Khi nhắc đến nơi giữ người bị tạm giữ, người bị tạm giam, người chấp hành án phạt tù, từ chung thân hoặc người đang chờ thi hành án tử hình, sẽ không khỏi nhắc đến từ trại giam. Trại giam là nơi chấp hành hình phạt của người bị kết án từ có thời hạn và tù chung thân. Cùng tìm hiểu dưới dây:
Mục lục bài viết
1. Giám thị trại giam là gì?
Giám thị trại giam là người trông coi kỉ luật, trật tự ở trại giam và trại tạm giam
Giám thị trại giam là người phụ trách chung, chịu trách nhiệm quản lý và điều hành toàn bộ hoạt động của trại giam, trại tạm giam, quản lý việc giam giữ, giáo dục, cải tạo,… đối với những người bị giam và tạm giam theo quy định của pháp luật.
Tại điểm b khoản 4 Điều 17 Luật thi hành án hình sự 2019, Giám thị, Phó Giám thị, Trưởng phân trại, Phó trưởng phân trại, Đội trưởng, Phó đội trưởng phải là người có trình độ đại học cảnh sát, đại học an ninh hoặc cử nhân luật trở lên và bảo đảm các tiêu chuẩn khác theo quy định.
Như vậy, giám thị trại giam là những người có chức năng chính là trông coi, quản lý những hoạt động tại trại giam và những người này phải là những người có trình độ học vấn cụ thể là tốt nghiệp tại các trường cảnh sát, đại học an ninh hoặc là tốt nghiệp cử nhân luật trở lên, trường hợp không phải là một trong những yêu cầu đó thì không thể làm Giám thị trại giam.
Giám thị tên tiếng anh là: supervisor
Giám thị trại giam tên tiếng anh là: prison warden
Prison warden is the person who looks after discipline and order in prisons and detention camps
The prison superintendent is the general person in charge, responsible for managing and administering the entire operation of the prison, detention center, detention management, education, re-education, etc. for the incarcerated persons and detention in accordance with the law.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của giám thị trại giam:
Khoản 2 Điều 17 Luật thi hành án hình sự 2019 quy định, giám thị trại giam có các quyền hạn và nhiệm vụ:
2.1. Nhiệm vụ của giám thị trại giam:
- Giám thị trại giam có nhiệm vụ tổ chức, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của trại tạm giam theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Luật giám định tư pháp, theo đó, giám thị phải:
- Tiếp nhận, tổ chức quản lý giam giữ, giáo dục cải tạo phạm nhân
Thông báo cho nhân thân của phạm nhân về việc tiếp nhận phạm nhân và tình hình chấp hành án của người đó- Đề nghị Tòa án nơi có thẩm quyền xem xét, quyết định giảm thời hạn chấp hành án phạt tù, tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, tha tù trước thời hạn có điều kiện đối với phạm nhân theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện lệnh trích xuất của cơ quan, người có thẩm quyền.
- Nhận tài sản, tiền mà phạm nhân, thân nhân của phạm nhân tự nguyện nộp tại trại tạm giam để thi hành án, chuyển cho cơ quan thi hành án dân sự nơi Tòa án đã xét xử sơ thẩm vụ án có trụ sở hoặc cơ quan thi hành án dân sự được ủy thác thi hành án; nhận tài sản, tiền do cơ quan thi hành án dân sự chuyển đến để giao cho phạm nhân theo quy định của Luật thi hành án dân sự.
- Phối hợp với cơ quan thi hành án dân sự trong việc cung cấp thông tin về nơi chấp hành án phạt tù và việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự của phạm nhân, thông tin nơi về cư trú của người chấp hành xong án phạt tù, người được đặc xá, người được miễn chấp hành án phạt tù, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện; chuyển giao giấy tờ có liên quan đến phạm nhân phải thi hành hình phạt tiền, tịch thu tài sản, các nghĩa vụ dân sự.
- Làm thủ tục giải quyết trường hợp phạm nhân chết.
- về việc chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù; tiếp nhận, tổ chức quản lý giam giữ, giáo dục cải tạo phạm nhân là công dân Việt Nam phạm tội và bị kết án phạt tù ở nước ngoài được chuyển giao về Việt Nam để chấp hành án; thực hiện các quy định của Luật này về thi hành án phạt trục xuất.
- Thực hiện thống kê, báo cáo về thi hành án phạt tù.
- Ra quyết định phân loại và tổ chức giam giữ phạm nhân theo loại; quyết định xếp loại chấp hành án phạt tù, quyết định nâng, hạ loại phạm nhân, quyết định công nhận phạm nhân vi phạm kỷ luật đã tiến bộ, quyết định một số biện pháp điều tra ban đầu theo quy định của pháp luật, quyết định đình nã khi bắt được phạm nhân trốn trại giam;
quyết định khen thưởng , kỷ luật phạm nhân.
2.2. Quyền hạn của giám thị trại giam:
- Quyết định kiểm tra, thu giữ, xử lý đồ vật, tài liệu thuộc danh mục cấm
- Quyết định trích xuất phạm nhân phục vụ yêu cầu khám bệnh, chữa bệnh, quản lý, lao động, học tập; phạm nhân đến khu điều trị tại bệnh viện để phục vụ phạm nhân bị bệnh nặng không tự phục vụ bản thân được, phạm nhân có con dưới 36 tháng tuổi theo mẹ vào trại giam bị bệnh phải đưa đi bệnh viện điều trị.
- Ra quyết định truy nã và phối hợp tổ chức truy bắt kịp thời phạm nhân trốn trại giam.
Ngoài ra, Phó Giám thị trại giam thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Giám thị theo sự phân công, hoặc ủy quyền của Giám thị và chịu trách nhiệm trong phạm vi công việc được giao.
Tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 133/2020/ NĐ-CP thi hành một số điều luật thi hành án hình sự, Giám thị trại giam cũng có các quyền và nghĩa vụ nhất định, Giám thị trại giam có trách nhiệm bố trí lao động cho phạm nhân phù hợp với độ tuổi, sức khỏe, giới tính, mức án, tính chất, mức độ hành vi phạm tội của từng phạm nhân và đáp ứng yêu cầu quản lý giam giữ, giáo dục cải tạo phạm nhân đối với phạm nhân trong thời gian chấp hành án phạt tù ở trại giam. Phạm nhân phải lao động dưới sự giám sát, quản lý của trại giam. Nghị định cũng quy định rõ thời gian lao động của phạm nhân, trường hợp đột xuất hoặc do yêu cầu lao động học nghề, Giám thị có thể yêu cầu phạm nhân làm thêm giờ nhưng không được quá số giờ làm việc trong ngày theo quy định của pháp
Giám thị trại giam căn cứ vào điều kiện cụ thể của trại giam, quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 133/2020/NĐ-CP và nhu cầu, khả năng hợp tác với tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật Thi hành án hình sự để lập tờ trình, kế hoạch, dự án về hợp tác lao động, dạy nghề cho phạm nhân tại khu lao động, dạy nghề cho phạm nhân theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều 6 Nghị định này, trình Cục trưởng Cục Cảnh sát Quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng thuộc Bộ Công an (đối với các trại giam do Bộ Công an quản lý), Thủ trưởng Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng (đối với trại giam do Bộ Quốc phòng quản lý), Thủ trưởng Cơ quan thi hành án hình sự Quân khu (đối với trại giam do Quân khu quản lý) để xem xét, thẩm định, phê duyệt, thành lập trước khi tổ chức cho phạm nhân lao động, học nghề
Tóm lại, Giám thị trại giam được thực hiện các quyền và nhiệm vụ nhất định theo quy định pháp luật, họ thực hiện một số nhiệm vụ như tiếp nhận, tổ chức quản lý giam giữ, giáo dục cải tạo phạm nhân, thống kê, báo cáo về thi hành án phạt tù, bố trí lao động cho phạm nhân phù hợp với độ tuổi, sức khỏe, giới tính, mức án, tính chất, mức độ hành vi phạm tội của từng phạm nhân và đáp ứng yêu cầu quản lý giam giữ, giáo dục cải tạo phạm nhân đối với phạm nhân trong thời gian chấp hành án phạt tù ở trại giam và các quyền hạn đặc trưng khác như quyết định kiểm tra, thu giữ, xử lý đồ vật, tài liệu thuộc danh mục cấm, có quyền yêu cầu phạm nhân làm thêm giờ nhưng không được quá số giờ làm việc trong ngày theo quy định của pháp luật lao động.
3. Một số trại giam ở Việt Nam và trên thế giới:
Thứ nhất, trại giam ở Việt Nam
Theo thống kê của Tổng cục 8 Bộ Công an, số trại quản lý là 53 trại giam, 70 trại tạm giam, trong đó có 4 trại giam trực thuộc Bộ Công an, 5 cơ sở giáo dục bắt buộc và 3 trường giáo dưỡng. Số lượng trại giam tập trung đông nhất ở Thanh Hóa gồm 4 trại giam và Hà Nội gồm 2 trại giam và 3 trại tạm giam. Ở miền nam, trại giam lớn nhất với số lượng phạm nhân lên đến 8000 phạm nhân tính đến tháng 9/ 2016 là trại giam Thủ Đức ( trại giam Z-30D )
- Trại giam của Bộ Công An
- Trại tạm giam T16 ở Thiên Đông, xã Mỹ Hưng, huyện Thanh Oai, Hà Nội
- Trại tạm giam T17 ở 258 đường Nguyễn Trãi, quận 1, TP Hồ Chí Minh
- Trại tạm giam B34, thuộc Bộ Công an, ở 237, Nguyễn Văn Cừ, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh
- Trại tạm giam B14, thuộc Cục An ninh điều tra, Tổng cục An ninh, ở xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội
- Cơ sở giáo dục bắt buộc
- Cơ sở giáo dục bắt buộc Thanh Hà, đóng tại thị trấn Gia Khánh, Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc
- Cơ sở giáo dục bắt buộc Phú Hòa, ở xã Phước Hòa, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương
- Cơ sở giáo dục bắt buộc Cồn Cát, ở huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng
- Cơ sở giáo dục bắt buộc A1 (trại cải tạo A30 cũ), ở xã Hòa Phú, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên
- Trường giáo dưỡng
- Trường giáo dưỡng số 2, ở Mai Sơn, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình
- Trường giáo dưỡng số 3, ở xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng
- Trường giáo dưỡng số 4, ở An Phước, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai
- Ngoài ra còn một số trại giam khác trên địa bàn các tỉnh ở Việt Nam như:
- Trại tạm giam Công an tỉnh Nam Định
- Trại giam số 3, Cục C10- Bộ Công an, Cách địa phận km số 0 đường Hồ Chí Minh thuộc xã Nghĩa Dũng, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An
- Trại giam số 6, Cục C 10, xã Hạnh Lâm, huyện Thanh Chương, Nghệ An
- Trại tạm giam Nghi Kim, TP Vinh, Nghệ An
- Trại giam Ninh Khánh, trực thuộc Cục C10, Bộ Công an, đóng tại Dưỡng Thượng, xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư, Tỉnh Ninh Bình
- Trại giam Bình Sơn, xã Mai Sơn, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình.
- Trại Giam Sông Cái, thuộc tổng cục 8, đóng chân trên địa bàn xã Phước Tiến, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận, hiện đang giam giữ, cải tạo, giáo dục hơn 1.600 phạm nhân
- Trại giam Tân Lập, thuộc tổng cục 8, ở Vô Tranh, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ
- Trại tạm giam Công an tỉnh Phú Thọ tại xã Tiên Kiên, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ
- Trại giam Đồng Sơn, ở Đồng Sơn, Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình thuộc Tổng cục 8
- Trại giam An Điềm, thuộc Tổng cục 8 Bộ Công an, ở huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam
- Trại giam ở Quảng Ngãi
Thứ hai, trại giam, nhà tù trên thế giới
- Nhà tù Belmarsh, Anh
- Nhà tù Attica Correctional Facility, New York, Mỹ
- Nhà tù Bang Kwang, Thái Lan
- Nhà tù San Quentin, Mỹ
- Nhà tù Rikers Island, Mỹ
- Nhà tù tối đa an ninh Kamiti, Nairobi, Kenya
- Nhà tù liên bang Alcatraz, Mỹ
- Ngục La Santé, Pháp