Trong doanh nghiệp, tình trạng thành viên xin rút vốn thường xuyên xảy ra. Vậy có được giảm vốn điều lệ khi có thành viên xin rút vốn không? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây:
Mục lục bài viết
1. Thế nào là vốn điều lệ?
Theo quy định của
Vốn điều lệ là yếu tố không thể thiếu trong cơ cấu vốn của doanh nghiệp. Vốn điều lệ có nghĩa ý quan trọng trong việc xác định tỷ lệ góp vốn của chủ sở hữu, các thành viên trong công ty. Từ đó, làm căn cứ để phân chia lợi nhuận, quyền và nghĩa vụ giữa các thành viên tham gia góp vốn.
2. Có được giảm vốn điều lệ khi có thành viên xin rút vốn không?
2.1. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên:
Căn cứ khoản 3 Điều 68
– Công ty tiến hành mua lại phần vốn góp của thành viên.
– Vốn điều lệ không được các thành viên thanh toán đầy đủ và đúng hạn.
– Thực hiện hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên theo tỷ lệ phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ của công ty nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên, tính từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho thành viên.
Như vậy, Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên chỉ có thể thực hiện rút vốn theo hình thức trên và Công ty sẽ làm thủ tục giảm vốn điều lệ.
2.2. Đối với công ty cổ phần:
Căn cứ khoản 5 Điều 112 Luật doanh nghiệp năm 2020 quy định các trường hợp giảm vốn điều lệ trong công ty cổ phần như sau:
– Công ty mua lại cổ phần đã bán;
– Vốn điều lệ không được các cổ đông thanh toán đầy đủ và đúng hạn;
– Nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho cổ đông thì công ty thực hiện hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty dựa trên quyết định của Đại hội đồng cổ đông.
Như vậy, những trường hợp nêu trên công ty cổ phần có thể giảm vốn điều lệ.
Lưu ý, đối với công ty cổ phần, việc giảm vốn điều lệ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc thanh toán các nghĩa vụ tài chính của công ty cổ phần. Do đó, công ty cổ phần phải cam kết bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác sau khi giảm vốn.
3. Hồ sơ, thủ tục giảm vốn điều lệ trong công ty:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:
Hồ sơ giảm vốn điều lệ trong công ty bao gồm:
– Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký;
– Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên, công ty hợp danh: phải có nghị quyết, quyết định và biên bản họp của Hội đồng thành viên;
– Văn bản của Cơ quan đăng ký đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (áp dụng đối với trường hợp phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp theo quy định Luật đầu tư);
Bước 2: Đăng nhập và nộp hồ sơ trên hệ thống online của Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Bước 3: Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ và thực hiện thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.
– Trường hợp hồ sơ không hợp lệ: Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho doanh nghiệp.
– Trường hợp hồ sơ hợp lệ: giải quyết và ra kết quả theo quy định.
– Nếu như cơ quan từ chối thay đổi thì phải có văn bản thông báo và nêu rõ lý do gửi đến doanh nghiệp.
Bước 4: Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp sau khi nhận được hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đầy đủ và hợp lệ.
Thời gian giải quyết là trong vòng 03 ngày làm việc, tính từ ngày nhận được thông báo.
4. Mẫu thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp:
Phụ lục II-1
(Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT ngày 16 tháng 03 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
TÊN DOANH NGHIỆP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: … | …, ngày …. tháng …. năm ……… |
THÔNG BÁO
Thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp
Kính gửi: Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh, thành phố……
Tên doanh nghiệp (ghi bằng chữ in hoa): …
Mã số doanh nghiệp/Mã số thuế: ……
Số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (chỉ kê khai nếu không có mã số doanh nghiệp/mã số thuế):…..Ngày cấp ……/…./…Nơi cấp: …
Doanh nghiệp đăng ký thay đổi trên cơ sở (chỉ kê khai trong trường hợp doanh nghiệp đăng ký thay đổi trên cơ sở tách doanh nghiệp hoặc sáp nhập doanh nghiệp, đánh dấu X vào ô thích hợp):
– Đăng ký thay đổi trên cơ sở tách doanh nghiệp □
– Đăng ký thay đổi trên cơ sở sáp nhập doanh nghiệp □
Thông tin về doanh nghiệp bị sáp nhập (chỉ kê khai trong trường hợp doanh nghiệp đăng ký thay đổi trên cơ sở sáp nhập doanh nghiệp):
Tên doanh nghiệp (ghi bằng chữ in hoa): ……
Mã số doanh nghiệp/Mã số thuế: …
Số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (chỉ kê khai nếu không có mã số doanh nghiệp/mã số thuế):….Ngày cấp .…./.…./…Nơi cấp: …
Đề nghị Phòng Đăng ký kinh doanh thực hiện chấm dứt tồn tại đối với doanh nghiệp bị sáp nhập và các chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp bị sáp nhập.
– Doanh nghiệp có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại đảo và xã, phường, thị trấn biên giới; xã, phường, thị trấn ven biển; khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh: Có □ Không □
Doanh nghiệp đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp/thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp như sau:
(Doanh nghiệp chọn và kê khai vào trang tương ứng với nội dung đăng ký/thông báo thay đổi và gửi kèm)
ĐĂNG KÝ THAY ĐỔI VỐN ĐIỀU LỆ, PHẦN VỐN GÓP, TỶ LỆ PHẦN VỐN GÓP
1. Đăng ký thay đổi vốn điều lệ của công ty:
Vốn điều lệ đã đăng ký (bằng số, bằng chữ, VNĐ): ……
Vốn điều lệ sau khi thay đổi (bằng số, bằng chữ, VNĐ): ……
Giá trị tương đương theo đơn vị tiền nước ngoài (nếu có, ghi bằng số, loại ngoại tệ): ……
Có hiển thị thông tin về giá trị tương đương theo đơn vị tiền tệ nước ngoài trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hay không? Có □ Không □
Thời điểm thay đổi vốn: ……
Hình thức tăng, giảm vốn: ……
Tài sản góp vốn sau khi thay đổi vốn điều lệ:
STT | Tài sản góp vốn | Giá trị vốn của từng tài sản trong vốn điều lệ (bằng số, VNĐ) | Tỷ lệ (%) |
1 | Đồng Việt Nam | ||
2 | Ngoại tệ tự do chuyển đổi (ghi rõ loại ngoại tệ, số tiền được góp bằng mỗi loại ngoại tệ) | ||
3 | Vàng | ||
4 | Quyền sử dụng đất | ||
5 | Quyền sở hữu trí tuệ | ||
6 | Các tài sản khác (ghi rõ loại tài sản, số lượng và giá trị còn lại của mỗi loại tài sản, có thể lập thành danh mục riêng kèm theo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp) | ||
Tổng số |
Thông tin về cổ phần (chỉ kê khai đối với công ty cổ phần):
Mệnh giá cổ phần: …………
STT | Loại cổ phần | Số lượng | Giá trị (bằng số, VNĐ) | Tỉ lệ so với vốn điều lệ (%) |
1 | Cổ phần phổ thông | |||
2 | Cổ phần ưu đãi biểu quyết | |||
3 | Cổ phần ưu đãi cổ tức | |||
4 | Cổ phần ưu đãi hoàn lại | |||
5 | Các cổ phần ưu đãi khác | |||
Tổng số |
2. Đăng ký thay đổi phần vốn góp, tỷ lệ phần vốn góp công ty TNHH, công ty hợp danh:
Kê khai phần vốn góp, tỷ lệ phần vốn góp mới của thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên/thành viên hợp danh công ty hợp danh theo mẫu tương ứng tại các Phụ lục I-6, Phụ lục I-9 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT.
(Đối với thành viên có phần vốn góp không thay đổi, trong danh sách thành viên không bắt buộc phải có chữ ký của thành viên đó).
NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT |
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
–
– Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp;
– Nghị định số 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.