôn ngữ (đàm thoại, trò chuyện, kể chuyện, giải thích) nhằm truyền đạt và giúp trẻ thu nhận thông tin, kích thích trẻ suy nghĩ, chia sẻ ý tưởng, bộc lộ những cảm xúc, gợi nhớ những hình ảnh và sự kiện bằng lời nói. Lời nói, câu hỏi của giáo viên cần ngắn gọn, cụ thể, gần với kinh nghiệm sống của trẻ.
Bốn là, phương pháp giáo dục bằng tình cảm và khích lệ được biết đến là phương pháp dùng cử chỉ điệu bộ kết hợp với lời nói thích hợp để khuyến khích và ủng hộ trẻ hoạt động nhằm khơi gợi niềm vui, tạo niềm tin, cổ vũ sự cố gắng của trẻ trong quá trình hoạt động.
Cuối cùng là, phương pháp nêu gương – đánh giá. Trong đó thì nêu gương: Sử dụng các hình thức khen, chê phù hợp, đúng lúc, đúng chỗ. Biểu dương trẻ là chính, nhưng không lạm dụng. Còn đánh giá được biết đến là sự thể hiện thái độ đồng tình hoặc chưa đồng tình của người lớn, của bạn bè trước việc làm, hành vi, cử chỉ của trẻ. Từ đó đưa ra nhận xét, tự nhận xét trong từng tình huống hoặc hoàn cảnh cụ thể. Không sử dụng các
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết: Luật Giáo dục năm 2019