Loài người luôn kêu gọi hòa bình và nỗ lực đấu tranh để có được hòa bình. G.G. Mác-két cùng Đấu tranh cho một thế giới hòa bình đã phần nào thể hiện điều đó. Dưới đây là Giáo án bài Đấu tranh cho một thế giới hòa bình tiết 1, 2 môn Ngữ văn lớp 9 tập 1. Mời các Thầy cô cùng các bạn tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Giáo án bài Đấu tranh cho một thế giới hòa bình tiết 1:
1.1. Mục tiêu bài học:
Thông qua bài học giúp học sinh hiểu được:
* Kiến thức: Một số hiểu biết về tình hình thế giới những năm 1980 liên quan đến văn bản. Hệ thống các luận điểm luận cứ và cách lập luận trong văn bản.
* Kĩ năng: Đọc hiểu văn bản nhật dụng bàn về một vấn đề liên quan đến nhiệm vụ đấu tranh vì một thế giới hòa bình của nhân loại.
* Thái độ: Giáo dục lòng yêu hòa bình, có những hành động việc làm bảo vệ hòa bình trong lớp trong trường biết đấu tranh vì một thế giới hòa bình.
1.2. Chuẩn bị bài giảng:
* Chuẩn bị giáo viên:
+ Giáo án: tranh, ảnh, tư liệu, một số mẩu chuyện chiến tranh hạt nhân và bảo vệ hòa bình, bảng phụ.
+ Phiếu học tập, trả lời câu hỏi
+ Bảng phân công học sinh làm việc tại lớp
+ Bảng phân công nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà
+ Phương pháp, kỹ thuật, dạy học tập chung
+ Thảo luận lớp: chia sẻ nhận thức của bản thân với các bạn về hiện trạng, cơ hội, nhiệm vụ đặt ra đối với mọi người trong việc bảo vệ hòa bình cho nhân loại
+ Minh họa bằng tranh ảnh về hiểm họa và nguy cơ của chiến tranh hạt nhân.
* Chuẩn bị của học sinh:
+ Tìm tư liệu về chiến tranh hạt nhân và những việc làm bảo vệ môi trường
+ Đọc tư liệu trong sách giáo khoa trước khi trả lời câu hỏi để hiểu bài
+ Phiếu làm bài (giáo viên giao từ tiết trước)
+ Đồ dùng học tập.
1.3. Tổ chức dạy học:
+ Ổn định tổ chức, kiểm diện sĩ số lớp.
+ Kiểm tra bài cũ: Sự tiếp thu vốn tinh hoa văn hóa nhân loại đã tạo nên phong cách văn hóa Hồ Chí Minh như thế nào? Những nét đẹp trong lối sống của Hồ Chí Minh?
+ Giáo viên giới thiệu bài: “Loài người luôn kêu gọi hòa bình và nỗ lực đấu tranh để có được hòa bình. Tuy nhiên cho đến nay ở đâu đó trên hành tinh này đã thực sự không còn tiếng súng và tiếng bom? Điều đó chưa thực sự diễn ra. Vậy chúng ta cần có thái độ như thế nào để bảo vệ hòa bình các em sẽ tìm hiểu bài học: Đấu tranh cho một thế giới hòa bình..”
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Kiến thức cần đạt |
HĐ2. HDHS đọc hiểu văn bản
Câu hỏi: Xác định kiểu văn bản? | II. Đọc – hiểu văn bản
1. Thể loại: Văn bản nghị luận chính trị xã hội, thuộc chùm văn bản nhật dụng |
Câu hỏi: Văn bản trích này có thể chia thành mấy phần? Nội dung chính của từng phần? | 2. Bố cục:
Chia thành 3 phần: (1) Từ đầu đến “sống tốt đẹp hơn” => Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đè nặng lên toàn trái đất. (2) Tiếp đến “xuất phát của nó” => Chứng cứ và lý do cho sự nguy hiểm và phi lý của chiến tranh hạt nhân. (3) Còn lại: Nhiệm vụ của tất cả chúng ta và đề nghị của tác giả. |
Câu hỏi: Xác định luận điểm chính của văn bản? | 3. Phân tích:
a. Luận điểm và hệ thống luận cứ của văn bản: * Luận điểm của văn bản: Chiến tranh hạt nhân là một hiểm họa khủng khiếp đe dọa toàn thể loài người và mọi sự sống trên Trái Đất, vì vậy đấu tranh để loại bỏ nguy cơ ấy cho một thế giới hòa bình là nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại. |
Câu hỏi: Để chứng minh cho luận điểm ấy tác giả đưa ra hệ thống luận cứ như thế nào? Nêu từng luận cứ. | * Hệ thống luận cứ:
+ Kho vũ khí hạt nhân đang được tàng trữ có khả năng hủy diệt cả Trái Đất và các hành tinh khác trong hệ mặt trời; + Cuộc chạy đua vũ trang đã làm mất đi khả năng cải thiện đời sống cho hàng tỷ người; + Chiến tranh hạt nhân không chỉ đi ngược lại lý trí của loài người mà còn đi ngược lại lý trí tự nhiên, phản lại sự tiến hóa; + Vì vậy, tất cả chúng ta phải có nhiệm vụ ngăn chặn cuộc chiến tranh hạt nhân, đấu tranh vì một thế giới hòa bình. |
Câu hỏi: Nêu nhận xét về luận điểm và hệ thống luận cứ của văn bản này? | Các luận cứ mạch lạc, chặt chẽ, sâu sắc => tính thuyết phục của cách lập luận. |
1.4. Củng cố và luyện tập:
Hệ thống bài học: Luận điểm, hệ thống luận cứ của văn bản.
1.5. Hướng dẫn học sinh về nhà:
+ Học bài, làm bài tập 1 (Sách bài tập)
+ Chuẩn bị tiếp tiết 2.
2. Giáo án bài Đấu tranh cho một thế giới hòa bình tiết 2:
2.1. Mục tiêu bài học:
Thông qua bài học giúp học sinh hiểu được:
* Kiến thức: Hiểu được nội dung vấn đề đặt ra trong văn bản. Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe dọa toàn bộ sự sống trên trái đất; nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại là ngăn chặn nguy cơ đó, là đấu tranh cho một thế giới hòa bình.Thấy được nghệ thuật nghị luận của tác giả: chứng cứ cụ thể, xác thực, cách so sánh rõ ràng, giàu sức thuyết phục, lập luận chặt chẽ.
* Kĩ năng: Đọc hiểu văn bản nhật dụng bàn về một vấn đề liên quan đến nhiệm vụ đấu tranh vì một thế giới hòa bình của nhân loại.
* Thái độ: Giáo dục lòng yêu hòa bình, có những hành động việc làm bảo vệ hòa bình trong lớp trong trường biết đấu tranh vì một thế giới hòa bình.
2.2. Chuẩn bị bài giảng:
* Chuẩn bị giáo viên: Soạn bài, đọc tài liệu tham khảo, tài liệu chuẩn kiến thức.
* Chuẩn bị của học sinh: Đọc trước bài, chuẩn bị bài.
2.3. Tổ chức dạy học:
+ Ổn định tổ chức, kiểm diện sĩ số lớp.
+ Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: Luận điểm và hệ thống luận cứ trong văn bản?
+ Giáo viên giới thiệu bài: Tiết trước, chúng ta đã tìm hiểu về luận điểm và hệ thống luận cứ của văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”. Giờ này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sâu hơn hệ thống luận cứ trong văn bản.
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Kiến thức cần đạt |
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh đọc – hiểu văn bản (tiếp)
Học sinh đọc đoạn 1 Câu hỏi: Tác giả đã mở đầu bài như thế nào? GV yêu cầu học sinh đọc kĩ và tìm trong văn bản yêu cầu câu hỏi, sau đó mời các bạn học sinh trả lời. | b. Hiểm họa chiến tranh hạt nhân:
+ “Chúng ta đang ở đâu? Hôm nay là ngày 8/8/1986” + “Nói nôm na..mỗi người, không trừ trẻ con, đang ngồi trên một thùng 4 tấn thuốc nổ: Tất cả chỗ đó nổ tung lên sẽ làm biến hết thảy… mọi dấu vết của sự sống trên Trái Đất”. |
Câu hỏi: Nhận xét về cách mở đầu bài viết của tác giả? Cho biết tác dụng của cách viết này? | + Việc xác định cụ thể thời gian, đưa ra số liệu cụ thể, câu hỏi rồi tự trả lời.
=> Tính chất hiện thực và sự khủng khiếp của nguy cơ chiến tranh hạt nhân. |
Câu hỏi: Tác giả còn giúp người đọc thấy rõ hơn sức tàn phá của kho vũ khí hạt nhân bằng cách nào?
Lập bảng so sánh và thảo luận nhóm trình bày kết quả? | + So sánh với một điển tích lấy từ thần thoại Hy Lạp “Nguy cơ ghê gớm đó đang đè nặng lên chúng ta như thanh gươm Đa – mô – clet”;
+ Có những tính tóan lý thuyết: Kho vũ khí ấy “Có thể tiêu diệt tất cả các hành tinh đang xoay quanh mặt trời, cộng thêm 4 hành tinh nữa và phá hủy thế cân bằng của hệ mặt trời”; + So sánh sự nguy hiểm của chiến tranh hạt nhân với dịch hạch (so sánh ẩn dụ); + Thu hút và gây ấn tượng mạnh mẽ với người đọc về tính chất hệ trọng của vấn đề đang nói tới. |
Câu hỏi: Nhận xét về nghệ thuật lập luận của tác giả? | Nghệ thuật: Đưa ra hàng loạt dẫn chứng với những so sánh đối lập ở các lĩnh vực, với các số liệu cụ thể. |
Câu hỏi: Tác dụng của nghệ thuật lập luận trên? | => Sự tốn kém ghê gớm và tính chất phi lí của cuộc chạy đua vũ trang. => Người đọc không khỏi ngạc nhiên, bất ngờ trước sự thật hiển nhiên mà phi lí: Nhận thức đầy đủ rằng, cuộc chạy đua vũ trang đã và đang cướp đi của thế giới nhiều điều kiện để cải thiện cuộc sống của con người, nhất là ở các nước ngoài. |
Câu hỏi: Sau khi chỉ ra cho chúng ta thấy hiểm họa của chiến tranh vũ khí hạt nhân, tác giả đã hướng bạn đọc tới điều gì?(Thể hiện cụ thể qua câu văn nào?) | => Nhiệm vụ khẩn thiết của chúng ta: Chúng ta hãy cố gắng chống lại việc đó, đem tiếng nói của chúng ta tham gia vào bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới hòa bình không có vũ khí và công bằng. |
Với tác giả, ông đã đưa ra sáng kiến (đề nghị) gì? | => Hướng người đọc với thái độ tích cực là đấu tranh ngăn chặn chiến tranh hạt nhân, cho một thế giới hòa bình |
Chúng ta nên hiểu đề nghị của tác giả như thế nào? | => Đề nghị của tác giả: Lập ra một nhà băng trữ trí nhớ:
+ Nhân loại tương lai biết đến cuộc sống của chúng ta từng tồn tại, có đau khổ, có bất công, có tình yêu, hạnh phúc. + Nhân loại tương lai biết đến những kẻ vì lợi ích ti tiện mà đẩy nhân loại vào thảm họa diệt vong. |
+ Tổng kết: Những đặc sắc về nghệ thuật của văn bản? Nêu nội dung chính của văn bản?
+ Học sinh đọc ghi nhớ. + Các thầy/cô giáo và trợ giảng giúp học sinh hệ thống lại kiến thức bài học bằng cách chơi trò chơi, cho học sinh kể lại tác phẩm bằng ngôi kể khác + Giao thêm bài tập về nhà, có thể sưu tầm tranh ảnh, mẩu chuyện liên quan đến tác phẩm + Dặn dò học sinh chuẩn bị thêm bài mới và các bài tập đi kèm + Kết thúc buổi học | 1. Nghệ thuật:
2. Nội dung: + Chiến tranh hạt nhân đang đe dọa đến toàn thể thế giới loài người và mọi sự sống trên Trái Đất. Vì vậy nhiệm vụ của chúng ta là bảo vệ và đấu tranh để loại bỏ nguy cơ ấy. + Ghi nhớ (SGK 21) |
2.4. Củng cố và luyện tập:
Hệ thống bài học: Luận điểm, hệ thống luận cứ của văn bản.
2.5. Hướng dẫn học sinh về nhà:
+ Học bài, làm bài tập 1 (Sách bài tập)
+ Chuẩn bị tiếp tiết 2.
3. Tổng kết lại toàn bài và hướng dẫn học sinh về nhà toàn bài đọc:
* Củng cố và luyện tập:
+ Hệ thống: Khắc sâu luận điểm và hệ thống luận cứ của văn bản;
+ Bài tập: Sách giáo khoa trang 21;
+ Câu hỏi bổ sung: Nêu giá trị nghệ thuật và nội dung của văn bản? Nêu cảm nghĩ của em sau khi đọc xong văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình của G.G. Mác-két. Em dự định sẽ làm gì để tham gia vào bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũ khí hạt nhân?
* Hướng dẫn về nhà:
+ Học bài
+ Tìm thêm các tài liệu về tác hạu của chiến tranh và nguy cơ chiến tranh hạt nhân
+ Chuẩn bị bài: “Các phương châm hội thoại”
THAM KHẢO THÊM: