Khi xã hội ngày càng phát triển thì vấn đề đạo đức của con người càng trở nên trầm trọng hơn. Con người ngày càng xuất hiện nhiều biểu hiện sai lệch, vấn đề gạ tình hay còn được gọi là quấy rối tình dục diễn ra trong môi trường học đường. Vậy giảng viên có hành vi gạ tình sinh viên thì sẽ bị xử lý như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Giảng viên gạ tình sinh viên bị xử lý như thế nào?
Trước hết, môi trường học đường được xem là môi trường nghiêm túc và nền nếp, tuy nhiên hành vi gạ tình giữa giảng viên và sinh viên vẫn diễn ra vô cùng phổ biến, trong những năm gần đây, xuất hiện không ít vụ việc giảng viên, thầy giáo gạ tình học sinh, sinh viên. Đây là một trong những hành vi biểu hiện sự xuống cấp vô cùng nghiêm trọng về mặt đạo đức, đồng thời cũng là hành vi vi phạm quy định của pháp luật.
Gạ tình hay còn được gọi là một trong những biểu hiện của quấy rối tình dục, có thể xuất hiện ở bất kỳ môi trường nào và hoàn cảnh nào, trong đó có môi trường giáo dục. Quấy rối tình dục có thể được hiểu là hành vi có tính chất tình dục, hướng đến bất kỳ đối tượng nào, gây ảnh hưởng tới nhân phẩm của những người bị quấy rối, trong đó bao gồm cả nam giới và nữ giới, quấy rối tình dục thông thường được thể hiện thông qua nhiều hình thức khác nhau như hành động, hình ảnh, lời nói, đồng thời có thể xảy ra ở bất cứ đâu, trong đó bao gồm nơi công cộng, trên các phương tiện truyền thông, nơi làm việc, nơi học tập. Nhìn chung, quấy rối tình dục có thể được biểu hiện bằng một số hành vi cơ bản như sau:
- Quấy rối tình dục bằng hành vi mang tính chất tiếp xúc thân thể như hành vi cố tình đụng chạm vào cơ thể, vuốt ve, ôm ấp, hôn, tấn công tình dục, hiếp dâm, cưỡng dâm;
- Quấy rối tình dục bằng lời nói, có thể bao gồm những lời nói nhận xét không phù hợp về mặt đạo đức và xã hội, lời nói không phù hợp với văn hóa, những lời nói ngụ ý thể hiện quan hệ tình dục, những câu chuyện cười gợi ý về tình dục, nhận xét về những trang phục, nhận xét về cơ thể của một người nào đó, hình thức này có thể bao gồm những lời đề nghị, những yêu cầu hướng tới mục tiêu tình dục, lời mời đi chơi mang tính chất tình dục. Tuy nhiên để trở thành quấy rối tình dục thì lời nói đó phải được lặp đi lặp lại một cách liên tục và thường xuyên;
- Quấy rối tình dục bằng hành vi. Có thể được thể hiện bằng những hành vi không đứng đắn, những cử chỉ gợi tình, nháy mắt, cử chỉ bằng ngón tay. Thực hiện hành vi với mục đích phô bày tính cách khiêu dâm, hình ảnh, nhân vật, phô bày các tin nhắn, các hình ảnh khác gọi đến tình dục.
Vì vậy, giảng viên khi có hành vi gạo tiền, quấy rối tình dục sinh viên thì sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Căn cứ theo quy định tại Điều 28 của Nghị định 04/2021/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giáo dục, có quy định về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về kỷ luật người học, xúc phạm danh dự nhân phẩm, xâm phạm thân thể của người học, vi phạm quy định về chính sách đối với người học. Theo đó:
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi kỷ luật người học không đúng quy định của pháp luật; hoặc có hành vi xúc phạm danh dự, xúc phạm nhân phẩm, xúc phạm thân thể của người học tuy nhiên chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi vi phạm quy định về chính sách đối với người học.
Theo đó, giảng viên có hành vi gạ tình sinh viên tuy nhiên chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
2. Giảng viên gạ tình sinh viên có bị truy cứu trách hình sự không?
Hiện nay, việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi gạ tình của giảng viên vẫn chưa được Bộ luật hình sự năm 2015 quy định cụ thể. Tuy nhiên, nếu minh chứng được hành vi quấy rối tình dục đã vi phạm nghiêm trọng đến danh dự và nhân phẩm của người khác, thì người thực hiện hành vi này hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác căn cứ theo quy định tại Điều 155 của Bộ luật hình sự năm 2015. Khung hình phạt được quy định như sau:
-
Khung hình phạt cơ bản là phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm;
-
Khung hình phạt tăng nặng thứ nhất là phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm;
-
Khung hình phạt tăng nặng thứ hai là phạt tù từ 02 năm đến 05 năm;
-
Khung hình phạt bổ sung có thể được áp dụng đó là cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề, cấm làm công việc nhất định trong khoảng thời gian từ 01 năm đến 05 năm.
3. Giảng viên gạ tình sinh viên có vi phạm đạo đức nhà giáo không?
Theo quy định của pháp luật hiện nay, hành vi lợi dụng mối quan hệ giảng viên và sinh viên để đưa ra những lời đề nghị gặp mặt riêng, cưỡng ép sinh viên quan hệ tình dục là một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật, vi phạm nghiêm trọng về đạo đức nhà giáo. Căn cứ theo quy định tại Điều 66 của Luật giáo dục năm 2019 có quy định về vị trí và vai trò của nhà giáo. Theo đó:
-
Nhà giáo là những người thực hiện nhiệm vụ công tác giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục;
-
Nhà giáo công tác và giảng dạy tại cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, các cơ sở giáo dục khác, giảng dạy với trình độ sơ cấp, giảng dạy trình độ trung cấp sẽ được coi là giáo viên, nhà giáo giảng dạy từ trình độ cao đẳng trở lên thì sẽ được coi là giảng viên;
-
Nhà giáo có vai trò vô cùng quan trọng, có vai trò quyết định trong quá trình đảm bảo chất lượng giáo dục của học sinh và sinh viên, nhà giáo có vị thế quan trọng trong xã hội, đồng thời đây là một trong những ngành nghề được xã hội tôn trọng và cao quý.
Căn cứ theo quy định tại Điều 67 của Luật giáo dục năm 2019 có quy định về tiêu chuẩn nhà giáo. Không phải bất kỳ cá nhân nào cũng đáp ứng được đầy đủ tiêu chuẩn nhà giáo. Nhà giáo cần phải đáp ứng được các tiêu chuẩn như sau:
-
Có phẩm chất đạo đức tốt, có tư tưởng tốt;
-
Đáp ứng đầy đủ điều kiện vị trí việc làm, đáp ứng chuẩn nghề nghiệp theo vị trí việc làm;
-
Có khả năng cập nhật, nâng cao năng lực chuyên môn và nâng cao năng lực nghiệp vụ;
-
Đảm bảo đầy đủ yêu cầu sức khỏe trong quá trình làm việc.
Căn cứ theo quy định tại Điều 69 của Luật giáo dục năm 2019 có quy định về nhiệm vụ của nhà giáo. Nhà giáo mang trong mình những nhiệm vụ quan trọng như sau:
-
Giảng dạy, giáo dục theo nguyên lý giáo dục, theo mục tiêu, thực hiện đầy đủ chức năng và nhiệm vụ của mình, thực hiện đầy đủ chương trình giáo dục, thực hiện có chất lượng các chương trình giáo dục;
-
Là một nhà giáo gương mẫu, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của công dân, tuân thủ đầy đủ điều lệ của nhà trường, tuân thủ đầy đủ quy tắc ứng xử của nhà giáo;
-
Có thái độ giữ gìn tốt phẩm chất uy tín và danh dự của nhà giáo, tôn trọng người học, đối xử công bằng với người học, luôn luôn có thái độ bảo vệ tốt quyền lợi hợp pháp và chính đáng của người học;
-
Học tập nâng cao phẩm chất đạo đức, rèn luyện nâng cao phẩm chất, nâng cao trình độ chính trị, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có khả năng đổi mới phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp, nêu gương tốt cho người học.
Căn cứ theo quy định tại Điều 22 của Luật giáo dục năm 2019 có quy định về các hành vi nhà giáo không được làm. Trong đó, các hành vi bị nghiêm cấm trong cơ sở giáo dục bao gồm:
-
Hành vi xuyên tạc nội dung giáo dục trái quy định của pháp luật;
-
Có hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm, xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ, người lao động công tác và làm việc trong các cơ sở giáo dục và người học;
-
Gian lận trong quá trình thi cử, học tập, kiểm tra phát hiện tuyển sinh;
-
Hút thuốc, uống rượu bia, có hành vi gây rối an ninh trật tự công cộng;
-
Ép buộc học sinh phải học thêm để thu tiền;
-
Lợi dụng quá trình tài trợ, ủng hộ trong lĩnh vực giáo dục để ép buộc học sinh hoặc phụ huynh đóng góp tiền, đóng góp hiện vật.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật giáo dục 2019;
– Nghị định 04/2021/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giáo dục;
– Nghị định 127/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 04/2021/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục;
– Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi năm 2017).
THAM KHẢO THÊM: