Giảng viên là người thực hiện hoạt động giảng dạy ở các cơ sở giáo dục đại học. Pháp luật có quy định cụ thể trong công tác giảng dạy tại bậc đại học. Qua đó cũng quy định cụ thể các tiêu chuẩn, điều kiện để được trở thành giảng viên. Cùng tìm hiểu các tiêu chí của giảng viên mới nhất.
Mục lục bài viết
1. Giảng viên là gì?
Trước tiên, cùng tìm hiểu các quy định trong Điều 54
– Giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học là người có nhân thân rõ ràng; có phẩm chất, đạo đức tốt; có đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ; có trình độ đáp ứng quy định của Luật này, quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học.
– Chức danh giảng viên bao gồm trợ giảng, giảng viên, giảng viên chính, phó giáo sư, giáo sư. Cơ sở giáo dục đại học bổ nhiệm chức danh giảng viên theo quy định của pháp luật, quy chế tổ chức và hoạt động, quy định về vị trí việc làm và nhu cầu sử dụng của cơ sở giáo dục đại học.
– Trình độ tối thiểu của chức danh giảng viên giảng dạy trình độ đại học là thạc sĩ, trừ chức danh trợ giảng; trình độ của chức danh giảng viên giảng dạy trình độ thạc sĩ, tiến sĩ là tiến sĩ. Cơ sở giáo dục đại học ưu tiên tuyển dụng người có trình độ tiến sĩ làm giảng viên; phát triển, ưu đãi đội ngũ giáo sư đầu ngành để phát triển các ngành đào tạo.
– Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định tiêu chuẩn và việc bổ nhiệm chức danh giảng viên theo thẩm quyền; tỷ lệ giảng viên cơ hữu tối thiểu của cơ sở giáo dục đại học; quy định tiêu chuẩn giảng viên thực hành/giảng viên của một số ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù.
Như vậy:
Giảng viên là các chủ thể thực hiện công việc giảng dạy tại các cơ sở giáo dục đại học. Trong đó các tiêu chuẩn được đặt ra về bằng cấp, trình độ chuyên môn cũng như kỹ năng giảng dạy. Bên cạnh đó là các giá trị đạo đức, các tư cách của người nhà giáo. Để đảm bảo các hiệu quả tổ chức cũng như mục tiêu giảng dạy.
Ở bậc đại học, việc nghiên cứu tập chung với lý luận và các nghiên cứu khoa học. Cho nên giảng viên phải có trình độ từ thạc sĩ trở lên (trừ trợ giảng). Trong đó, cũng ưu tiên tuyển dụng các giảng viên có năng lực, chất lượng giảng dạy và thành tích tốt. Qua đó cống hiến nhiều hơn cho sự nghiệp giáo dục cũng như chất lượng nguồn lao động tương lai.
Các tiêu chuẩn cũng như điều kiện tuyển dụng được quy định cụ thể bởi Bộ trưởng Bộ giáo dục. Từ đó mang đến tiêu chuẩn được áp dụng đồng bộ, hiệu quả trong các tổ chức giáo dục đại học. Cần quan tâm đến chất lượng đào tạo, cũng như mang đến triển vọng nghề nghiệp của môi trường đào tạo đó.
2. Giảng viên tiếng Anh là gì?
Giảng viên tiếng Anh là Lecturers.
3. Phân loại giảng viên?
Trong một môi trường đào tạo đại học, các giảng viên được tuyển có tiêu chí chung. Tuy nhiên, chất lượng đánh giá năng lực, trình độ hay bằng cấp của các giảng viên có thể không giống nhau. Tùy thuộc vào chức năng của giảng viên cũng như trình độ của họ, mà có quy định phân hạng chức danh nghề nghiệp. Nội dung này được triển khai trong Điều 2 Thông tư số 40/2020/TT-BGDĐT như sau:
“Điều 2. Mã số và phân hạng chức danh nghề nghiệp
Chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập bao gồm:
1. Giảng viên cao cấp (hạng I)- Mã số: V.07.01.01
2. Giảng viên chính (hạng II)- Mã số: V.07.01.02
3. Giảng viên (hạng III) – Mã số: V.07.01.03
4. Trợ giảng (hạng III) – Mã số: V.07.01.23“
Trong đó:
Tùy thuộc vào các đánh giá chuyên môn và bằng cấp để xác định hạng giảng viên. Giảng viên và trợ giảng được xếp ở hạng III.
Giảng viên chính được thể hiện trong chuyên môn cũng như nghiệp vụ ổn định. Được phân công lên lớp thường xuyên để đảm bảo chất lượng của công tác giảng dạy. Có vai trò chủ chốt trong giảng dạy và đào tạo ở bậc đại học, cao đẳng và sau đại học, thuộc một chuyên ngành đào tạo của trường đại học, cao đẳng.
Trong khi các giảng viên cao cấp mang đến tiêu chuẩn và trình độ chuyên môn cao hơn. Đảm nhiệm vai trò chủ trì, tổ chức chỉ đạo và thực hiện giảng dạy và đào tạo ở bậc đại học và sau đại học. Chuyên trách giảng dạy về một chuyên ngành đào tạo ở trường đại học.
4. Tiêu chí làm giảng viên?
4.1. Tiêu chí chung cho các hạng giảng viên:
Pháp luật có quy định chung trong tiêu chuẩn và đạo đức nghề nghiệp của người giảng viên. Cụ thể là nội dung Điều 3 Thông tư số 40/2020/TT-BGDĐT. Trong đó, thể hiện với các tiêu chuẩn sau:
– Thực hiện đánh giá các tiêu chuẩn trong nghề nghiệp của họ. Thực hiện trong mối liên hệ với công tác giảng dạy, với đồng nghiệp và với người học. Qua đó mang đến các tiêu chuẩn chung cần đảm bảo thực hiện.
+ Tâm huyết với nghề, nghề giáo là một nghề cao quý. Ở đó, người học có nhu cầu tiếp cận tri thức. Người dạy sử dụng kiến thức, chuyên môn và kinh nghiệm của mình để thực hiện truyền đạt kiến thức tốt nhất. Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự nhà giáo;
+ Có tinh thần đoàn kết, tôn trọng và hợp tác với đồng nghiệp trong cuộc sống và trong công tác. Thực hiện xây dựng hiệu quả các mối quan hệ với đồng nghiệp. Để có nhiệm vụ riêng, bên cạnh hiệu quả chung trong công tác giảng dạy.
+ Có lòng nhân ái, bao dung, độ lượng, đối xử hòa nhã với sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh (sau đây gọi chung là người học). Cũng như tâm huyết trong giảng dạy.
+ Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người học, đồng nghiệp và cộng đồng.
– Tận tụy với công việc. Thực hiện đúng nội quy, quy chế của cơ sở giáo dục đại học công lập và các quy định pháp luật của ngành. Người giảng dạy phải thể hiện cái tâm của mình, hướng đến lợi ích và hiệu quả học tập tốt nhất cho sinh viên.
– Công bằng trong giảng dạy và giáo dục. Đánh giá đúng thực chất năng lực của người học. Có phương pháp tốt nhất để tiến hành giảng dạy. Thực hành tiết kiệm, chống bệnh thành tích, chống tham nhũng, lãng phí. Hướng đến môi trường lành mạnh, ổn định và hiệu quả trong học tập.
– Các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp khác theo quy định của pháp luật. Gắn với chuyên môn, năng lực cũng như thực tế thực hiện nhiệm vụ giảng dạy.
4.2. Tiêu chuẩn riêng đối với các hạng giảng viên:
Các tiêu chuẩn riêng được xác định đối với các hạng giảng viên. Trong đó quan tâm đến tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng. Và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ. Để qua đó phản ánh các yêu cầu, đòi hỏi từ phía người dạy. Mang đến chất lượng giảng dạy cũng như năng lực đáp ứng.
– Tiêu chuẩn đối với trợ giảng:
Các tiêu chuẩn này được xác định theo Điều 4 của Nghị định 40. Trong đó:
“Điều 4. Trợ giảng (hạng III) – Mã số: V.07.01.23
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
Có bằng đại học trở lên phù hợp với vị trí việc làm, ngành hoặc chuyên ngành giảng dạy.
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:…“
Các tiêu chuẩn được xác định cụ thể về bằng cấp và trình độ chuyên môn. Phải đảm bảo theo điều kiện chuyên môn được quy định trong luật. Cũng như dựa trên nhu cầu thực tế, đảm bảo chất lượng học tập của học viên.
– Tiêu chuẩn đối với giảng viên:
Giảng viên phải được đào tạo cũng như huấn luyện đảm bảo về công tác chuyên môn. Giảng viên đã thực hiện hoạt động đứng lớp một cách độc lập, cho nên cần tiêu chuẩn cao hơn trợ giảng. Trong đó, các quy định tiêu chuẩn được thể hiện trong Điều 5 của Nghị định 40 như sau:
“Điều 5. Giảng viên (hạng III) – Mã số: V.07.01.03
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
a) Có bằng thạc sỹ trở lên phù hợp với vị trí việc làm, ngành hoặc chuyên ngành giảng dạy;
“b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên đại học.”
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:…“
Như vậy, giảng viên trước tiên phải có trình độ thạc sĩ trong chuyên ngành giảng dạy. Để đảm bảo trong công tác nghiên cứu lý luận cũng như đảm bảo hiệu quả truyền tải kiến thức. Bên cạnh các đòi hỏi trong bồi dưỡng nghiệp vụ để hướng đến chuyên môn giảng dạy hiệu quả.
– Tiêu chuẩn đối với Giảng viên chính:
Thực hiện theo quy định về tiêu chuẩn của Nghị định 40. Trong đó:
“Điều 6. Giảng viên chính (hạng II) – Mã số: V.07.01.02
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
a) Có bằng thạc sỹ trở lên phù hợp với vị trí việc làm, ngành hoặc chuyên ngành giảng dạy;
“b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên đại học.”
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ;..”
Có bằng thạc sĩ trở lên, có chuyên môn vững vàng để đảm bảo hiệu quả tốt nhất cho người học. Các tiêu chuẩn được đặt ra mang đến chất lượng cũng như hiệu quả giảng dạy cao.
– Tiêu chuẩn đối với Giảng viên cấp cao:
Thực hiện theo các quy định tại Điều 7 của Nghị định 40. Trong đó:
“Điều 7. Giảng viên cao cấp (hạng 1) – Mã số: V.07.01.01
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
a) Có bằng tiến sỹ phù hợp với vị trí việc làm, ngành hoặc chuyên ngành giảng dạy;
“b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên đại học.”
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ;.…”
Tiêu chuẩn được đặt ra đối với chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ. Bên cạnh các yêu cầu về năng lực chuyên môn đảm bảo hiệu quả giảng dạy, nghiên cứu. Các giảng viên cao cấp còn thực hiện hoạt động quản lý và tổ chức phân công nhiệm vụ giảng dạy. Cần mang đến hiệu quả thực hiện công việc trong chất lượng quản lý, chất lượng truyền đạt kiến thức.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Luật Giáo dục đại học năm 2012, sửa đổi, bổ sung năm 2018.
– Thông tư số 40/2020/TT-BGDĐT quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương đối với viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập.
– Thông tư 04/2022/TT-BGDĐT Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 35/2020/TT-BGDĐT ngày 01 tháng 10 năm 2020.