Giao dịch giả tạo nhằm trốn nghĩa vụ nộp thuế. Mua bán nhà nhưng làm hợp đồng tặng cho nhằm mục đích trốn thuế.
Tóm tắt câu hỏi:
Đề bài là xây dựng tình huống về giao dịch dân sự bị vô hiệu do giả tạo. Em xây dựng tình huống như thế này ạ: Anh H có bán cho C một căn nhà nhưng do để trốn thuế H và C không làm hợp đồng bán nhà mà làm hợp đồng cho nhà. Khi xảy ra tranh chấp về nghĩa vụ trả tiền thì C không đồng ý nên hai bên đã đưa nhau ra tòa. Luật sư cho em hỏi:
1. Khi em xây dựng tình huống như vậy thì hợp đồng cho nhà giữa C và H mình có cần thêm yếu tố là đã qua công chứng không ạ?
2. Trong trường hợp cho dù có qua hay không qua công chứng thì hợp đồng vẫn vô hiệu do giả tạo phải không ạ?
3. Khi H và C làm hợp đồng cho tài sản để trốn thuế thì tình huống có rơi vào trường hợp vô hiệu do trốn tránh nghĩa vụ với người thứ 3 không hay là vô hiệu do giả tạo nhằm che giấu 1 giao dịch đích thực hay là cả 2 ạ?
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý;
– Bộ luật Dân sự
2. Luật sư tư vấn:
Giao dịch dân sự được hiểu là hành vi pháp lý đơn phương hoặc hợp đồng nhằm làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên.
Điều 129 Bộ luật Dân sự quy định về giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo như sau:
“Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch khác thì giao dịch giả tạo vô hiệu, còn giao dịch bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này.Trong trường hợp xác lập giao dịch giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch đó vô hiệu”.
Đối với giao dịch dân sự này có đặc điểm là các giao dịch bên trong đó hoàn toàn tự nguyện xác lập giao dịch nhưng lại cố ý bày tỏ ý chí không đúng với ý chí đích thực của họ nhưng không có sự thống nhất giữa ý chí và bày tỏ ý chí. Đó là việc các bên xác lập một giao dịch để nhằm che dấu một giao dịch khác hoặc thực hiện giao dịch nhằm trốn tránh nghĩa vụ với bên thứ ba thì giao dịch đó vô hiệu. Khi đó với giao dịch nhằm che giấu một giao dịch khác thì giao dịch bị giả tạo sẽ vô hiệu còn giao dịch bị che giấu vẫn có hiệu lực nếu như giao dịch bị che giấu đó vẫn tuân thủ đúng các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự. Trường hợp giao dịch giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch giả tạo đương nhiên bị vô hiệu.
Tình huống bạn xây dựng là: Anh H có bán cho C một căn nhà nhưng do để trốn thuế H và C không làm hợp đồng bán nhà mà làm hợp đồng cho nhà. Khi xảy ra tranh chấp về nghĩa vụ trả tiền thì C không đồng ý nên hai bên đã đưa nhau ra tòa.
Đối với tình huống bạn xây dựng có 2 giao dịch:
+
+ Hợp đồng H tặng cho C căn nhà để trốn thuế( hợp đồng xác lập để che dấu
>>> Luật sư
Do vậy, theo tình huống bạn nêu thì hợp đồng tặng cho sẽ bị vô hiệu (do được xác lập để che dấu hợp đồng mau bán và để trốn thuế). Ngoài ra, đối tượng của hai hợp đồng này là nhà ở, theo quy định của pháp luật đây là loại bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu, ngoài ra khi thực hiện các giao dịch có liên quan thì phải được thực hiện bằng văn bản và có công chứng. Do vậy, bạn có thể thêm hoặc không cần thêm yếu tố là hợp đồng đã được công chứng. Nhưng nếu mục đích của bạn xây dựng tình huống là hợp đồng tặng cho được xác lập để che dấu hợp đồng thì bạn nên thêm yếu tố hợp đồng tặng cho nhà đã tiến hành hoàn tất thủ tục công chứng để tránh trường hợp hợp đồng tặng cho nhà vô hiệu vì không tuân thủ hình thức hợp đồng.
Đối với thắc mắc khi H và C làm hợp đồng cho tài sản để trốn thuế thì tình huống rơi vào trường hợp vô hiệu do trốn tránh nghĩa vụ với người thứ 3 không hay là vô hiệu do giả tạo nhằm che giấu 1 giao dịch đích thực hay là cả 2, bạn cần lưu ý rằng đối với tình huống bạn xây dựng, cụ thể là đối với hợp đồng tặng cho nhà, có những lý do để hợp đồng này vô hiệu, bao gồm:
+ Không tuân thủ hình thức hợp đồng: Do đối tượng của hợp đồng là căn nhà, do đó giao dịch liên quan đến căn nhà phải được thực hiện bằng văn bản và có công chứng, do vậy lý do hợp đồng này vô hiệu là đã không tuân thủ hình thức theo quy định của pháp luật.
+ Được xác lập để nhằm che dấu một hợp đồng khác hoặc để trốn tránh nghĩa vụ đối với Nhà nước( trốn thuế).
Việc bạn xây dựng tình huống về giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo đã tương đối chính xác. Để cặn kẽ hơn bạn có thể thêm về hình thức hợp đồng mua bán, hợp đồng tặng cho nhà giữa H và C, hợp đồng tặng cho đã tiến hành thủ tục công chứng.