Hiện nay, xây dựng được xem là một ngành có cơ hội tiềm năng phát triển cao. Vì vậy, để đảm bảo cho quá trình làm việc được diễn ra đúng chất lượng, đảm bảo an toàn thì cần phải có những nguyên tắc giám sát và đánh giá. Vậy, giám sát là gì? Những nguyên tắc cơ bản về giám sát và đánh giát?
Mục lục bài viết
1. Giám sát là gì?
Theo cách hiểu thông thường giám sát được hiểu là một hành động theo dõi, quan sát tiến độ thực hiện dự án nhằm đạt được kết quả nhất định của dự án. Giám sát được sử dụng để theo dõi những thay đổi trong khi thực hiện dự án.
Có ý kiến khác cho rằng giám sát là “Hoạt động này mang tính chủ động thường xuyên, liên tục và sẳn sàn tác động bằng các biện pháp tích cực để buộc và hướng các hoạt động của đối tượng chịu sự giám sát đi đúng quỹ đạo, quy chế nhằm đạt được mục đích, hiệu quả từ trước đảm bảo đúng với quy định pháp luật.”
Như vậy, tuy cách diễn đạt và biểu hiện ý nghĩa của từ “giám sát” có khác nhau, nhưng các quan điểm trên đều đề cập tới nội dung cơ bản: giám sát là một hình thức hoạt động quan trọng, đồng thời là quyền của cơ quan nhà nước thể hiện ở việc xem xét đối với hoạt động của các đối tượng chịu sự giám sát trong việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật nhằm đảm bảo pháp chế hoặc sự chấp hành những quy tắc chung nào đó. Giám sát cũng có thể là sự theo dõi, phản ánh của nhân dân đối với cơ quan có thẩm quyền trong các lĩnh vực khác nhau.
2. Chủ thể có thẩm quyền giám sát thi công:
- Chủ đầu tư tự thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình;
- Tổ chức tư vấn đủ điều kiện năng lực được chủ đầu tư thuê giám sát thi công xây dựng công trình;
- Đối với loại hợp đồng tổng thầu thiết kế – cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình (tổng thầu EPC) hoặc hợp đồng chìa khóa trao tay, trong hợp đồng có quy định về quyền giám sát của tổng thầu:
+ Tổng thầu thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình đối với phần việc do mình thực hiện và phần việc do nhà thầu phụ thực hiện;
+ Nhà thầu tư vấn đủ điều kiện năng lực được tổng thầu thuê giám sát (với điều kiện tổng thầu có quyền thực hiện giám sát);
+ Chủ đầu tư kiểm tra việc thực hiện giám sát thi công xây dựng của tổng thầu bằng cách cử đại diện tham gia kiểm tra, nghiệm thu công việc xây dựng, giai đoạn chuyển bước thi công quan trọng của công trình với điều kiện có sự thỏa thuận trước với tổng thầu trong kế hoạch kiểm tra, nghiệm thu.
- Đối với các công trình đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước và vốn nhà nước ngoài ngân sách:
+ Tổ chức giám sát thi công xây dựng công trình phải độc lập với các nhà thầu thi công xây dựng và các nhà thầu chế tạo, sản xuất, cung ứng vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình;
+ Tổ chức giám sát thi công xây dựng không được tham gia kiểm định chất lượng công trình xây dựng do mình giám sát;
+ Nhà thầu chế tạo, sản xuất, cung ứng vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình không được tham gia kiểm định chất lượng sản phẩm có liên quan đến vật tư, thiết bị do mình cung cấp.
3. Những nguyên tắc cơ bản về giám sát và đánh giá:
3.1. Giám sát thi công xây dựng công trình:
Một, yêu cầu đối với việc giám sát thi công
– Thực hiện trong suốt quá trình thi công từ khi khởi công xây dựng, trong thời gian thực hiện cho đến khi hoàn thành và nghiệm thu công việc, công trình xây dựng;
– Giám sát thi công công trình đúng thiết kế xây dựng được phê duyệt, tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật, quy định về quản lý, sử dụng vật liệu xây dựng, chỉ dẫn kỹ thuật và hợp đồng xây dựng;
– Trung thực, khách quan, không vụ lợi.
Hai, nội dung giám sát thi công xây dựng
– Thông báo về nhiệm vụ, quyền hạn của các cá nhân trong hệ thống quản lý chất lượng của chủ đầu tư, nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình, cho các nhà thầu có liên quan biết để phối hợp thực hiện;
– Kiểm tra các điều kiện khởi công công trình xây dựng theo quy định tại Điều 107 của Luật Xây dựng;
- Kiểm tra sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi công xây dựng công trình so với hồ sơ dự thầu và
hợp đồng xây dựng , bao gồm: Nhân lực, thiết bị thi công, phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng công trình; - Kiểm tra biện pháp thi công xây dựng của nhà thầu so với thiết kế biện pháp thi công đã được phê duyệt;
- Xem xét và chấp thuận các nội dung do nhà thầu trình và yêu cầu nhà thầu thi công chỉnh sửa các nội dung này trong quá trình thi công xây dựng công trình cho phù hợp với thực tế và quy định của hợp đồng. Trường hợp cần thiết, chủ đầu tư thỏa thuận trong
hợp đồng xây dựng với các nhà thầu về việc giao nhà thầu giám sát thi công xây dựng lập và yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng thực hiện đối với các nội dung nêu trên; - Kiểm tra và chấp thuận vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình;
- Kiểm tra, đôn đốc nhà thầu thi công xây dựng công trình và các nhà thầu khác triển khai công việc tại hiện trường theo yêu cầu về tiến độ thi công của công trình;
- Giám sát việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường đối với các công trình xây dựng theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; giám sát các biện pháp đảm bảo an toàn đối với công trình lân cận, công tác quan trắc công trình;
- Giám sát việc đảm bảo an toàn lao động theo quy định của quy chuẩn, quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật về an toàn lao động;
- Đề nghị chủ đầu tư tổ chức điều chỉnh thiết kế khi phát hiện sai sót, bất hợp lý về thiết kế;
- Tạm dừng thi công đối với nhà thầu thi công xây dựng khi xét thấy chất lượng thi công xây dựng không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, biện pháp thi công không đảm bảo an toàn; chủ trì, phối hợp với các bên liên quan giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong quá trình thi công xây dựng công trình và phối hợp xử lý, khắc phục sự cố theo quy định của
Nghị định ;46/2015/NĐ-CP
– Kiểm tra tài liệu phục vụ nghiệm thu; kiểm tra và xác nhận bản vẽ hoàn công;
– Tổ chức thí nghiệm đối chứng, kiểm định chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công trình, công trình xây dựng;
– Thực hiện nghiệm thu công việc xây dựng để chuyển bước thi công, nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dựng, nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng theo quy định; kiểm tra và xác nhận khối lượng thi công xây dựng hoàn thành;
– Tổ chức lập hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng;
– Thực hiện các nội dung khác theo quy định của hợp đồng xây dựng.
3.2. Đánh giá an toàn chịu lực và an toàn vận hành công trình trong quá trình khai thác sử dụng:
– Công trình quan trọng quốc gia, công trình quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp, ảnh hưởng đến an toàn cộng đồng phải được tổ chức đánh giá định kỳ về an toàn của công trình trong quá trình khai thác sử dụng.
– Nội dung đánh giá bao gồm an toàn chịu lực và an toàn vận hành trong quá trình khai thác, sử dụng của công trình. Việc đánh giá an toàn phòng cháy và chữa cháy, an toàn hạt nhân và các nội dung đánh giá an toàn khác được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
– Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình phải tổ chức đánh giá định kỳ về an toàn chịu lực và an toàn vận hành công trình, gửi kết quả đánh giá đến cơ quan có thẩm quyền quy định trên để theo dõi và kiểm tra.
– Thẩm quyền kiểm tra công tác đánh giá an toàn chịu lực, an toàn vận hành trong quá trình khai thác, sử dụng công trình:
+ Cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc Bộ Xây dựng và Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành kiểm tra đối với công trình cấp I trở lên theo chuyên ngành quản lý quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 51
+ Sở Xây dựng và Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành kiểm tra đối với công trình trên địa bàn từ cấp II trở xuống theo chuyên ngành quản lý quy định tại Khoản 4 Điều 51 Nghị định 46/2015/NĐ-CP;
+ Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tổ chức thực hiện kiểm tra đối với các công trình quốc phòng, an ninh.
– Chi phí thực hiện việc đánh giá an toàn công trình trong quá trình khai thác sử dụng bao gồm chi phí kiểm định chất lượng, chi phí thuế chuyên gia và các chi phí cần thiết khác do chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình chi trả và được tính vào chi phí bảo trì công trình xây dựng.
– Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành, Bộ Quốc phòng và Bộ Công an quy định về đối tượng công trình, tần suất đánh giá, quy trình đánh giá an toàn chịu lực, an toàn vận hành của công trình trong quá trình khai thác, sử dụng.
Trách nhiệm giám sát, quản lý chất lượng của nhà đầu tư:
- Thực hiện trách nhiệm của chủ đầu tư trong việc giám sát, quản lý chất lượng công trình xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng.
- Thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại hợp đồng dự án về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
- Thực hiện giám sát chất lượng thi công xây dựng công trình trên cơ sở thỏa thuận với cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại điểm b khoản 3 Điều 2 Thông tư này.
- Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định tại hợp đồng dự án và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
- Tổ chức thực hiện chuyển giao công nghệ, đào tạo, bảo hành, bảo trì và quản lý sử dụng công trình phù hợp với yêu cầu của hợp đồng dự án
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
;Luật Xây dựng 2014- Nghị định 46/2015/NĐ-CP về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.