Một số quy định của pháp luật về giám đốc? Hội đồng thành viên của Công ty trách nhiệm hữu hạn?
Ngày nay, các loại hình công ty trở nên rất phổ biến và việc thành lập doanh nghiệp được rất nhiều chủ thể quan tâm. Đối với các cá nhân, tổ chức đang có ý định thành lập doanh nghiệp thì việc tìm hiểu các quy định của pháp luật về doanh nghiệp là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng và vô cùng cần thiết. Trong quá trình thành lập và hoạt động của doanh nghiệp, các chủ thể thường có nhiều thức mắc đối với các quy định về chức danh như giám đốc, tổng giám đốc,… trong các loại hình công ty. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu về vấn đề này và liệu Giám đốc trong công ty trách nhiệm hữu hạn có đồng thời là Chủ tịch hội đồng thành viên của công ty đó được hay không?
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí: 1900.6568
1. Một số quy định của pháp luật về giám đốc:
1.1. Tiêu chuẩn và điều kiện làm Giám đốc:
Để trở thành giám đốc, các chủ thể phải đáp ứng các điều kiện và tiêu chuẩn sau đây:
– Các chủ thể không thuộc vào các đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 17 của
– Để trở thành giám đốc, các chủ thể phải có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh hoặc trong lĩnh vực, ngành, nghề kinh doanh của công ty.
– Để trở thành giám đốc, các chủ thể không phải là người có quan hệ gia đình của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu; thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty; Phó Tổng giám đốc, Phó giám đốc và Kế toán trưởng của công ty; Kiểm soát viên công ty.
– Để trở thành giám đốc, các chủ thể chưa từng bị cách chức Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc tại công ty hoặc ở doanh nghiệp nhà nước khác.
– Ngoài ra, các đối tượng không được kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp khác.
– Và phải đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện khác quy định tại Điều lệ công ty.
Ngoài những điều kiện trên, đối với giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn cần phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
– Giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn phải có đủ năng lực hành vi dân sự.
– Giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn phải có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh của công ty, nếu Điều lệ công ty không có quy định khác.
– Đối với công ty con của công ty có phần vốn góp, cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ thì ngoài các tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc không được là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người quản lý công ty mẹ và người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty đó.
1.2. Nghĩa vụ và quyền hạn của giám đốc Đối với Công ty Trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên:
Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên có những quyền hạn cơ bản sau đây:
Chúng ta đều biết, giám đốc công ty có vai trò vô cùng quan trọng và là người điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty, chịu trách nhiệm về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ của mình trước Hội đồng thành viên. Cụ thể giám đốc công ty sẽ có những trách nhiệm và quyền hạn cụ thể như sau:
– Giám đốc công ty tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng thành viên.
– Giám đốc công ty quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty.
– Giám đốc công ty tổ chức thực hiện
– Giám đốc công ty ban hành quy chế quản lý nội bộ công ty.
– Giám đốc công ty tiến hành bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên.
– Giám đốc công ty tham gia vào việc ký kết hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng thành viên.
– Giám đốc công ty đưa ra các kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức công ty.
– Giám đốc công ty có nhiệm vụ trình báo cáo quyết toán tài chính hằng năm lên Hội đồng thành viên.
– Giám đốc công ty kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh.
– Giám đốc công ty có quyền tuyển dụng lao động cho doanh nghiệp của mình.
– Ngoài ra, giám đốc công ty còn có các quyền và nhiệm vụ khác được quy định cụ thể tại Điều lệ công ty,
Ta nhận thấy giám đốc công ty là người điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty. Chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. Giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên có thể là người được thuê, thông qua
Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên có những nghĩa vụ cơ bản sau đây:
– Giám đốc công ty phải thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa của công ty và chủ sở hữu công ty.
– Giám đốc công ty luôn phải trung thành với lợi ích của công ty và chủ sở hữu công ty; không sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của công ty; không được lạm dụng địa vị, chức vụ và tài sản của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.
– Giám đốc công ty phải thực hiện
– Ngoài ra, giám đốc công ty còn phải thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.
Cần lưu ý rằng giám đốc công ty sẽ không được tăng lương, trả thưởng khi công ty không có khả năng thanh toán đủ các khoản nợ đến hạn.
1.3. Thù lao, tiền lương và thưởng Giám đốc hoặc Tổng giám đốc:
Theo Điều 66. Thù lao, tiền lương và thưởng của Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc, Tổng giám đốc và người quản lý khác quy định nội dung sau đây:
“1. Công ty trả thù lao, tiền lương và thưởng cho Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác theo kết quả và hiệu quả kinh doanh.
2. Thù lao, tiền lương của Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác được tính vào chi phí kinh doanh theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp, pháp luật có liên quan và phải được thể hiện thành mục riêng trong
Như vậy, theo quy định của pháp luật, công ty phải trả thù lao, tiền lương và thưởng cho Giám đốc công ty theo kết quả và hiệu quả kinh doanh.
Thù lao, tiền lương của Giám đốc công ty sẽ được tính vào chi phí kinh doanh của công ty đó. Theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp, pháp luật có liên quan và phải được thể hiện thành mục riêng trong
2. Hội đồng thành viên của Công ty trách nhiệm hữu hạn:
2.1. Hội đồng thành viên của Công ty trách nhiệm hữu hạn:
– Hội đồng thành viên của Công ty trách hai thành viên chính là các thành viên góp vốn.
– Còn Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thì chỉ có khi chủ sở hữu công ty là tổ chức và công ty tổ chức theo mô hình sau đây:
+ Hội đồng thành viên.
+ Giám đốc hoặc tổng giám đốc.
+ Kiểm soát viên.
– Hội đồng thành viên sẽ bao gồm tất cả các thành viên công ty và là cơ quan quan trọng, quyết định cao nhất của công ty đó. Điều lệ công ty quy định kỳ họp Hội đồng thành viên, nhưng ít nhất mỗi năm phải tổ chức họp một lần.
Như vậy, ta hiểu đơn giản như sau: Hội đồng thành viên gồm các thành viên, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty. Thành viên là tổ chức chỉ định người đại diện theo ủy quyền tham gia Hội đồng thành viên. Điều lệ công ty quy định cụ thể định kỳ họp Hội đồng thành viên, nhưng ít nhất mỗi năm phải họp một lần.
2.2. Chủ tịch Hội đồng thành viên:
Theo Điều 57
– Hội đồng thành viên thực hiện bầu một thành viên làm Chủ tịch. Chủ tịch Hội đồng thành viên có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc đối với công ty.
– Luật doanh nghiệp 2019 quy định chủ tịch Hội đồng thành viên có các quyền và nghĩa vụ cụ thể sau đây, bao gồm:
+ Chủ tịch Hội đồng thành viên chuẩn bị chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng thành viên.
+ Chủ tịch Hội đồng thành viên chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu họp Hội đồng thành viên hoặc để lấy ý kiến các thành viên.
+ Chủ tịch Hội đồng thành viên thực hiện triệu tập và chủ trì cuộc họp Hội đồng thành viên hoặc tổ chức việc lấy ý kiến các thành viên.
+ Chủ tịch Hội đồng thành viên sẽ giám sát hoặc tổ chức giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng thành viên.
+ Chủ tịch Hội đồng thành viên thay mặt Hội đồng thành viên ký các nghị quyết của Hội đồng thành viên.
+ Chủ tịch Hội đồng thành viên có các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty.
– Nhiệm kỳ của Chủ tịch Hội đồng thành viên không được quá năm năm. Chủ tịch Hội đồng thành viên có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không bị hạn chế.
– Trong trường hợp vắng mặt hoặc không đủ năng lực để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình, thì Chủ tịch Hội đồng thành viên có thể ủy quyền bằng văn bản cho một thành viên khác để thành viên đó thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch Hội đồng thành viên theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty.
– Trường hợp không có thành viên được ủy quyền thì một trong số các thành viên Hội đồng thành viên triệu tập họp các thành viên còn lại bầu một người trong số các thành viên tạm thời thực hiện quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch Hội đồng thành viên theo nguyên tắc đa số quá bán. ( Các thành viên trong hội đồng biểu quyết và phải quá 50% tán thành)
Như vậy, theo quy định của Luật doanh nghiệp 2019, các chủ thể hoàn toàn có thể vừa làm Chủ tịch Hội đồng thành viên, vừa làm Giám đốc của công ty.