Skip to content
 19006568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Lãnh đạo công ty
  • Đội ngũ Luật sư
  • Chi nhánh ba miền
    • Trụ sở chính tại Hà Nội
    • Chi nhánh tại Đà Nẵng
    • Chi nhánh tại TPHCM
  • Pháp luật
  • Dịch vụ Luật sư
  • Văn bản
  • Biểu mẫu
  • Danh bạ
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
  • Liên hệ
    • Chat Zalo
    • Chat Facebook
    • Đặt câu hỏi
    • Yêu cầu báo giá
    • Đặt hẹn Luật sư

Home

Đóng thanh tìm kiếm

  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Dịch vụ luật sư uy tín toàn quốc
Trang chủ Pháp luật

Giành quyền nuôi con với người ham mê cờ bạc, sống không lành mạnh

  • 24/10/202124/10/2021
  • bởi Luật sư Nguyễn Văn Dương
  • Luật sư Nguyễn Văn Dương
    24/10/2021
    Theo dõi chúng tôi trên Google News

    Giành quyền nuôi con với chồng ham mê cờ bạc, lô đề, cá độ bóng đá. Vợ hoặc chồng có lối sống không lành mạnh thì quyền nuôi con thuộc về ai? Điều kiện để tranh chấp quyền nuôi con?

      Mục lục bài viết

      • 1 1. Chồng nghiện ma túy đá có được giành quyền nuôi con không?
      • 2 2. Chồng cờ bạc quyền nuôi con thuộc về ai?
      • 3 3. Lối sống không lành mạnh có quyền nuôi con không?
      • 4 4. Chứng minh chồng sống không lành mạnh để giành quyền nuôi con

      1. Chồng nghiện ma túy đá có được giành quyền nuôi con không?

      Tóm tắt câu hỏi:

      Em năm nay 23 tuổi và lấy chồng được 4 năm hiện tai con em được 3 tuổi 15 ngày. Chồng em là nhân viên lương được 4.3 triệu nhưng phải mất tiền xăng đi lại và tiền ăn nên 1 tháng chỉ còn khoảng 2 triệu. Chồng em lại đam mê cờ bạc lô đề suốt ngày đi chơi có khi đi mấy ngày. Em làm ở công ty nước ngoài với mức lương được 5 triệu nhưng được công ty nuôi ăn và chi trả bảo hiểm hàng tháng thực tế được lấy 5 triệu về.

      Vì chồng em đam mê cờ bạc lại còn chơi đá em cũng không biết nó là dạng gì chỉ biết nó là ma túy tổng hợp. Chồng em những lần say rượu lại đánh đập em vì em không đưa tiền rồi gây sự chửi đánh em. Nhà chồng em do bố mẹ em làm lô đề thua lỗ đã cắm hết nhà và đất hiện tại không đủ khả năng trả nợ ngân hàng cũng gửi giấy báo về để niêm phong nhà rồi ạ.

      Bây giờ em cảm thấy không thể tiếp tục hôn nhân được nữa em muốn ly hôn thì thủ tục của em như nào và với điều kiện như thế em có thể giành quyền nuôi con được không mong a chị tư vấn giúp em. Vì nhà chồng em có quen biết nên em rất sợ họ giành quyền nuôi con với em. Con em lúc nào cũng khóc và đòi ở với mẹ vì cháu rất hay bị bố đánh. Mong a chị giúp e?

      Luật sư tư vấn:

      Thứ nhất, Về quyền yêu cầu và căn cứ ly hôn.

      Theo Điều 51 quy định về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn:

       “1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

      2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

      3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”

      Theo quy định này thì vợ hoặc chồng đều có quyền yêu cầu giải quyết ly hôn khi cuộc sống hôn nhân của một hoặc hai bên vợ chồng đang trầm trọng không thể kéo dài được thì pháp luật cho phép thuận tình hoặc đơn phương ly hôn để đảm bảo cuộc sống cho hai bên.

      Thu-tuc-ly-hon-va-gianh-quyen-nuoi-con-khi-chong-choi-lo-de

      Luật sư tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình qua tổng đài:1900.6568

      Nếu hai vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, khi hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, chăm sóc, cấp dưỡng cho con thì có thể nộp đơn xin thuận tình ly hôn theo Điều 55 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về Thuận tình ly hôn. Trường hợp hai vợ chồng không thỏa thuận được các vấn đề trên thì có quyền gửi đơn lên Tòa án yêu cầu giải quyết thủ tục ly hôn đơn phương. Ly hôn đơn phương là việc ly hôn theo yêu cầu của một bên vợ hoặc chồng theo Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:

      “1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

      2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

      3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.”

      Từ quy định trên có thể hiểu điều kiện về căn cứ để ly hôn đơng phương bao gồm:

      + Vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được,

      + Trong trường hợp vợ hoặc chồng người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

      Theo Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng thẩm phán của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn vấn đề này như sau:

      “1. Được coi là tình trạng của vợ chồng trầm trọng khi:

      – Vợ, chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau như người nào chỉ biết bổn phận người đó, bỏ mặc người vợ hoặc người chồng muốn sống ra sao thì sống, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.

      – Vợ hoặc chồng luôn có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau, như thường xuyên đánh đập, hoặc có hành vi khác xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, đoàn thể nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.

      – Vợ chồng không chung thuỷ với nhau như có quan hệ ngoại tình, đã được người vợ hoặc người chồng hoặc bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình;”

      Như vậy, với trường hợp của bạn, bạn cần phải chứng minh được đời sống vợ chồng bạn không thể kéo dài được vì việc chồng bạn thường xuyên bài bạc, đánh bạn, không quan tâm, chăm sóc gia đình dẫn đến tình trạng hôn nhân lâm vào tình trạng đến mức trầm trọng như hướng dẫn trên. Đã được người thân hoặc cơ quan nhắc nhở, hòa giải nhiều lần nhưng vẫn tiếp tục bài bạc, đánh đập bạn thì lúc này bạn mới có căn cứ để nhận định đời sống chung của hai vợ chồng không thể kéo dài được và như vậy mới đáp ứng được căn cứ ly hôn đơn phương.

      Thứ hai, thủ tục ly hôn đơn phương:

      * Hồ sơ xin ly hôn đơn phương:

      – Đơn xin ly hôn đơn phương (theo mẫu);

      – Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);

      – Chứng minh nhân dân và hộ khẩu; (bản sao có chứng thực)

      – Giấy khai sinh của các con; (bản sao có chứng thực)

      – Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy đăng ký xe, sổ tiết kiệm…

      * Cơ quan tiến hành thủ tục giải quyết ly hôn đơn phương.

      Về nguyên tắc, thẩm quyền của Tòa án giải quyết vụ án ly hôn sẽ được xác định trên cơ sở thẩm quyền theo lãnh thổ của Tòa án đối với các vụ án dân sự. Theo khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định:

      “1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:

      a, Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;

      b) Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;

      c) Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.”

      Do vậy, nộp hồ sơ tại Tòa án nhân dân quận, huyện nơi thường trú của chồng bạn. Sau khi tiếp nhận đơn xin ly hôn đơn phương sẽ tiến hành hòa giải tại tòa án. Nếu hòa giải không thành, Tòa án sẽ tiến hành thủ tục ly hôn theo quy định của pháp luật.

      Xem thêm:  Mẫu đơn trình bày nguyện vọng của con đủ 7 tuổi trở lên

      * Thời gian giải quyết:

      – Thời gian chuẩn bị xét xử vụ án ly hôn 4 tháng, nếu vụ án có tính chất phức tạp hoặc có trở ngại khách quan thì được gia hạn nhưng không quá 2 tháng. Trong thời hạn 1 tháng kể từ ngày ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa, trong trường hợp có lý do chính đáng, thời hạn là 2 tháng.

      * Mức án phí: 300.000 Việt Nam đồng. Nếu có liên quan đến việc chia tài sản thì phải chịu thêm mức án phí tương ứng tỉ lệ với tài sản được chia theo quy định của pháp luật.

      Thứ ba, về chia tài sản khi ly hôn.     

      Theo Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn như sau:

      – Chia tài sản khi ly hôn do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

      – Đối với tài sản riêng được giải quyết như sau:

      Tài sản riêng bao gồm tài sản mà vợ, chồng có trước khi kết hôn, tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân, tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

      Do đó, tài sản riêng của vợ, chồng sẽ thuộc quyền sở hữu của vợ, chồng khi ly hôn.

      – Chia tài sản chung được giải quyết theo nguyên tắc sau:

      + Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập.

      + Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị, bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch.

      + Việc thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản của vợ, chồng do vợ, chồng thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

      Như vậy, về nguyên tắc tài sản chung của hai vợ chồng sẽ được chia đôi. Hoặc sẽ được chia phụ thuộc vào công sức đóng góp của mỗi người.

      Thứ tư, vấn đề nuôi con sau khi ly hôn.

      Theo Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn.

      “1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

      2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

      3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

      Như vậy, vợ chồng có thể thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con. Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Về nguyên tắc, con dưới 36 tháng tuổi được giao cho người mẹ trực tiếp nuôi, con từ 7 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

      Do vậy, với trường hợp của bạn, Tòa án sẽ căn cứ vào các yếu tố sau đây để xem xét giao quyền nuôi con:

      – Điều kiện vật chất: dựa trên thu nhập thực tế, tài sản, điều kiện sinh hoạt, điều kiện học tập của cha mẹ;

      – Yếu tố tinh thần: Thời gian giành cho con, dạy dỗ, quan tâm, chăm sóc, tình cảm giành cho con, phẩm chất, đạo đức của cha mẹ,…

      – Nguyện vọng của con: đối với con từ 7 tuổi trở lên cần xem xét nguyện vọng của con muốn ở với ai.

      Trong trường hợp này, con bạn được 3 tuổi 15 ngày thì Tòa án sẽ cân nhắc xem xét các yếu tố về vật chất cũng như tinh thần đảm bảo sự phát triển tốt nhất cho con sẽ đưa ra phán quyết đứa bé được ở với ai. Thêm nữa, theo như bạn trình bày thì chồng của bạn là người bài bạc, thường xuyên uống rượu và đánh bạn nên nhiều khả năng bạn sẽ có quyền được nuôi đứa bé.

      Thứ năm, về hành vi bạo lực gia đình.

      Theo khoản 1 Điều 2 Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007 quy định như hành vi bạo lực gia đình gồm:

      “1. Các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:

      a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;

      b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

      c) Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;

      d) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;…”

      Theo như bạn trình bày thì chồng bạn thường xuyên uống rượu, đánh đập bạn và có những lời lẽ xúc phạm bạn. Đây là những hành vi bạo lực gia đình, những hành vi của chồng bạn là những hành vi cấm theo Điều 8 Luật phòng chống, bạo lực gia đình 2007.

      Nếu tình trạng bạo lực ngày càng trầm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của bạn thì bạn có thể yêu cầu Uỷ ban nhân dân hoặc Tòa án nơi bạn cư trú áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc đối với chồng của bạn theo Điều 20 và Điều 21 Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007 khi có đủ các điều kiện sau đây:

      “a) Có đơn yêu cầu của nạn nhân bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền; trường hợp cơ quan, tổ chức có thẩm quyền có đơn yêu cầu thì phải có sự đồng ý của nạn nhân bạo lực gia đình;

       b) Hành vi bạo lực gia đình gây tổn hại hoặc đe doạ gây tổn hại đến sức khỏe hoặc đe doạ tính mạng của nạn nhân bạo lực gia đình;

      c) Người có hành vi bạo lực gia đình và nạn nhân bạo lực gia đình có nơi ở khác nhau trong thời gian cấm tiếp xúc…”

      Hơn nữa, theo khoản 1 Điều 42 Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007 quy định: “1. Người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.”

      Hành vi dùng bạo lực gia đình của chồng bạn tùy theo tính chất mức độ vi phạm chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng, chống tệ nạn xã hội, phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình. Theo đó, mức phạt vi phạm là từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng (khoản 1 Điều 49 Nghị định 167/2013/NĐ-CP).

      Xem thêm:  Những kinh nghiệm giành quyền nuôi con sau khi ly hôn

      2. Chồng cờ bạc quyền nuôi con thuộc về ai?

      Tóm tắt câu hỏi:

      Kính nhờ luật sư giúp đỡ sự việc như sau: Tôi và chồng tôi kết hôn được 2 năm, chồng toi thường xuyên cờ bạc, lô đề không chịu tu chí làm ăn. Nay tôi muốn ly hôn, tuy nhiên chúng tôi chung sống với nhau có một đứa con 17 tháng tuổi. Hai vợ chồng tôi đều muốn nuôi con, vậy làm thế nào để tôi được nuôi con.

      Luật sư tư vấn:

      Theo quy định tại Luật hôn nhân gia đình 2014 thì:

      Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

      1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

      2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

      3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

      Theo sự việc bạn trình bày, con của bạn 17 tháng tuổi thì thông thường sẽ được giao cho mẹ trực tiếp nuôi. Vậy nên, bạn sẽ được quyền nuôi con.

      3. Lối sống không lành mạnh có quyền nuôi con không?

      Tóm tắt câu hỏi:

      Tôi đã có gia đình và 1 con. Bé nay được 4 tuổi, quan hệ vợ chồng tôi không thuận hòa cho lắm. Gần đây vợ tôi không đi làm mà nghỉ đi nhậu say xỉn rồi không về nhà ngủ. Còn đi hát karaoke hút shisha, không lo cho con cái gì hết. Nay tôi muốn làm đơn ly hôn và muốn được giành quyền nuôi dạy bé. Vì tôi nghĩ đàn bà mà như vậy thì không đáng được nuôi con. Xin cho hỏi khả năng tôi được nuôi dạy bé có cao hay không? Tôi làm viên chức nhà nước, lương bổng thu nhập ổn định.

      Luật sư tư vấn:

      Căn cứ Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về vấn đề ly hôn theo yêu cầu của một bên như sau:

      “1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

      2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

      3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.”

      Như vậy, nếu anh thấy cuộc sống gia đình không hạnh phúc, mục đích hôn nhân không đạt được thì anh có quyền đơn phương ly hôn với vợ anh.

      Căn cứ Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:

      – Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

      – Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

      – Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

      Con anh đã 4 tuổi nên không thuộc các trường hợp đặc biệt nên việc nuôi con do hai bên vợ chồng thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được thì tòa án sẽ xem xét đến hai điều kiện: điều kiện kinh tế và điều kiện nhân thân.

      – Điều kiện kinh tế: Một trong hai bên vợ hoặc chồng có thu nhập ổn định, đảm bảo cuộc sống cho con.

      – Điều kiện nhân thân: Một trong hai bên vợ hoặc chồng có nhân thân tốt, không có tiền án tiền sự, lối sống lành mạnh.

      Nếu anh đảm bảo được hai điều kiện trên, thì anh có thể giành được quyền nuôi con với vợ anh. Để chứng minh anh đủ điều kiện kinh tế, bạn cần Hợp đồng lao động hoặc giấy tờ tương tự có xác nhận của cơ quan về thời gian làm việc chính thức của anh (cũng là thời gian mà bạn không thể ở nhà trực tiếp chăm con) và thu nhập của anh hàng tháng.  Và chứng cứ để chứng minh con anh luôn được trông chừng và chăm sóc ở mức tốt nhất nếu ở với anh. Chứng cứ chứng minh vợ anh có lối sống không lành mạnh, không quan tâm đến con cũng là chi tiết đưa ra để tòa án xem xét.

      4. Chứng minh chồng sống không lành mạnh để giành quyền nuôi con

      Tóm tắt câu hỏi:

      Kính gửi luật sư. Vợ chồng tôi lấy nhau được 6 năm đến nay được 2 cháu: 1 cháu 5 tuổi và 1 cháu 2 tuổi; tôi là nhân viên văn phòng của 1 công ty tư nhân lương 10 triệu/ tháng; chồng tôi là giám đốc công ty xây dựng. Chồng tôi đi làm từ sáng đến tối; thứ 7 chủ nhật cũng như ngày lễ đều không ở nhà, tối về nhà ăn cơm xong thì ngủ và ngủ. Anh không đưa tiền cho tôi để chăm con.

      Tình cảm vợ chồng lạnh nhạt từ khi tôi sinh bé thứ nhất. Chồng không có trách nhiệm với vợ con: ngủ riêng, không chăm sóc, chơi, dạy dỗ con, không đưa tiền. Tôi chịu đựng và cố gắng níu kéo thì có bé thứ 2 nhưng chồng tôi vẫn không thay đổi. Vì vậy, vợ chồng tôi ly thân từ khi bầu bé thứ 2 được 3 tháng. Nay, tôi có điều tra và có bằng chứng chồng tôi dành nhiều thời gian dùng hình ảnh khiêu dâm để chát chít, tán gái và đi nhà nghỉ. Đáng sợ hơn anh ta thích ngôn ngữ loạn luân, thích gái đóng loạn luân cùng anh ta lúc hoan lạc. Về tài sản: 

      1. Chồng tôi là giám đốc 1 công ty cổ phần (vốn điều lệ chồng là 30%) nhưng thực tế 2 cổ đông kia chỉ có tên trên đăng ký kinh doanh không làm việc ở công ty.

      2. Một chiếc ô tô CRV giấy tờ khi mua là 710 triệu đồng. Người mua đứng tên chồng, không có tên vợ.

      3. Tài khoản nợ: thế chấp sổ đỏ vay ngân hàng 800 triệu đồng. Hiện tại, giấy tờ đăng ký kinh doanh, giấy tờ xe và vay nợ đều do chồng tôi cất giữ.

      Xem thêm:  Kinh nghiệm tranh chấp quyền nuôi con dưới 3 tuổi khi ly hôn

      Tôi muốn hỏi luật sư:

      1. Về tài sản tôi có được chia không? Tôi cần chứng minh điều gì để được chia tài sản? Và được chia như thế nào?

      2. Về con cái: Tôi muốn nuôi cả 2 con tôi cần chứng minh điều gì? Tôi không muốn con cái ở với người cha vô trách nhiệm và bị ảnh hưởng bởi lối sống vô đạo đức đó. Xin chân thành cảm ơn!

      Luật sư tư vấn:

      Về vấn đề chia tài sản chung vợ chồng:

      Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định tài sản chung vợ chồng như sau:

      “1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

      Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

      2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

      3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.”

      Điều 43 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định tài sản riêng của vợ, chồng như sau:

      “1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.

      2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.”

      Nếu các tài sản trên là tài sản riêng của chồng bạn (có căn cứ chứng minh là được tặng cho riêng, thừa kế trong thời kỳ hôn nhân, công ty được thành lập trước khi hai bạn kết hôn với nhau,..) thì sẽ thuộc quyền sở hữu của chồng bạn, bạn không có quyền yêu cầu chia.

      Nếu các tài sản trên là tài sản hình thành trong thời kỳ hôn nhân của hai vợ chồng thì đây là tài sản chung vợ chồng. Bạn có quyền yêu cầu chia cho bạn theo nguyên tắc quy định tại Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình 2014 như sau:

      “1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.

      Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.

      2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

      a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

      b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

      c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

      gianh-quyen-nuoi-con-voi-vo-khi-vo-co-loi-song-khong-lanh-manh

      Luật sư tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình qua tổng đài:1900.6568

      d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

      3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.

      4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.

      Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

      5. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

      6. Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn Điều này.”

      Đối với việc nuôi con:

      Căn cứ Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:

      “1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

      2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

      3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

      Theo như bạn trình bày thì bạn có 2 con, một bé 5 tuổi, một bé 2 tuổi.

      + Đối với bé 2 tuổi bạn có quyền nuôi.

      + Đối với bé 5 tuổi thì hai bên thỏa thuận về việc nuôi con, nếu không thỏa thuận được thì tòa án sẽ giải quyết. Tòa án sẽ xem xét dựa trên 02 điều kiện chính: điều kiện kinh tế và điều kiện nhân thân.

      Về kinh tế: Có thu nhập ổn định, đảm bảo cho cuộc sống cho con.

      Về nhân thân: có nhân thân tốt, chưa từng phạm tội, có lối sống lành mạnh, không vi phạm pháp luật.

      Theo như bạn trình bày, chồng bạn dùng hình ảnh khiêu dâm để chát chít, tán gái và đi nhà nghỉ. Ngoài ra, chồng bạn có hành vi sử dụng ngôn ngữ loạn luân, thích gái đóng loạn luân cùng chồng bạn lúc hoan lạc. Đây là căn cứ chứng minh chồng bạn có lối sống không lành mạnh; trong quá trình giải quyết tại Tòa án bạn cung cấp chứng cứ chứng minh hành vi của chồng bạn đồng thời nếu bạn đảm bảo được 02 điều kiện trên thì bạn sẽ giành được quyền nuôi con lớn.

      Trên đây là bài viết của Luật Dương Gia về Giành quyền nuôi con với người ham mê cờ bạc, sống không lành mạnh thuộc chủ đề Quyền nuôi con khi ly hôn, thư mục Pháp luật. Mọi thắc mắc pháp lý, vui lòng liên hệ Tổng đài Luật sư 1900.6568 hoặc Hotline dịch vụ 037.6999996 để được tư vấn và hỗ trợ.

      Duong Gia Facebook Duong Gia Tiktok Duong Gia Youtube Duong Gia Google
      Gọi luật sư
      TƯ VẤN LUẬT QUA EMAIL
      ĐẶT LỊCH HẸN LUẬT SƯ
      Dịch vụ luật sư toàn quốc
      Dịch vụ luật sư uy tín toàn quốc
      CÙNG CHỦ ĐỀ
      ảnh chủ đề

      Tranh chấp, giành quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn

      Thực trạng sinh con mà không đăng ký kết hôn? Quy định của pháp luật về việc tranh chấp, giành quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn?

      ảnh chủ đề

      Những trường hợp nào mẹ không được nuôi con khi ly hôn

      Những trường hợp nào mẹ không được nuôi con khi ly hôn? Hậu quả pháp lý khi bị hạn chế quyền nuôi con? Không được trực tiếp nuôi con khi ly hôn thì có được thăm nom con không?

      ảnh chủ đề

      Mẫu đơn xin từ bỏ quyền nuôi con

      Đơn xin từ bỏ quyền nuôi con là mẫu đơn do cá nhân (đương sự trong vụ án ly hôn) và là cơ sở để cho Cơ quan Nhà nước, chủ thể có thẩm quyền (Tòa án nhân dân) xem xét và giải quyết vấn đề của người làm đơn là muốn từ bỏ quyền nuôi con. Vậy đơn xin từ bỏ quyền nuôi con là gì?

      ảnh chủ đề

      Mẫu đơn kháng cáo quyền nuôi con và hướng dẫn viết đơn

      Trường hợp, bản án, quyết định của Tòa án làm cho một bên cảm thấy không được công bằng dẫn tới những bức xúc và mâu thuẫn. Theo quy định pháp luật, mỗi bên đều có quyền kháng cáo bản án, quyết định để yêu cầu Tòa án cấp cao hơn xem xét lại bản án, quyết định đó theo trình tự phúc thẩm.

      ảnh chủ đề

      Không đăng ký kết hôn, ai sẽ là người có quyền nuôi con chung?

      Không đăng ký kết hôn, ai sẽ là người có quyền nuôi con chung? Tranh chấp quyền nuôi con ngoài giá thú. Bố mẹ không đăng ký kết hôn giành quyền nuôi con.

      ảnh chủ đề

      Ý kiến của con quan trọng thế nào trong việc quyết định quyền nuôi con?

      Ý kiến của con quan trọng thế nào trong việc quyết định quyền nuôi con? Tranh chấp quyền nuôi con trên 7 tuổi có phụ thuộc hoàn toàn vào nguyện vọng của con.

      ảnh chủ đề

      Muốn giành được quyền nuôi con, phải chứng minh những gì?

      Muốn giành được quyền nuôi con, phải chứng minh những gì? Chuẩn bị các tài liệu cần thiết để chứng minh điều kiện giành quyền nuôi con khi ly hôn.

      ảnh chủ đề

      Vợ được giành quyền nuôi con khi chồng ngoại tình không?

      Ngoại tình có thể nói là một điều tồi tệ nhất xảy ra trong cuộc sống hôn nhân làm tổn thương và ảnh hưởng nặng nề tới sự gắn bó bền chặt của vợ chồng. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì người vợ có được giành quyền nuôi con khi người chồng ngoại tình hay không?

      ảnh chủ đề

      Vợ đã bỏ đi có được về đòi quyền nuôi con không?

      Trong quá trình ly hôn, tranh chấp về quyền nuôi con thông thường là một trong những vấn đề gây nhiều tranh cãi, pháp luật Việt Nam cũng quy định cụ thể về điều kiện được giành quyền nuôi con cũng như vụ của cha mẹ đối với con cái. Vậy trong trường hợp vợ đã bỏ đi có được về để đòi quyền nuôi con hay không?

      ảnh chủ đề

      Lương thấp hơn có giành được quyền nuôi con không?

      Hiện nay, việc vợ chồng ly hôn nếu như đã có con cái thì pháp luật tôn trọng việc thỏa thuận của hai vợ chồng trong vấn đề phân chia việc nuôi dưỡng, chăm sóc con cái. Nhưng cũng rất nhiều trường hợp vợ chồng không thể thỏa thuận được vấn đề trên thì bắt buộc phải nhờ sự can thiệp của Tòa án. Vậy trường hợp vợ hoặc chồng lương thấp hơn có giành được quyền nuôi con không?

      Xem thêm

      -
      CÙNG CHUYÊN MỤC
      • Mua, sử dụng đất trồng lúa để xây khu phần mộ được không?
      • Doanh nghiệp mới thành lập được miễn thuế môn bài không?
      • Điều kiện thủ tục miễn thuế thu nhập cá nhân khi bán nhà đất
      • Mượn tài sản người khác mà không trả có bị phạt tù không?
      • Cách xác định mã số hàng hóa và khai báo trên tờ khai hải quan
      • Nghỉ giải lao là gì? Quy định giờ nghỉ giải lao giữa giờ tối thiểu?
      • Thời hạn được tạm ngừng kinh doanh tối đa trong bao lâu?
      • Hứa mua hứa bán là gì? Mẫu hợp đồng hứa mua hứa bán?
      • Thủ tục kết hôn người Công giáo? Thủ tục hôn nhân Công giáo?
      • Hạn ngạch thuế quan là gì? Quy định về hạn ngạch thuế quan?
      • Tiêu chuẩn xét danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở, toàn quốc
      • Bố mẹ tặng cho, sang tên sổ đỏ cho con có lấy lại được không?
      Thiên Dược 3 Bổ
      Thiên Dược 3 Bổ
      BÀI VIẾT MỚI NHẤT
      • Thuyết minh Vườn quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai) hay nhất
      • Bản đồ, xã phường thuộc huyện Bắc Trà My (Quảng Nam)
      • Phân tích và cảm nhận về chân dung Đô-xtôi-ép-ki hay nhất
      • Cây công nghiệp lâu năm được phát triển ở Đồng bằng sông Cửu Long là?
      • Bản đồ, các xã phường thuộc huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng)
      • Bản đồ, các xã phường thuộc quận Ninh Kiều (Cần Thơ)
      • Bản đồ, các xã phường thuộc thị xã Đức Phổ (Quảng Ngãi)
      • Bản đồ, các xã phường thuộc thị xã Tịnh Biên (An Giang)
      • Bản đồ, các xã phường thuộc TP Thuận An (Bình Dương)
      • Các biện pháp chăm sóc cây trồng Công nghệ lớp 7 bài 19
      • Bản đồ, các xã phường thuộc huyện Sông Hinh (Phú Yên)
      • Bản đồ, các xã phường thuộc huyện Cai Lậy (Tiền Giang)
      LIÊN KẾT NỘI BỘ
      • Tư vấn pháp luật
      • Tư vấn luật tại TPHCM
      • Tư vấn luật tại Hà Nội
      • Tư vấn luật tại Đà Nẵng
      • Tư vấn pháp luật qua Email
      • Tư vấn pháp luật qua Zalo
      • Tư vấn luật qua Facebook
      • Tư vấn luật ly hôn
      • Tư vấn luật giao thông
      • Tư vấn luật hành chính
      • Tư vấn pháp luật hình sự
      • Tư vấn luật nghĩa vụ quân sự
      • Tư vấn pháp luật thuế
      • Tư vấn pháp luật đấu thầu
      • Tư vấn luật hôn nhân gia đình
      • Tư vấn pháp luật lao động
      • Tư vấn pháp luật dân sự
      • Tư vấn pháp luật đất đai
      • Tư vấn luật doanh nghiệp
      • Tư vấn pháp luật thừa kế
      • Tư vấn pháp luật xây dựng
      • Tư vấn luật bảo hiểm y tế
      • Tư vấn pháp luật đầu tư
      • Tư vấn luật bảo hiểm xã hội
      • Tư vấn luật sở hữu trí tuệ
      LIÊN KẾT NỘI BỘ
      • Tư vấn pháp luật
      • Tư vấn luật tại TPHCM
      • Tư vấn luật tại Hà Nội
      • Tư vấn luật tại Đà Nẵng
      • Tư vấn pháp luật qua Email
      • Tư vấn pháp luật qua Zalo
      • Tư vấn luật qua Facebook
      • Tư vấn luật ly hôn
      • Tư vấn luật giao thông
      • Tư vấn luật hành chính
      • Tư vấn pháp luật hình sự
      • Tư vấn luật nghĩa vụ quân sự
      • Tư vấn pháp luật thuế
      • Tư vấn pháp luật đấu thầu
      • Tư vấn luật hôn nhân gia đình
      • Tư vấn pháp luật lao động
      • Tư vấn pháp luật dân sự
      • Tư vấn pháp luật đất đai
      • Tư vấn luật doanh nghiệp
      • Tư vấn pháp luật thừa kế
      • Tư vấn pháp luật xây dựng
      • Tư vấn luật bảo hiểm y tế
      • Tư vấn pháp luật đầu tư
      • Tư vấn luật bảo hiểm xã hội
      • Tư vấn luật sở hữu trí tuệ
      Dịch vụ luật sư uy tín toàn quốc

      CÙNG CHỦ ĐỀ
      ảnh chủ đề

      Tranh chấp, giành quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn

      Thực trạng sinh con mà không đăng ký kết hôn? Quy định của pháp luật về việc tranh chấp, giành quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn?

      ảnh chủ đề

      Những trường hợp nào mẹ không được nuôi con khi ly hôn

      Những trường hợp nào mẹ không được nuôi con khi ly hôn? Hậu quả pháp lý khi bị hạn chế quyền nuôi con? Không được trực tiếp nuôi con khi ly hôn thì có được thăm nom con không?

      ảnh chủ đề

      Mẫu đơn xin từ bỏ quyền nuôi con

      Đơn xin từ bỏ quyền nuôi con là mẫu đơn do cá nhân (đương sự trong vụ án ly hôn) và là cơ sở để cho Cơ quan Nhà nước, chủ thể có thẩm quyền (Tòa án nhân dân) xem xét và giải quyết vấn đề của người làm đơn là muốn từ bỏ quyền nuôi con. Vậy đơn xin từ bỏ quyền nuôi con là gì?

      ảnh chủ đề

      Mẫu đơn kháng cáo quyền nuôi con và hướng dẫn viết đơn

      Trường hợp, bản án, quyết định của Tòa án làm cho một bên cảm thấy không được công bằng dẫn tới những bức xúc và mâu thuẫn. Theo quy định pháp luật, mỗi bên đều có quyền kháng cáo bản án, quyết định để yêu cầu Tòa án cấp cao hơn xem xét lại bản án, quyết định đó theo trình tự phúc thẩm.

      ảnh chủ đề

      Không đăng ký kết hôn, ai sẽ là người có quyền nuôi con chung?

      Không đăng ký kết hôn, ai sẽ là người có quyền nuôi con chung? Tranh chấp quyền nuôi con ngoài giá thú. Bố mẹ không đăng ký kết hôn giành quyền nuôi con.

      ảnh chủ đề

      Ý kiến của con quan trọng thế nào trong việc quyết định quyền nuôi con?

      Ý kiến của con quan trọng thế nào trong việc quyết định quyền nuôi con? Tranh chấp quyền nuôi con trên 7 tuổi có phụ thuộc hoàn toàn vào nguyện vọng của con.

      ảnh chủ đề

      Muốn giành được quyền nuôi con, phải chứng minh những gì?

      Muốn giành được quyền nuôi con, phải chứng minh những gì? Chuẩn bị các tài liệu cần thiết để chứng minh điều kiện giành quyền nuôi con khi ly hôn.

      ảnh chủ đề

      Vợ được giành quyền nuôi con khi chồng ngoại tình không?

      Ngoại tình có thể nói là một điều tồi tệ nhất xảy ra trong cuộc sống hôn nhân làm tổn thương và ảnh hưởng nặng nề tới sự gắn bó bền chặt của vợ chồng. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì người vợ có được giành quyền nuôi con khi người chồng ngoại tình hay không?

      ảnh chủ đề

      Vợ đã bỏ đi có được về đòi quyền nuôi con không?

      Trong quá trình ly hôn, tranh chấp về quyền nuôi con thông thường là một trong những vấn đề gây nhiều tranh cãi, pháp luật Việt Nam cũng quy định cụ thể về điều kiện được giành quyền nuôi con cũng như vụ của cha mẹ đối với con cái. Vậy trong trường hợp vợ đã bỏ đi có được về để đòi quyền nuôi con hay không?

      ảnh chủ đề

      Lương thấp hơn có giành được quyền nuôi con không?

      Hiện nay, việc vợ chồng ly hôn nếu như đã có con cái thì pháp luật tôn trọng việc thỏa thuận của hai vợ chồng trong vấn đề phân chia việc nuôi dưỡng, chăm sóc con cái. Nhưng cũng rất nhiều trường hợp vợ chồng không thể thỏa thuận được vấn đề trên thì bắt buộc phải nhờ sự can thiệp của Tòa án. Vậy trường hợp vợ hoặc chồng lương thấp hơn có giành được quyền nuôi con không?

      Xem thêm

      Tags:

      Giành quyền nuôi con

      Quyền nuôi con

      Quyền nuôi con khi ly hôn


      CÙNG CHỦ ĐỀ
      ảnh chủ đề

      Tranh chấp, giành quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn

      Thực trạng sinh con mà không đăng ký kết hôn? Quy định của pháp luật về việc tranh chấp, giành quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn?

      ảnh chủ đề

      Những trường hợp nào mẹ không được nuôi con khi ly hôn

      Những trường hợp nào mẹ không được nuôi con khi ly hôn? Hậu quả pháp lý khi bị hạn chế quyền nuôi con? Không được trực tiếp nuôi con khi ly hôn thì có được thăm nom con không?

      ảnh chủ đề

      Mẫu đơn xin từ bỏ quyền nuôi con

      Đơn xin từ bỏ quyền nuôi con là mẫu đơn do cá nhân (đương sự trong vụ án ly hôn) và là cơ sở để cho Cơ quan Nhà nước, chủ thể có thẩm quyền (Tòa án nhân dân) xem xét và giải quyết vấn đề của người làm đơn là muốn từ bỏ quyền nuôi con. Vậy đơn xin từ bỏ quyền nuôi con là gì?

      ảnh chủ đề

      Mẫu đơn kháng cáo quyền nuôi con và hướng dẫn viết đơn

      Trường hợp, bản án, quyết định của Tòa án làm cho một bên cảm thấy không được công bằng dẫn tới những bức xúc và mâu thuẫn. Theo quy định pháp luật, mỗi bên đều có quyền kháng cáo bản án, quyết định để yêu cầu Tòa án cấp cao hơn xem xét lại bản án, quyết định đó theo trình tự phúc thẩm.

      ảnh chủ đề

      Không đăng ký kết hôn, ai sẽ là người có quyền nuôi con chung?

      Không đăng ký kết hôn, ai sẽ là người có quyền nuôi con chung? Tranh chấp quyền nuôi con ngoài giá thú. Bố mẹ không đăng ký kết hôn giành quyền nuôi con.

      ảnh chủ đề

      Ý kiến của con quan trọng thế nào trong việc quyết định quyền nuôi con?

      Ý kiến của con quan trọng thế nào trong việc quyết định quyền nuôi con? Tranh chấp quyền nuôi con trên 7 tuổi có phụ thuộc hoàn toàn vào nguyện vọng của con.

      ảnh chủ đề

      Muốn giành được quyền nuôi con, phải chứng minh những gì?

      Muốn giành được quyền nuôi con, phải chứng minh những gì? Chuẩn bị các tài liệu cần thiết để chứng minh điều kiện giành quyền nuôi con khi ly hôn.

      ảnh chủ đề

      Vợ được giành quyền nuôi con khi chồng ngoại tình không?

      Ngoại tình có thể nói là một điều tồi tệ nhất xảy ra trong cuộc sống hôn nhân làm tổn thương và ảnh hưởng nặng nề tới sự gắn bó bền chặt của vợ chồng. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì người vợ có được giành quyền nuôi con khi người chồng ngoại tình hay không?

      ảnh chủ đề

      Vợ đã bỏ đi có được về đòi quyền nuôi con không?

      Trong quá trình ly hôn, tranh chấp về quyền nuôi con thông thường là một trong những vấn đề gây nhiều tranh cãi, pháp luật Việt Nam cũng quy định cụ thể về điều kiện được giành quyền nuôi con cũng như vụ của cha mẹ đối với con cái. Vậy trong trường hợp vợ đã bỏ đi có được về để đòi quyền nuôi con hay không?

      ảnh chủ đề

      Lương thấp hơn có giành được quyền nuôi con không?

      Hiện nay, việc vợ chồng ly hôn nếu như đã có con cái thì pháp luật tôn trọng việc thỏa thuận của hai vợ chồng trong vấn đề phân chia việc nuôi dưỡng, chăm sóc con cái. Nhưng cũng rất nhiều trường hợp vợ chồng không thể thỏa thuận được vấn đề trên thì bắt buộc phải nhờ sự can thiệp của Tòa án. Vậy trường hợp vợ hoặc chồng lương thấp hơn có giành được quyền nuôi con không?

      Xem thêm

      Tìm kiếm

      Duong Gia Logo

      Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

      ĐẶT CÂU HỎI TRỰC TUYẾN

      ĐẶT LỊCH HẸN LUẬT SƯ

      VĂN PHÒNG HÀ NỘI:

      Địa chỉ: 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

       Email: [email protected]

      VĂN PHÒNG MIỀN TRUNG:

      Địa chỉ: 141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

       Email: [email protected]

      VĂN PHÒNG MIỀN NAM:

      Địa chỉ: 227 Nguyễn Thái Bình, phường 4, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

        Email: [email protected]

      Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!

      Chính sách quyền riêng tư của Luật Dương Gia

      Gọi luật sưGọi luật sưYêu cầu dịch vụYêu cầu dịch vụ
      • Gọi ngay
      • Chỉ đường

        • HÀ NỘI
        • ĐÀ NẴNG
        • TP.HCM
      • Đặt câu hỏi
      • Trang chủ