Trường hợp pháp luật có quy định hình thức là điều kiện có hiệu lực của giao dịch thì giao dịch đó phải đáp ứng được điều kiện về mặt hình thức.
Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Trường hợp pháp luật có quy định hình thức là điều kiện có hiệu lực của giao dịch thì giao dịch đó phải đáp ứng được điều kiện về mặt hình thức, tuy nhiên trên thực tế còn tồn tại rất nhiều giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm về mặt hình thức.
Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin cung cấp kiến thức về giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức cụ thể như sau:
Theo quy định tại Điều 122 “Bộ luật dân sự năm 2015” quy định điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
“1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;
b) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội;
c) Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.
2. Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định.”
Giao dịch dân sự vô hiệu hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức tức là vi phạm vào khoản 2 Điều 122 của Bộ luật này. Theo đó, trong trường hợp pháp luật quy định hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch mà các bên không tuân theo thì theo yêu cầu của một hoặc các bên, Toà án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác quyết định buộc các bên thực hiện quy định về hình thức của giao dịch trong một thời hạn; quá thời hạn đó mà không thực hiện thì giao dịch vô hiệu ( Điều 134).
>>> Luật sư
Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ về mặt hình thức dẫn đến hậu quả pháp lý sau đây:
Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập.
Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên