Hoạt động giám sát, đánh giá dự án đầu tư công. Trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong giám sát, đánh giá dự án đầu tư công.
Hoạt động giám sát, đánh giá dự án đầu tư công. Trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong giám sát, đánh giá dự án đầu tư công.
Dự án đầu tư công được hiểu là dự án đầu tư sử dụng một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư công theo quy định của Luật Đầu tư công 2014
Có thể nói, hoạt động giám sát và đánh giá dự án đầu tư công có ý nghĩa vô cùng quan trọng, có ý nghĩa trong việc quản lý tiến độ thời gian, bảo đảm yêu cầu của dự án đầu tư, phát hiện kịp thời và có những biện pháp xử lý các tình huống phát sinh, góp phần cho các dự án đầu tư công được thực hiện thuận lợi, từ đó sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn vốn đầu tư công
Về hoạt động giám sát dự án đầu tư công: Nghị định số 84/2015/NĐ-CP quy định trách nhiệm thực hiện giám sát dự án đầu tư công thuộc về các cá nhân, cơ quan, tổ chức sau:
– Cơ quan được giao chuẩn bị đầu tư dự án tự tổ chức thực hiện theo dõi, kiểm tra quá trình chuẩn bị đầu tư dự án.
– Chủ đầu tư tự tổ chức thực hiện theo dõi, kiểm tra toàn bộ quá trình đầu tư dự án theo nội dung và các chỉ tiêu được phê duyệt
– Cơ quan chủ quản, người có thẩm quyền quyết định đầu tư thực hiện theo dõi, kiểm tra dự án thuộc phạm vi quản lý: Kiểm tra ít nhất một lần đối với các dự án có thời gian thực hiện đầu tư trên 12 tháng; Kiểm tra khi điều chỉnh dự án làm thay đổi địa điểm, mục tiêu, quy mô, tăng tổng mức đầu tư.
– Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công và cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thực hiện theo dõi, kiểm tra dự án thuộc phạm vi quản lý.
– Cơ quan hoặc người có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án thực hiện theo dõi, kiểm tra quá trình thực hiện dự án theo các nội dung đã được phê duyệt tại văn bản quyết định chủ trương đầu tư.
– Cơ quan hoặc người có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, cơ quan chủ quản và người có thẩm quyền quyết định đầu tư quyết định tổ chức kiểm tra dự án theo kế hoạch hoặc đột xuất.
Về hoạt động đánh giá dự án đầu tư công:
* Nguyên tắc và việc thực hiện đánh giá dự án đầu tư công:
– Đối với các dự án quan trọng quốc gia và dự án nhóm A theo quy định của Điều 7 , Điều 8 Luật Đầu tư công 2014 thì phải thực hiện đánh giá ban đàu, đánh giá giữa kỳ, đánh giá kết thúc và đánh giá tác động
– Đối với dự án nhóm B và nhóm C theo quy định tại Điều 9 Điều 10 Luật Đầu tư công 2014 thì phải thực hiện đánh giá kết thúc và đánh giá tác đông
– Đối với các dự án còn lại thì khi cần thiết, người có thẩm quyền quyết định đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công quyết định thực hiện các đánh giá khác theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Nghị định số 84/2014/NĐ-CP gồm : Đánh giá ban đầu, đánh giá giữa kỳ hoặc giai đoạn, đánh giá kết thúc, đánh giá tác động và đánh giá đột xuất.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
* Trách nhiệm thực hiện đánh giá dự án đầu tư công theo quy định của Nghị định số 84/2014/NĐ-CP thuộc về:
– Chủ đầu tư chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện đánh giá ban đầu, đánh giá giữa kỳ và đánh giá kết thúc;
– Người có thẩm quyền quyết định đầu tư chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện đánh giá đột xuất, đánh giá tác động.
Người có thẩm quyền quyết định đầu tư có thể giao cho chủ sử dụng hoặc cơ quan chuyên môn trực thuộc tổ chức thực hiện đánh giá tác động dự án do mình quyết định đầu tư;
– Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công tổ chức thực hiện các loại đánh giá theo kế hoạch và đánh giá đột xuất dự án thuộc phạm vi quản lý.
Nội dung đánh giá dự án đầu tư công bao gồm nội dung đánh giá ban đầu, nội dung đánh giá giữa kỳ hoặc đánh giá giai đoạn, nội dung đánh giá kết thúc; nội dung đánh giá tác động của dự án và nội dung đánh giá đột xuất được quy định cụ thể tại Điều 81 Luật Đầu tư công 2014.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Đánh giá tác động môi trường trong giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư
– Quyền của nhà đầu tư đầu tư vào khu công nghiệp, khu kinh tế
– Phân loại kế hoạch đầu tư công
Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.6568 hoặc gửi thư về địa chỉ email: [email protected].
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn pháp luật doanh nghiệp miễn phí qua tổng đài