Buôn bán, trao đổi phát triển kinh tế thì không thể thiếu được sự đóng góp của các hình thức giao dịch trong nền thị trường. Và tiền mặt được xem là một phương tiện thanh toán nhanh chóng và đạt nhiều hiệu quả nhất. Vậy, giao dịch tiền mặt là gì? Quy định về thanh toán tiền mặt mới nhất?
1. Giao dịch tiền mặt là gì?
Trước khi đi đến khái niệm về giao dịch tiền mặt là gì thì tác giả sẽ giới thiệu cho các bạn đọc hiểu về khái niệm tiền mặt là gì?
Tiền mặt theo giải thích tại Điều 3 của Nghị định 222/2013/NĐ-CP quy định tiền mặt là tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành.
Và giao dịch bằng tiền mặt được xem là hình thức được các cá nhân, tổ chức sử dụng đồng tiền để thực hiện các trao đổi, mua bán, chi trả hoặc thực hiện các nghĩa vụ trả tiền khác trong các giao dịch trên thị trường.
Giao dịch tiền mặt được dịch sang tiếng anh như sau: Cash transaction
Khái niệm về giao dịch tiền mặt được dịch sang tiếng anh:
Cash transaction is considered a form in which individuals and organizations use money to exchange, buy and sell, pay or perform other payment obligations in market transactions.
2. Quy định về thanh toán tiền mặt mới nhất:
Tiền mặt được sử dụng để thanh toán trong một số giao dịch cho phép như sau:
Thứ nhất, các tổ chức sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước và tổ chức sử dụng vốn nhà nước
– Các tổ chức sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước không thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch, trừ một số trường hợp được phép thanh toán bằng tiền mặt theo quy định của Bộ Tài chính.
– Các tổ chức sử dụng vốn nhà nước không thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch như hỗ trợ vay vốn, đầu tư, , trừ một số trường hợp được phép thanh toán bằng tiền mặt theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Cụ thể là các khoản chi phí thanh toán cá nhân, bao gồm: tiền lương, tiền công, tiền công tác phí; phụ cấp lương; học bổng học sinh, sinh viên; tiền thưởng; phúc lợi tập thể; chi cho cán bộ xã, thôn, bản đương chức; chi thực hiện chế độ chính sách người có công với cách mạng; chi công tác xã hội; chi lương hưu và trợ cấp xã hội; chi tiền ăn trưa cho trẻ em mầm non, học sinh; các khoản thanh toán khác cho cá nhân.
Trường hợp chi thanh toán cá nhân cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước thuộc diện bắt buộc phải thanh toán bằng chuyển khoản theo quy định tại Chỉ thị số 20/2007/CT-TTg ngày 24/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước, thì các đơn vị giao dịch và Kho bạc nhà nước thực hiện chi trả qua tài khoản đối với các đối tượng là:
+Cán bộ, công chức, viên chức thuộc các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị – xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp hưởng lương từ Ngân sách nhà nước; cán bộ hợp đồng hưởng lương từ Ngân sách nhà nước (trừ lao động hợp đồng vụ, việc, khoán gọn).
+ Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng thuộc Bộ Quốc phòng và Bộ Công an có đăng ký hợp đồng chi trả lương qua tài khoản với ngân hàng thương mại (các lực lượng thuộc danh mục Mật, Tuyệt mật, Tối mật theo quy định của danh mục bí mật quốc gia thực hiện trả lương theo hình thức phù hợp).
+ Các đối tượng khác hưởng lương từ Ngân sách nhà nước.
Thứ hai, giao dịch chứng khoán
Giao dịch chứng khoán là hoạt động mua, bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán. Việc mua hay bán chứng khoán có thể thực hiện trên thị trường tổ chức cụ thể là Sở giao dịch chứng khoán hoặc Trung tâm giao dịch chứng khoán, ngoài ra còn trên thị trường phi tổ chức. Và hoạt động giao dịch chứng khoán tại nước ta quy định không được sử dụng tiền mặt để thực hiện trong các giao dịch, cụ thể:
– Tổ chức, cá nhân không thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch chứng khoán trên Sở giao dịch chứng khoán.
– Tổ chức, cá nhân không thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch chứng khoán đã đăng ký, lưu ký tại Trung tâm Lưu ký chứng khoán không qua hệ thống giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán.
Thứ ba, giao dịch tài chính của doanh nghiệp
- Các doanh nghiệp không thanh toán bằng tiền mặt bao gồm các tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng nhà nước phát hành trong các giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp.
Các hình thức thanh toán được sử dụng để thực hiện các giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp như sau:
+ Thanh toán bằng Séc. Séc hay còn gọi là chi phiếu là một văn kiện mệnh lệnh vô điều kiện của chủ tài khoản (được lập trên mẫu in sẵn theo thể thức luật định), ra lệnh cho ngân hàng – tổ chức quản lý tài khoản – trích từ tài khoản tiền gửi của mình để trả cho người có tên trong séc, hoặc trả theo lệnh của người ấy hoặc trả cho người cầm séc một số tiền nhất định, bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản.
+ Thanh toán bằng ủy nhiệm chi – chuyển tiền là lệnh thanh toán của người trả tiền lập theo mẫu do tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán quy định, gửi cho tổ chức cung ứng dịch vụ thanh nơi mình mở tài khoản thanh toán, yêu cầu tổ chức đó trích một số tiền nhât định trên tài khoản thanh toán của mình để trả hoặc chuyển tiền cho người thụ hưởng.
+ Các hình thức thanh toán không sử dụng tiền mặt phù hợp khác theo quy định hiện hành như thanh toán qua thẻ ngân hàng hoặc internet banking. Đây cũng là hai hình thức được sử dụng khá nhiều trong cuộc sống vì sự tiện lợi, nhanh chóng và thủ tục đơn giản.
- Các doanh nghiệp không phải tổ chức tín dụng không sử dụng tiền mặt khi vay và cho vay lẫn nhau chỉ được thanh toán qua các hình thức bằng Séc, bằng ủy nhiệm chi – chuyển tiền và các hình thức thanh toán không sử dụng tiền mặt phù hợp khác.
Đồng thời, các doanh nghiệp không phải tổ chức tín dụng khi thực hiện giao dịch vay, cho vay và trả nợ vay lẫn nhau bằng tài sản (không phải bằng tiền), đối trừ công nợ, chuyển giao nghĩa vụ nợ thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
Thứ tư, giải ngân vốn cho vay
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện giải ngân vốn cho vay đối với khách hàng bằng tiền mặt theo quy định của Ngân hàng Nhà nước đối với các trường hợp sau đây:
– Khách hàng thanh toán, chi trả cho bên thụ hưởng (không bao gồm pháp nhân) không có tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán;
– Khách hàng là bên thụ hưởng (không bao gồm pháp nhân) không có tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, đã ứng vốn tự có để thanh toán, chi trả các chi phí thuộc chính phương án, dự án kinh doanh hoặc phương án, dự án phục vụ đời sống được tổ chức tín dụng cho vay quyết định cho vay theo quy định của pháp luật.
Lưu ý: Khách hàng phải gửi tổ chức tín dụng cho vay văn bản cam kết của bên thụ hưởng về việc bên thụ hưởng không có tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
Thứ năm, thỏa thuận và đăng ký về nhu cầu rút tiền mặt
-Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thỏa thuận với khách hàng về kế hoạch rút tiền mặt và việc khách hàng
– Các đơn vị giao dịch với Kho bạc Nhà nước có nhu cầu rút tiền mặt tại Kho bạc Nhà nước thực hiện việc đăng ký theo quy định của Bộ Tài chính để Kho bạc nhà nước có kế hoạch chuẩn bị và cung ứng tiền mặt đầy đủ, kịp thời cho đơn vị sử dụng Ngân sách nhà nước. Cụ thể mức rút tiền mặt phải đăng ký với Kho bạc nhà nước như sau:
– Từ 200 triệu đồng trở lên đối với các đơn vị sử dụng Ngân sách nhà nước thực hiện giao dịch với Kho bạc nhà nước cấp tỉnh.
-Từ 100 triệu đồng trở lên đối với các đơn vị sử dụng Ngân sách nhà nước hực hiện giao dịch với Kho bạc nhà nước cấp huyện.
Việc đăng ký rút tiền mặt được thực hiện thông qua hình thức sau:
- Đăng ký qua điện thoại với cán bộ có thẩm quyền của Kho bạc nhà nước nơi giao dịch (Trưởng phòng Kế toán hoặc người được ủy quyền đối với Kho bạc nhà nước cấp tỉnh; Kế toán trưởng hoặc người được ủy quyền đối với Kho bạc nhà nước cấp huyện).- Đăng ký qua Trang thông tin dịch vụ công điện tử của Kho bạc nhà nước (trường hợp Kho bạc nhà nước đã triển khai tiện ích đăng ký rút tiền mặt qua dịch vụ công).- Đăng ký bằng văn bản với Kho bạc nhà nước theo mẫu được quy định tại Mẫu số 01 ban hành kèm theo thông tư 136/2018/TT-BTC.
Thứ sáu, phí dịch vụ tiền mặt
– Ngân hàng Nhà nước ấn định mức phí dịch vụ tiền mặt đối với khách hàng của mình. Đối với các đơn vị giao dịch không phải trả phí liên quan đến các giao dịch thanh toán bằng tiền mặt để thực hiện thu, chi Ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước; Nộp hoặc rút tiền mặt từ tài khoản tiền gửi của các đơn vị giao dịch tại Kho bạc nhà nước.
– Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ấn định mức phí dịch vụ tiền mặt đối với khách hàng của mình và niêm yết công khai theo quy định của pháp luật.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Nghị định 222/2013/NĐ-CP về thanh toán bằng tiền mặt;
–
– Thông tư 13/2017/TT-BTC quản lý thu chi bằng tiền mặt qua hệ thống kho bạc nhà nước