Giám đốc thẩm là gì? Quy định về thủ tục giám đốc thẩm mới nhất? Trình tự, thủ tục thực hiện quy trình giám đốc thẩm theo quy định của luật?
Trong thực tế đời sống hiện nay, chắc hẳn mọi cá nhân, tổ chức đều không còn xa lạ với các vụ án hình sự, dân sự được đưa ra xét xử. Việc thi hành bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật là nghĩa vụ đương nhiên được pháp luật đảm bảo. Tuy nhiên, không phải trong bất cứ trường hợp nào, bản án hay quyết định của Tòa án cũng hoàn toàn đúng và phù hợp với quy định của pháp luật.
Luật sư
Thực tế chứng minh có nhiều trường hợp sau một vụ án đã được xét xử, các đương sự vẫn có thể gửi đơn đề nghị xem xét lại bản án khi phát hiện ra hoặc có căn cứ chứng minh được việc xét xử chưa đúng, chưa phù hợp. Các đương sự có thể thực hiện thông qua một loại thủ tục đó là thủ tục đề nghị giám đốc thẩm, đây là một phương thức giúp tạo ra một cơ hội mới nhằm lật lại vụ án, bảo đảm tính công bằng cho các bên tham gia. Vậy, để tìm hiểu rõ hơn và có điều kiện vận dụng tốt nhất thủ tục giám đốc thẩm, mời bạn đọc tham khảo nội dung sau:
Mục lục bài viết
- 1 1. Khái niệm thủ tục giám đốc thẩm:
- 2 2. Thủ tục giám đốc thẩm theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự:
- 3 3. Trong tố tụng hình sự, giám đốc thẩm, tái thẩm có phải là một cấp xét xử không?
- 4 4. Phân biệt quyền hạn giám đốc thẩm và tái thẩm:
- 5 5. Hội đồng giám đốc thẩm có được tuyên án tăng nặng hơn:
1. Khái niệm thủ tục giám đốc thẩm:
Hiểu đơn giản, giám đốc thẩm là một thủ tục tiến hành việc lật lại một bản án, quyết định đã có hiệu lực của Tòa án để xem xét, xác minh lại toàn bộ quá trình giải quyết, nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của những cá nhân, tổ chức, cơ quan có quyền và nghĩa vụ liên quan. Việc tiến hành xét lại này có thể vì những lí do trong toàn bộ quá trình xét xử, giải quyết vụ án mà có sự vi phạm pháp luật hoặc có căn cứ cho rằng kết luận thể hiện trong bản án, quyết định của Tòa án đã đưa ra không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án; Trong xuyên suốt toàn bộ vụ án từ khi thụ lý, có sự nhầm lẫn, sai lầm nghiêm trọng khi giải quyết và áp dụng quy định pháp luật; Việc giải quyết vụ án đã có dấu hiệu vi phạm một cách nghiêm trọng các quy định của pháp luật trong thực hiện thủ tục điều tra, truy tố, xét xử từ đó dẫn đến mắc lỗi sai lầm nghiêm trọng.
Các căn cứ kháng nghị đối với thủ tục giám đốc thẩm trong Tố tụng hình sự hay Tố tụng dân sự đều giống nhau.Trên thực tế, thủ tục này có thể dễ dàng gặp ở nhiều nơi, một ví dụ gần đây về vụ án xe container tông vào xe Innova lùi xe trên cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên dẫn đến hậu quả làm 4 người tử vong đã được Ủy ban Thẩm phán TAND cấp cao tại Hà Nội tiến hành mở phiên giám đốc thẩm xét xử lại do kháng nghị của TAND cấp cao.
Thứ hai, đặt ra một câu hỏi quan trọng trong vấn đề này là quy định của pháp luật về thủ tục giám đốc thẩm trên hai lĩnh vực, thủ tục giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự và thủ tục giám đốc thẩm trong tố tụng hình sự, cụ thể như sau:
2. Thủ tục giám đốc thẩm theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự:
Theo Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thủ tục giám đốc thẩm cũng được quy định các đối tượng, chủ thể nội dung, phạm vi như Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 cụ thể:
Các căn cứ làm cơ sở để kháng nghị thủ tục giám đốc thẩm trong Điều 371 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 cũng tương tự như đã nêu trên.
Những đối tượng có thẩm quyền thực hiện việc kháng nghị bao gồm:
– Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án
– Đối với những bản án, quyết định của Tòa án quân sự khu vu vực, Tòa án quân sự cấp quân khu, thẩm quyền kháng nghị thuộc về Chánh án Tòa án quân sự trung ương, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương.
– Xét thẩm quyền theo phạm vi lãnh thổ, thẩm quyền thuộc về Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao và Tòa án nhân dân cấp cao.
Khi có căn cứ cho rằng có yếu tố vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án, bên có quyền liên quan có thể thông báo cho người có thẩm quyền kháng nghị. Hình thức thông báo có thể là thông báo trực tiếp cho người có thẩm quyền hoặc thông báo bằng văn bản. Pháp luật cũng quy định nếu bên thông báo là cá nhân thì phải kí tên hoặc điểm chỉ vào văn bản thông báo, nếu là cơ quan, tổ chức thì văn bản thông báo phải có chữ kí và con dấu của Người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đó. Nội dung chính văn bản thông báo phải tuân thủ theo quy định của pháp luật tại Điều 374 Bộ luật này.
Tòa án, Viện kiểm sát có trách nhiệm vào sổ nhận thông báo khi nhận được thông báo bằng văn bản về việc phát hiện vi phạm pháp luật trong các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Nếu người thông báo nộp văn bản thông báo kèm theo cả những thông tin, tài liệu, chứng cứ hợp pháp có liên quan, Tòa án, Viện kiểm sát cũng phải lập biên bản thu giữ theo quy định của pháp luật.
Tòa án nhân dân cấp Tỉnh tiến hành kiểm tra bản án, quyết định này để xác minh, kiểm tra các yếu tố vi phạm pháp luật và đề xuất kiến nghị Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét kháng nghị. Khi phát hiện thấy có yếu tố vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án thì Viện kiểm sát, Tòa án phải tiến hành thông báo ngay cho người có thẩm quyền kháng nghị, nội dung thông báo này phải được lập thành văn bản đồng thời cũng thông báo cho người đã kiến nghị biết.
Nếu Tòa án đang giữ hồ sơ nhận được yêu cầu chuyển hồ sơ vụ án của phía Tòa án, Viện kiểm sát có thẩm quyền kháng nghị thông qua văn bản, thì trong thời hạn 07 ngày kể từ khi nhận được văn bản yêu cầu, Tòa án đó phải có nghĩa vụ chuyển hồ sơ vụ án cho bên yêu cầu.
Người có thẩm quyền kháng nghị tiến hành ra quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định của Tòa án khi xét thấy các cứ chứng minh việc vi phạm pháp luật là đúng, phù hợp với quy định của pháp luật.
Về thời hạn kháng nghị được chia theo hai trường hợp theo hướng có lợi hoặc không có lợi cho người bị kết án. Nếu việc tiến hành kháng nghị mà theo hướng có lợi cho người bị kết án thì có thể được tiến hành trong bất kì thời gian nào nhằm bảo về quyền lợi cho người bị kết án một cách kịp thời nhất, ngay cả trường hợp người bị kết án đã mất thì vẫn có thể tiến hành kháng nghị để minh oan cho người đó. Nếu không có lợi cho người bị kết án thì việc kháng nghị được tiến hành trong vòng 01 năm tính từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật (Điều 379 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 ).
Sau quá trình kiểm tra xác minh, phiên tòa giám đốc thẩm sẽ được tiến hành bởi Tòa án nhân dân có thẩm quyền, trong thời hạn 04 tháng kể từ ngày có quyết định kháng nghị kèm theo toàn hồ sơ và các tài liệu, chứng cứ có liên quan đến vụ án.
Trên đây là những nội dung có liên quan đến thủ tục giám đốc thẩm của Luật Dương Gia mời bạn đọc tham khảo. Rất mong nhận được những ý kiến đánh giá, bình luận hoặc góp ý từ các bạn.
3. Trong tố tụng hình sự, giám đốc thẩm, tái thẩm có phải là một cấp xét xử không?
Tóm tắt câu hỏi:
Cho tôi hỏi giám đốc thẩm, tái thẩm có phải là một cấp xét xử trong tố tụng hình sự không?
Luật sư tư vấn:
Điều 20 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 có quy định về việc thực hiện chế độ hai cấp xét xử như sau:
“1. Toà án thực hiện chế độ hai cấp xét xử.
Bản án, quyết định sơ thẩm của Toà án có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của Bộ luật này.
Bản án, quyết định sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị trong thời hạn do Bộ luật này quy định thì có hiệu lực pháp luật. Đối với bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì vụ án phải được xét xử phúc thẩm. Bản án, quyết định phúc thẩm có hiệu lực pháp luật.
2. Đối với bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mà phát hiện có vi phạm pháp luật hoặc có tình tiết mới thì được xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.”
Như vậy, theo quy định của điều luật này, việc xét xử được thực hiện ở hai cấp là xét xử sơ thẩm và xét xử phúc thẩm. Tái thẩm và giám đốc thẩm chỉ là 2 thủ tục đặc biệt trong tố tụng chứ không phải là cấp xét xử. Những thủ tục này chỉ được áp dụng trong các trường hợp đặc biệt. Cụ thể:
– Giám đốc thẩm là xét lại bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc xử lý vụ án (Điều 272 Bộ luật tố tụng hình sự 2003).
– Tái thẩm là thủ tục được áp dụng đối với bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có những tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án hoặc quyết định mà Tòa án không biết được khi ra bản án hoặc quyết định đó. (theo Điều 290 Bộ luật tố tụng hình sự 2003).
Cấp xét xử là hình thức tổ chức tố tụng. Cấp xét xử và thủ tục xét xử là hai khái niệm khác nhau, nhưng chúng có quan hệ mật thiết với nhau. Theo nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử, thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm được thực hiện sau khi bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật chứ không phải là thủ tục nối tiếp của cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm. Tái thẩm, giám đốc thẩm không phải là cấp xét xử. Về nguyên tắc, sau khi vụ án đã xét xử xong ở cấp phúc thẩm thì bản án có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên, để những người tham gia tố tụng thực hiện trọn vẹn các quyền của mình, pháp luật tố tụng quy định quyền được khiếu nại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đề nghị Tòa án cấp trên xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. Điều đó khác với việc những người tham gia tố tụng làm đơn kháng cáo yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm xét xửlại vụ án. Hai thuật ngữ “xét xử lại” và “xét lại” đã trả lời cho sự khác nhau của hai thủ tục tố tụng.
Vậy trong tố tụng hình sự, giám đốc thẩm, tái thẩm không phải là một cấp xét xử.
4. Phân biệt quyền hạn giám đốc thẩm và tái thẩm:
Pháp luật tố tụng nước ta luôn tuân theo hai cấp xét xử để đảm bảo cho bản án ra đúng pháp luật tuy nhiên không phải lúc nào bản án đưa ra ở cấp xét xử thứ hai cũng chính xác; vì vậy, pháp luật Việt Nam đã quy định thủ tục Giám đốc thẩm và Tái thẩm nhằm đảm bảo sự chính xác nhất trong việc ra bản án. Giám đốc thẩm và Tái thẩm được thực hiện đối với bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Vậy sự khác nhay giữa quyền hạn Giám đốc thẩm và Tái thẩm ở đây là gì? Sau đây chúng tôi xin đưa ra một số phân tích nhằm làm rõ vấn đề trên.
1. Khái niệm.
Để hiểu phân biệt quyền hạn Giám đốc thẩm và Tái thẩm, ta cần hiểu rõ thế nào là Giám đốc thẩm và Tái thẩm.
Theo Điều 272 Bộ luật tố tụng hình sự về tính chất của giám đốc thẩm, ta có định nghĩa về Giám đốc thẩm như sau:
Giám đốc thẩm là xét lại bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc xử lý vụ án.
Còn thủ tục Tái thẩm được áp dụng đối với bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có những tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án hoặc quyết định mà Tòa án không biết được khi ra bản án hoặc quyết định đó (theo Điều 290 Bộ luật tố tụng hình sự về tính chất của tái thẩm.
2. Phân biệt quyền hạn quyền hạn Giám đốc thẩm và Tái thẩm.
Quyền hạn Giám đốc thẩm và Tái thẩm chính là thẩm quyền của Tòa Giám đốc thẩm và Tái thẩm.
a)Quyền hạn của giám đốc thẩm.
Điều 279 Bộ luật tố tụng dân sự về thẩm quyền của giám đốc thẩm quy định về quyền hạn của Giám đốc thẩm như sau:
+ Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh giám đốc thẩm những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện. ủy ban Thẩm phán Tòa án quân sự cấp quân khu giám đốc thẩm những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự khu vực.
+ Tòa hình sự Tòa án nhân dân tối cao giám đốc thẩm những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh. Tòa án quân sự trung ương giám đốc thẩm những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự cấp quân khu.
+ Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao giám đốc thẩm những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án quân sự trung ương, của Toà hình sự, các Toà phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao bị kháng nghị.
+ Những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật về cùng một vụ án hình sự thuộc thẩm quyền giám đốc thẩm của các cấp khác nhau được quy định tại các khoản 1, 2 và 3 của Điều 279 Bộ luật tố tụng hình sự thì cấp có thẩm quyền cấp trên giám đốc thẩm toàn bộ vụ án.
b) Quyền hạn của Tái thẩm.
Quyền hạn của Tái thẩm bao gồm:
+ Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh tái thẩm những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện. ủy ban Thẩm phán Tòa án quân sự cấp quân khu tái thẩm bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự khu vực.
+ Tòa hình sự Tòa án nhân dân tối cao tái thẩm những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh. Tòa án quân sự trung ương tái thẩm bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự cấp quân khu.
+ Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao tái thẩm bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án quân sự trung ương, Toà hình sự, các Toà phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao Điều 296 Bộ luật tố tụng hình sự về thẩm quyền của Tái thẩm).
Như vậy, về quyền hạn của Giám đốc thẩm và Tái thẩm, ta có thể phân biệt như sau:
+Thẩm quyền của Tòa Giám đốc thẩm bao gồm không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật; Tòa án giữ nguyên bản án, quyết định của Tòa án cấp dưới đã bị hủy hoặc bị sửa; hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm lại và hủy bản án, quyết định của Tòa án đã xét xử vụ án và đình chỉ giải quyết vụ án.
Hội đồng Tái thẩm có các thẩm quyền sau: Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật; Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm lại theo thủ tục chung do Bộ luật tố tụng hình sự quy định và hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ giải quyết vụ án.
5. Hội đồng giám đốc thẩm có được tuyên án tăng nặng hơn:
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư, cho tôi hỏi. Bằng phạm tội hiếp dâm đã tuyên phạt tù 20 năm. Khi bản án có hiệu lực thì có kháng nghị theo hướng giảm nhẹ hình phạt cho Bằng. Khi cấp giám đốc thẩm xem xét thì phát hiện tình tiết Bằng biết mình bị HIV trước khi hiếp dâm và gây tổn hại cho sức khỏe nạn nhân là 60%. Hội đồng giám đốc thẩm tuyên phạt Bằng tù chung thân. Điều này có đúng không? Tại sao?
Luật sư tư vấn:
Điều 111 “Bộ luật hình sự 2015”, sửa đổi bổ sung 2009 quy định về tội hiếp dâm như sau:
“1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái với ý muốn của họ, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Có tổ chức;
b) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;
c) Nhiều người hiếp một người;
d) Phạm tội nhiều lần;
đ) Đối với nhiều người;
e) Có tính chất loạn luân;
g) Làm nạn nhân có thai;
h) Gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;
i) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên;
b) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;
c) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.”
Như vậy, trường hợp của Bằng phạm tội, đã bị Tòa án xử 20 năm tù, sau đó, có kháng nghị giảm nhẹ hình phạt cho Bằng, trong quá trình xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, hội đồng xét xử có phát hiện Bằng biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội, như vậy, đây là một trong những tình tiết được quy định tại khoản 3 Điều 111 “Bộ luật hình sự 2015”, sửa đổi bổ sung 2009, phạm tội thuộc trường hợp này thì mức phạt tù là 20 năm hoặc tù chung thân.
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự qua tổng đài:1900.6568
Điều 284 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 quy định về phạm vi giám đốc thẩm:
“Hội đồng giám đốc thẩm phải xem xét toàn bộ vụ án mà không chỉ hạn chế trong nội dung của kháng nghị”
Điều 285 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 quy định về thẩm quyền của Hội đồng giám đốc thẩm như sau:
“1. Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật;
2. Hủy bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ vụ án ;
3. Hủy bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật để điều tra lại hoặc xét xử lại.”
Như vậy, từ các căn cứ trên, mặc dù có kháng nghị của Viện kiểm sát xin giảm nhẹ hình phạt cho Bằng song Hội đồng giám đốc thẩm phải xem xét toàn bộ vụ án, chứ không chỉ trong nội dung kháng nghị xin giảm nhẹ của Viện kiểm sát. Hội đồng giám đốc thẩm có quyền Hủy bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật để điều tra hoặc xét xử lại.
Mặt khác, Điều 290 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 quy định tính chất của tái thẩm như sau:
“Thủ tục tái thẩm được áp dụng đối với bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có những tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án hoặc quyết định mà Tòa án không biết được khi ra bản án hoặc quyết định đó.”
Nếu phát hiện ra tình tiết mới thì sẽ xét xử theo thủ tục tái thẩm theo quy định Bộ luật tố tụng hình sự 2003. Việc Hội đồng giám đốc thẩm phát hiện ra tình tiết mới và tuyên phạt Bằng hình phạt tù chung thân là không đúng trình tự, thủ tục tố tụng theo quy định pháp luật.