Trong một số trường hợp, cá nhân cần có người giám hộ để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho mình. Vậy giám hộ là gì? Quy định về giám hộ và giám hộ đương nhiên mới nhất được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Giám hộ là gì?
Giám hộ là người giám hộ (bao gồm: cá nhân, pháp nhân) thực hiện một số hành vi để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người được giám hộ trước pháp luật. Người giám hộ có thể được Cơ quan nhà nước cử hoặc chỉ định hoặc đã là người giám hộ đương nhiên theo quy định pháp luật. Chức năng của người giám hộ sẽ thực hiện chăm sóc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp; chịu trách nhiệm trước pháp luật của người được giám hộ là những người như sau: chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự, người đang gặp khó khăn trong nhận thức, khó khăn làm chủ hành vi.
Căn cứ pháp lý quy định về giám hộ dựa vào pháp luật của nước nơi người được giám hộ cư trú, được hiểu là thường trú hoặc tạm trú. Nếu người được giám hộ tại Việt Nam quy định Giám hộ căn cứ Bộ luật dân sự 2015 như sau:
Điều kiện trở thành người giám hộ:
Cá nhân có đủ các điều kiện sau đây có thể làm người giám hộ:
+ Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định tại Điều 19 Bộ luật dân sự 2015
+ Người giám hộ đáp ứng đủ điều kiện sau: tư cách đạo đức tốt, chưa vi phạm pháp luật về tội cố ý gây thương tích hoặc xâm phạm tính mang hoặc sức khỏe hoặc danh dự hoặc nhân phẩm hoặc tài sản của người khác, điều kiện kinh tế, chỗ ở ổn định, có thời gian chăm sóc người được giám hộ, không phải là đối tượng bị Tòa án tuyên hạn chế quyền chăm sóc, nuôi dưỡng với người dưới 18 tuổi
Pháp nhân có đủ các điều kiện sau đây có thể làm người giám hộ:
+ Có năng lực pháp luật dân sự phù hợp với việc giám hộ theo quy định tại điều 676 Bộ luật dân sự 2015.
+ Đáp ứng đủ điều kiện về kinh tế, chỗ ở và các điều khác để hỗ trợ cho việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.
Điều kiện trở thành người được giám hộ:
+ Người mất năng lực hành vi dân sự theo quy định tại Điều 22 Bộ luật dân sự 2015.
+ Người dưới 18 tuổi nay không còn cha, mẹ
+ Người dưới 18 tuổi không xác định được cha, mẹ;
+ Người dưới 18 tuổi khi cha mẹ không đáp ứng đủ điều kiện về giám hộ như: đều mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và có yêu cầu người giám hộ;
+ Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi tại điều 23 Bộ luật dân sự 2015.
Quy định về giám hộ và giám hộ đương nhiên như sau:
Đối với trường hợp giám hộ đương nhiên chỉ áp dụng trường hợp sau:
+ Chồng hoặc vợ là người giám hộ cho vợ hoặc chông khi họ là người bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc người khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
+ Các con người giám hộ của cha và mẹ trường hợp cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự hoặc một trong các bên không đủ điều kiện giám hộ cho người còn lại. Đầu tiên con cả là người đứng ra người giám hộ cho cha và mẹ, nếu con cá không đáp ứng đủ điều kiện là người giám hộ thì các con còn lại theo thứ tự đủ điều kiện làm người giám hộ.
+ Cha mẹ sẽ là người giám hộ cho con nằm trong trường hợp người con bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc người khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và người con chưa có vợ, chồng, con hoặc vợ chồng, con đều không đáp ứng đủ các điều kiện để làm người giám hộ theo quy định trên.
+ Anh, chị, em ruột là người giám hộ cho anh, chị, em của mình. Anh cả và chị cả sẽ là người giám hộ, nếu anh cả chị cả không đáp ứng đủ điều kiện thì anh chị em ruột kế tiếp là người giám hộ
+ Ông ngoại, bà ngoại hoặc ông bà nội người giám hộ cho cháu khi cha mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em đều không đủ điều kiện là người giám hộ.
+ Cô, dì, chú, bác, cậu ruột là người giám hộ cho cháu khi ông, bà, cha ,mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em đều không đủ điều kiện là người giám hộ.
Đối với trường hợp giám hộ cử trong trường hợp:
Trường hợp giám hộ cử chỉ áp dụng trường hợp không có ai đáp ứng đủ điều kiện giám hộ cho người giám hộ theo tiêu chí người giám hộ đương nhiên đã nếu trên:
– Người dưới 18 tuổi hoặc mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sư hoặc Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi không có người giám hộ đương nhiên theo tiêu chí người giám hộ đương nhiên đã nêu trên thì ủy ban nhân dan cấp xã phường cử hoặc do Tòa án chỉ định nơi cư trú người được giám hộ người giám hộ đáp ứng đủ điều kiện cho người được giám hộ. Đối với đối tượng trẻ em trên sáu tuổi đến dưới 18 tuổi đều phải xét tính tự nguyện của người được giám hộ.
– Người giám hộ có quyền đồng ý hoặc không đồng ý về việc giám hộ cho người được giám hộ.
– Phải lập bằng văn bản việc ghi nhận cử người giám hộ. Nội dung trong văn bản cần đầy đủ các thông tin sau: họ và tên của người giám hộ và người được giám hộ; địa chỉ thường trú; tình trạng người được giám hộ, tình trạng tài sản của người được giám hộ, quyền và nghĩa vụ của người được giám hộ.
– Nếu cá nhân không đáp ứng điều kiện giám hộ cho người được giám hộ thì Tòa án xem xét chỉ định hoặc đề nghị pháp nhân sẽ thực hiện giám hộ cho người được giám hộ.
– Được sự đồng ý của người được giám hộ là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi nếu ại thời điểm yêu cầu người giám hộ họ vẫn có năng lực hành vi dân sư theo quy định pháp luật.
Lưu ý:
Việc giám hộ phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về hộ tịch.
Một cá nhân hoặc pháp nhân có thể giám hộ cho nhiều người.
2. Chấm dứt việc giám hộ và hậu quả của chấm dứt việc giám hộ:
Tóm tắt câu hỏi:
Bố mẹ mất khi tôi còn nhỏ, tôi được bác ruột nhận làm giám hộ nuôi tôi. Năm tôi 18 tuổi, để bớt khó khăn cho gia đình bác, tôi đã thôi học, đi làm và muốn sống tự lập. Tôi xin hỏi, trong trường hợp nào thì chấm dứt việc giám hộ và hậu quả của chấm dứt việc giám hộ được pháp luật quy định như thế nào?
Luật sư tư vấn:
Theo Điều 62
“1. Việc giám hộ chấm dứt trong trường hợp sau đây:
a) Người được giám hộ đã có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Người được giám hộ chết;
c) Cha, mẹ của người được giám hộ là người chưa thành niên đã có đủ điều kiện để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình;
d) Người được giám hộ được nhận làm con nuôi.
2. Thủ tục chấm dứt việc giám hộ thực hiện theo quy định của pháp luật về hộ tịch.”
Cũng theo Điều 63 Bộ luật dân sự năm 2015 thì hậu quả chấm dứt việc giám hộ được quy định như sau:
“1. Trường hợp người được giám hộ đã có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày chấm dứt việc giám hộ, người giám hộ thanh toán tài sản với người được giám hộ, chuyển giao quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch dân sự vì lợi ích của người được giám hộ cho người được giám hộ.
2. Trường hợp người được giám hộ chết thì trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt việc giám hộ, người giám hộ thanh toán tài sản với người thừa kế hoặc giao tài sản cho người quản lý di sản của người được giám hộ, chuyển giao quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch dân sự vì lợi ích của người được giám hộ cho người thừa kế của người được giám hộ; nếu hết thời hạn đó mà chưa xác định được người thừa kế thì người giám hộ tiếp tục quản lý tài sản của người được giám hộ cho đến khi tài sản được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế và thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ.
3. Trường hợp chấm dứt việc giám hộ quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều 62 của Bộ luật này thì trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày chấm dứt việc giám hộ, người giám hộ thanh toán tài sản và chuyển giao quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch dân sự vì lợi ích của người được giám hộ cho cha, mẹ của người được giám hộ.
4. Việc thanh toán tài sản và chuyển giao quyền, nghĩa vụ quy định tại Điều này được lập thành văn bản với sự giám sát của người giám sát việc giám hộ.”
3. Điều kiện của cá nhân làm người giám hộ:
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư, luật sư cho tôi hỏi vấn đề là bạn của tôi có vợ và con trai 5 tuổi bị mất năng lực hành vi dân sự, tuy nhiên hiện nay bạn tôi đã mất. Mà chị gái của bạn tôi có mong muốn được làm người giám hộ cho vợ và cháu trai thì liệu có được không?
Luật sư tư vấn:
Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về giám hộ. Áp dụng vào điều khoản trên, trong tình huống này cho thấy vợ và cháu trai bị mất năng lực hành vi dân sự mà chồng đã mất nên đương nhiên với trường hợp này vợ và cháu trai cần phải có người giám hộ.
Căn cứ vào Ðiều 53. Người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự, trong trường hợp này cho thấy người chồng đã mất nên người giám hộ đương nhiên là con của hai vợ chồng, tuy nhiên do con trai chưa đủ điều kiện để có thể làm người giám hộ thì bố mẹ sẽ là người giám hộ trực tiếp đối với vợ và cháu trai. Ngoài ra, nếu không ai có đủ điều kiện đề làm người giám hộ thì người vợ không có người giám hộ đương nhiên như theo quy định của pháp luật. Còn về cháu trai 5 tuổi bố đã mất, mẹ bị mất năng lực hành vi dân sự nên cháu bạn thuộc trường hợp không có người giám hộ đương nhiên.
Như vây, trong trường hợp này vợ và con trai 5 tuổi không có người giám hộ đương nhiên theo quy định nêu trên thì Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của người được giám hộ có trách nhiệm cử người giám hộ hoặc đề nghị một tổ chức đảm nhận việc giám hộ (Điều 53 Bộ luật dân sự năm 2015). Thủ tục cử người giám hộ thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 54 Bộ luật dân sự năm 2015.
Vậy nên, chị gái bạn có quyền đứng ra nhận làm người giám hộ cho vợ và cháu trai 5 tuổi đã bị mất năng lực hành vi dân sự.
4. Giám hộ cho người chưa thành niên vẫn còn cha mẹ:
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư! Cách đây gần một năm anh họ tôi qua đời. Sau đó vợ anh tôi (N.) chuyển đi khá xa sống mang theo hai đứa con và tuyên bố tuyệt giao với gia đình họ nội (gia đình tôi). Gần đây, do một số khó khăn kinh tế N. lại cho con về ở với ông bà nội (bác tôi) và đang có ý định cho con về ở hẳn với ông bà. Gia đình tôi muốn có đơn từ con hoặc cam kết người mẹ sau này sẽ không làm ảnh hưởng hay tranh chấp đòi lại hai đứa trẻ sau này.
Nhưng N. nhất quyết không chịu viết và nói hỗn chửi rủa bác tôi. Thêm vào đó dọa sẽ đưa hai cháu tôi vào trại mồ côi hay cứ thả về bắt buộc bác tôi nuôi nấng. Gia đình tôi rất muốn nuôi cháu nhưng cũng rất muốn phải có đơn từ khẳng định bác tôi là người giám hộ tránh ảnh hưởng đến tương lai hai đứa trẻ gặp phải tranh chấp người nuôi. Xin luật sư tư vấn giúp về các điều luật chúng tôi có thể dựa vào để thực hiện. Cảm ơn luật sư rất nhiều!
Luật sư tư vấn:
Theo quy định của pháp luật, giám hộ đương nhiên của hai đứa trẻ là mẹ của chúng. Bác của bạn, tức là ông bà của hai đứa trẻ, chỉ có thể trở thành giám hộ khi mẹ của hai đứa trẻ bị Tòa án hạn chế quyền hoặc không có điều kiện chăm sóc, giáo dục hai đứa trẻ này theo quy định tại Điều 52 Bộ luật dân sự 2015.
Ngoài ra, muốn trở thành người giám hộ phải đảm bảo những điều kiện được quy định tại Điều 49 Bộ luật dân sự 2015:
“Cá nhân có đủ các điều kiện sau đây có thể làm người giám hộ:
1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
2. Có tư cách đạo đức tốt và các điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.
3. Không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác.
4. Không phải là người bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con chưa thành niên.”
Bạn có thể chứng minh người mẹ không đủ điều kiện để chăm sóc, giáo dục hai đứa trẻ hoặc để Tòa án tuyên bố hạn chế quyền của người mẹ, bạn phải chứng minh được người mẹ này xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con; phá tán tài sản của con; có lối sống đồi trụy; xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội theo quy định tại Điều 85
“1. Cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên trong các trường hợp sau đây:
a) Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;
b) Phá tán tài sản của con;
c) Có lối sống đồi trụy;
d) Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
2. Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, Tòa án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 86 của Luật này ra quyết định không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp luật cho con trong thời hạn từ 01 năm đến 05 năm. Tòa án có thể xem xét việc rút ngắn thời hạn này.”
5. Cha mẹ có phải là người giám hộ đương nhiên:
Tóm tắt câu hỏi:
Ở người chưa thành niên thì cha mẹ có được coi là người giám hộ đương nhiên hay không?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định của Điều 52 Bộ luật dân sự 2015 về giám hộ thì việc giám hộ là cử người để thực hiện việc chăm sóc và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người được giám hộ là người chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự.. Theo đó, ở người chưa thành niên thì cha mẹ được coi là người giám hộ đương nhiên và là người đại diện đương nhiên.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
Bộ luật dân sự năm 2015.