Trên thực tế vẫn còn tồn tại đối với trường hợp giăng dây điện bẫy chuột. Tuy nhiên lại không may mắn khi để lại hậu quả là làm chết người. Vậy theo quy định hiện nay thì giăng dây điện để bẩy chuột mà làm chết người thì có bị đi tù hay không?
Mục lục bài viết
1. Giăng dây điện bẫy chuột làm chết người có bị đi tù không?
Căn cứ theo quy định tại tiết b Mục 12 Phần I Công văn
Đề nghị hướng dẫn đối với những trường hợp có hành vi sử dụng điện trái phép làm chết người thì xét xử về tội gì? Dựa trên các nguyên tắc, để xét xử đúng tội thì cần phải xem xét đầy đủ từng trường hợp cụ thể. Về nguyên tắc chung, Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn như sau:
– Đối với những trường hợp có hành vi sử dụng điện trái phép để diệt chuột, chống súc vật và phá hoại đối với mùa màng thì cần phân biệt như sau:
+ Nếu như trường hợp người sử dụng điện mắc điện ở những nơi có nhiều người qua lại thì cho dù có làm biển báo hiệu, nếu như biết được việc mắc điện trong trường hợp này là nguy hiểm đến tính mạng con người, nhưng cứ mắc hoặc vẫn có thái độ bỏ mặc cho hậu quả xẩy ra và thực tế là có người bị điện giật chết, thì người phạm tội sẽ bị cơ quan có thẩm quyền xét xử về tội giết người.
+ Nếu trường hợp người sử dụng điện mắc điện ở nơi họ tin rằng không có người qua lại, có biển báo nguy hiểm có sự canh gác cẩn thận và tin rằng hậu quả chết người không thể xảy ra nhưng hậu quả lại có người bị điện giật chết, thì người phạm tội bị xét xử về tội vô ý làm chết người.
Theo đó, đối với trường hợp sử dụng điện bẫy chuột gây chết người bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo từng trường hợp như sau:
– Nếu trường hợp lắp đặt hàng rào điện tự chế để có mục đích bẫy, bắt chuột được thực hiện ở những nơi có nhiều người qua lại và người mắc điện biết điều đó nhưng người thực hiện hàng rào điện vẫn cố ý mắc hoặc người đó để mặc cho các hậu quả xảy ra sau khi mắc điện cho dù đều người đó có để Biển báo nguy hiểm thì nếu có người bị điện giật chết cho vướng phải lưới điện, người mắc điện sẽ bị xét xử về Tội giết người căn cứ theo Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015 với mức hình phạt cao nhất là tử hình.
– Nếu như việc lắp đặt, sử dụng điện bẫy chuột mà được thực hiện ở những nơi mà người mắc điện thấy an toàn và cho rằng sẽ không có người qua lại, người đó tự tin mình sẽ thực hiện tốt với các biện pháp như canh gác cẩn trọng, cảnh báo đối với người qua lại, cắm biển báo nguy hiểm nhưng vẫn có hậu quả làm chết người xảy ra do lưới điện đó thì người mắc điện sẽ bị cơ quan có thẩm quyền xét xử về Tội vô ý làm chết người theo quy định tại Điều 128 Bộ luật Hình sự 2015 với mức hình phạt cao nhất là 10 năm tù.
– Bên cạnh đó, nếu như việc mắc điện mà không phải để bẫy, bắt chuột phá hoại mùa màng mà chỉ dừng lại ở mục đích là để chống trộm và nếu có hậu quả chết người xảy ra do lưới điện đó thì người mắc điện sẽ bị xét xử về Tội giết người theo Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì đối với trường hợp giăng dây điện để bẫy chuột thì tùy vào tính chất, mức độ của sự việc để áp dụng mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Sử dụng điện bẫy chuột có vi phạm pháp luật không?
Căn cứ theo quy định tại điểm đ khoản 4 Điều 15 Nghị định 134/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 18 Điều 2 Nghị định 17/2022/NĐ-CP quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực, an toàn thuỷ điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả có quy định như sau:
Vi phạm quy định về an toàn điện thì sẽ bị phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
– Sử dụng điện để làm bẫy, bắt động vật hoặc làm phương tiện bảo vệ trực tiếp trái quy định của pháp luật;
Dựa theo quy định tại Điều 3 Nghị định 134/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 2 Nghị định 17/2022/NĐ-CP có quy định như sau:
Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và mức phạt tiền như sau:
– Hình thức xử phạt chính:
+ Phạt cảnh cáo;
+ Phạt tiền.
– Hình thức xử phạt bổ sung:
+ Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính hay nói cách gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
+ Tiến hành tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề có thời hạn;
+ Đình chỉ đố với các hoạt động điện lực có thời hạn; đình chỉ hoạt động dán nhãn năng lượng có thời hạn.
– Đối với mức phạt tiền được quy định như sau:
+ Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực điện lực được xác định là 100.000.000 triệu đồng đối với cá nhân và 200.000.000 triệu đồng đối với tổ chức;
+ Mức phạt tiền được quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện.
Theo đó, đối với trường hợp cá nhân có hành vi sử dụng điện bẫy chuột là hành vi vi phạm pháp luật và bị xử phạt hành chính được xác định từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng.
3. Tội vô ý làm chết người được quy định thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 128 Bộ luật Hình sự 2015 về tội vô ý làm chết người có quy định như sau:
Đối với tội vô ý làm chết người sẽ được xử lý sau đây:
– Người nào thực hiện hành vi mà vô ý làm chết người, thì sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
– Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì sẽ bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.
Căn cứ theo quy định tại Điều 129 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính có quy định như sau:
– Người nào có hành vi mà vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính, thì sẽ bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
– Phạm tội mà làm chết từ 02 người trở lên, thì sẽ bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.
– Ngoài ra, người phạm tội còn có thể sẽ bị cấm đảm nhiệm đối với chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì nếu bị truy cứu và bị tuyên án với tội danh vô ý làm chết người thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Nếu trường hợp là tội danh vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính thì vẫn có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Đồng thời vẫn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017;
– Nghị định 17/2022/NĐ-CP quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực, an toàn thuỷ điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả;
– Công văn 81/2002/TANDTC năm 2002 của toà án nhân dân tối cao số 81/2002/tandtc ngày 10 tháng 6 năm 2002 về việc giải đáp các vấn đề nghiệp vụ.